Skip to main content

Mẹ sau sinh 3 tháng bị mất sữa, ít sữa làm sao lấy lại được?

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì vậy, mẹ sau sinh 3 tháng bị ít sữa hoặc mất sữa luôn là chủ đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm, tìm hiểu. Vậy mẹ sau sinh 3 tháng bị mất sữa, ít sữa có thể lấy lại được không? Gọi sữa về bằng cách nào?

1. Tại sao mẹ sau sinh 3 tháng bị mất sữa, ít sữa?

Không chỉ 1, 2 tháng mà trường hợp mẹ sau sinh 3 tháng bị ít sữa hoặc mất sữa cũng rất phổ biến hiện nay. Khi tình trạng này xảy ra, chị em sẽ thấy dấu hiệu vú lỏng lẻo, xẹp, mềm, không còn đau, căng tức khi con bú. Dù nặn hay cố gắng hút sữa ra nhưng không có giọt nào.

Bị mất sữa sau sinh 3 tháng thường do nồng độ 2 hormone là oxytocin và prolactin trong cơ thể suy giảm. Đây là 2 hormone chịu trách nhiệm cho quá trình tiết sữa mẹ. Vì thế, ít sữa hay mất sữa đều do thiếu hụt 2 hormone này.

Theo đó, có nhiều nguyên nhân gây suy giảm hormone oxytocin và prolactin, bao gồm:

1.1 Ăn uống không đủ chất

Ăn uống thiếu chất khiến mẹ sau sinh 3 tháng bị mất sữa, ít sữa
Ăn uống thiếu chất khiến mẹ sau sinh 3 tháng bị mất sữa, ít sữa

Dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe các mẹ bỉm mới sinh. Điều này không chỉ giúp mẹ bỉm nhanh chóng hồi phục sức khỏe mà còn thúc đẩy cơ thể kích thích các hormone cần thiết để sản xuất sữa. Do đó, nếu chị em không chú trọng tới việc ăn uống hoặc ăn kiêng đều khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh và tiết ra sữa.

1.2 Mẹ căng thẳng quá mức

Nhịp sinh hoạt bị đảo lộn sau khi sinh em bé khiến nhiều mẹ thường bị căng thẳng, stress. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của tuyến yên, từ đó ức chế quá trình sản xuất sữa của cơ thể.

1.3 Bệnh lý về tuyến vú

Một số bệnh lý ở tuyến vú như u nang, tắc tuyến vú, viêm tuyến vú… đều có thể là những nguyên nhân gây ra tình trạng mất, ít sữa ở các mẹ bỉm.

1.4 Con không chịu ti

Con bú mẹ thường xuyên sẽ giúp cơ thể nhận được sự kích thích sản xuất sữa. Tuy nhiên, nếu con không chịu bú sẽ khiến lượng sữa tiết ra sẽ ít dần rồi mất hẳn.

1.5 Dùng thuốc điều trị bệnh

Tình trạng mẹ sau sinh 3 tháng bị ít sữa, mất sữa có thể do dùng thuốc kháng sinh. Thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ ức chế việc sản xuất sữa.

2. Mất sữa 3 tháng có lấy lại được không?

Mất sữa 3 tháng vẫn có thể lấy lại được
Mất sữa 3 tháng vẫn có thể lấy lại được

Về cơ bản, mẹ sau sinh 3 tháng bị ít sữa, mất sữa vẫn có thể lấy lại được. Tùy vào thể trạng của mẹ, mức độ mất sữa mà thời gian kích sữa lại khác nhau, có thể lên tới vài tuần. Điều quan trọng là mẹ cần kiên trì, có niềm tin cũng như chọn phương pháp phù hợp để kích sữa.

3. Cách gọi sữa về cho mẹ sau sinh 3 tháng bị ít sữa, mất sữa

Theo chuyên gia, mẹ bỉm mất sữa sau 3 tháng sinh cần chọn cách gọi sữa khoa học, an toàn và hiệu quả để kích thích sữa tiết ra. Để sữa về nhanh chóng, mẹ nên thực hiện những cách sau:

3.1 Uống nước đầy đủ

Uống nhiều nước ấm là cách đơn giản nhất giúp kích thích sữa tiết ra nhiều. Theo các kinh nghiệm dân gian, nhiều bài thuốc nam được nấu với nước như chè vằng để cho mẹ bỉm uống rất phổ biến từ trước tới nay. Nếu mất nước, cơ thể của bạn sẽ sản sinh ít sữa. Do đó, hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày.

Tuy nhiên, bạn nhớ tránh xa những đồ uống kích thích có cồn. Bởi cồn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiết sữa, từ đó làm thời gian gọi sữa về sẽ lâu hơn.  

3.2 Cho con bú nhiều hơn

Cho con ti thường xuyên để gọi sữa về
Cho con ti thường xuyên để gọi sữa về

Càng cho bé ti nhiều, cơ thể người mẹ sẽ hiểu rằng vẫn cần duy trì tiết sữa và sẽ sản xuất ra sữa càng nhiều. Trong khoảng thời gian đang bị mất sữa, bạn không cần tuân thủ thời gian ti sữa của con. Thấy con đói bất cứ lúc nào, hãy để cho con ti lúc đó. Lưu ý mẹ nên cho trẻ ti cạn sữa một bên mới chuyển sang bên còn lại.

3.3 Massage bầu ngực

Massage hai bên bầu ngực giúp cho ống dẫn sữa giãn nở ra và chảy nhanh, lượng sữa sản sinh cũng nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc massage cũng giúp bạn hạn chế được các tình trạng như tắc tia sữa, áp xe vú….

3.4 Xây dựng lịch kích sữa hợp lý, khoa học

Để dòng sữa chảy ra đều, mẹ cần cho con bú hoặc hút sữa đúng cữ khoảng 8 lần/ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý hút đúng giờ, không nên bỏ ngày nào. Hãy hút sữa tối đa trong 30 phút và khoảng cách giữa mỗi cữ là 3 tiếng.

Mẹ nên kiên trì, không nên từ bỏ nếu thời gian đầu gọi sữa về chưa có kết quả. Khi dòng sữa chảy ổn định, mẹ có thể giãn cữ bú cho bé.

3.5 Ăn uống đầy đủ chất

Ngoài các cách trên, mẹ bỉm nên xây dựng cho bản thân một thực đơn đa dạng đầy đủ các nhóm chất vitamin, chất khoáng, tinh bột và chất béo. Theo chuyên gia, mẹ sau sinh cần đảm bảo ăn đủ 20 loại thực phẩm/ngày từ các nhóm thực phẩm để cung cấp đủ các nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ.

Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về chủ đề mẹ sau sinh 3 tháng bị ít sữa, mất sữa và cách khắc phục hiệu quả. Trong trường hợp đã thử nhiều cách mà lượng sữa vẫn không cải thiện, mẹ nên tìm đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, tránh để lâu có thể dẫn tới mất sữa hoàn toàn.

[Giải đáp] Mẹ sau sinh 2 tháng bị mất sữa có kích lại được không?

Mẹ sau sinh 2 tháng bị mất sữa, ít sữa là trường hợp không hiếm gặp hiện nay. Điều này khiến cho nhiều chị em cảm thấy lo lắng con không đủ sữa và nghĩ rằng có thể là biểu hiện của bệnh lý nào đó. Vậy mất sữa 2 tháng có lấy lại được không, làm thế nào để sữa về?

1. Tại sao mẹ sau sinh 2 tháng bị mất sữa, ít sữa.

Mất sữa 2 tháng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Mất sữa 2 tháng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Việc mất sữa 2 tháng sau sinh là điều mà hầu hết các mẹ bỉm đều lo lắng bởi tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa cung cấp cho bé. Trên thực tế, mất sữa có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào sau sinh và thường gặp nhất là những người sinh con lần đầu.

Nguyên nhân chính của hiện tượng ít sữa, mất sữa 2 tháng sau sinh là do cơ thể người mẹ thiếu hai hormone quan trọng là oxytocin và prolactin. Đây là hormone đóng vai trò quan trọng trong sự tiết sữa mẹ và quyết định đến lượng sữa mà cơ thể tiết ra.

Như vậy, khi lượng hormone này thấp, ít sữa, thậm chí mất sữa sẽ xảy ra. Theo đó, có nhiều yếu tố khác nhau khiến nồng độ hai hormone trên bị sụt giảm, bao gồm:

1.1 Ăn uống không đủ chất

Ăn uống ít, kiêng khem quá mức hay bồi bổ quá nhiều nhưng không hợp lý đều có thể làm mất cân bằng dinh dưỡng ở mẹ sau sinh. Khi điều này xảy ra, mẹ có thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu, từ đó ảnh hưởng đến cả số lượng và chất lượng sữa.

1.2 Stress, căng thẳng, mất ngủ

Trong thời gian đầu nuôi con, mẹ bỉm không thể tránh khỏi stress, căng thẳng, mệt mỏi. Tinh thần ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động tuyến yên, gây ức chế việc tiết sữa.

1.3 Bệnh lý về tuyến vú

Nguyên nhân gây ít sữa, mất sữa sau sinh 2 tháng có thể do mẹ sau sinh mắc một số bệnh lý ở tuyến vú. Chẳng hạn như u nang, tắc tuyến vú, viêm tuyến vú….

1.4 Dùng thuốc

Ở những mẹ sinh mổ, việc sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, chống viêm… là điều cần thiết. Tuy nhiên, tất cả những thuốc này đều đi kèm với tác dụng phụ, trong đó có việc ức chế sản xuất sữa khiến mẹ bỉm có nguy cơ bị mất sữa cao.

1.5 Con bú sai cách

Con bú mẹ không thường xuyên hoặc sai cách, cơ thể của mẹ sẽ không nhận được tín hiệu kích thích tiết ra sữa. Dần dần sữa sẽ ít lại, biến mất hoàn toàn.

2. Mất sữa 2 tháng có kích lại được không?

Theo các chuyên gia, mẹ sau sinh 2 tháng bị mất sữa hoàn toàn có thể lấy lại được. Điều quan trọng là mẹ bỉm cần bình tĩnh, cố gắng hạn chế tối đa căng thẳng và tìm hiểu kỹ về tình trạng này để có thể tìm ra cách khắc phục hiệu quả với bản thân mình.

Theo đó, quá trình kích sữa về cần rất nhiều thời gian. Nhiều trường hợp phải mất vài tuần mới kích thích sữa quay trở lại. Do đó, mẹ nên kiên trì thực hiện, không nên thấy khó khăn mà bỏ cuộc giữa chừng.

3. Cách gọi sữa về cho mẹ sau sinh 2 tháng bị mất sữa

Mẹ bỉm sau sinh 2 tháng ít sữa, mất sữa vẫn có thể kích sữa về
Mẹ bỉm sau sinh 2 tháng ít sữa, mất sữa vẫn có thể kích sữa về

Tùy vào cơ địa mỗi người mà tình trạng mẹ 2 tháng ít sữa, mất sữa có mức độ khác nhau. Không chỉ ảnh hưởng đến nguồn sữa cung cấp cho bé mà tình trạng ít sữa, mất sữa còn khiến mẹ bỉm gặp các vấn đề tâm lý nếu không được xử lý kịp thời. Dưới đây là một số cách giúp mẹ cải thiện tình trạng này:

3.1 Cho con bú thường xuyên, đúng cách

Cách hiệu quả, tự nhiên và cũng đơn giản nhất để gọi sữa về là cho con bú thường xuyên, đúng cách. Ít nhất là 8 – 12 lần bú/ngày, khoảng cách giữa các cữ là 2 – 3 giờ. Nếu bé ngậm ti sai khớp, mẹ hãy xem xét và điều chỉnh để con bú đúng tư thế. Bên cạnh đó, mẹ cũng cho con ti đều ở cả hai bên trong mỗi lần bú để có thể kích sữa chảy ra hiệu quả.

3.2 Hút sữa bằng máy

Nếu trẻ không thích ti, mẹ nên kích thích sữa về bằng máy hút. Thiết bị này được thiết kế tương tự như hoạt động hút sữa của em bé nên dễ dàng giúp tuyến sữa tiết ra.

Lưu ý nên chọn phễu hút có kích thước vừa vặn với ngực, giữ tư thế thoải mái khi dùng máy hút để sữa chảy ra đều. Trong khi hút, bạn có thể massage bầu ngực, vừa giúp sữa nhanh tiết ra vừa hạn chế tình trạng viêm tắc tia sữa.

3.3 Sinh hoạt khoa học

Với mẹ mất sữa, ít sữa sau sinh 2 tháng cần chú ý đến việc nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Một số thực phẩm có thể giúp kích thích tạo sữa như yến mạch, lúa mạch, ngũ cốc, mơ, đu đủ….

Bên cạnh chế độ ăn uống, mẹ bỉm cũng cần giữ trạng thái vui, thoải mái, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình sản xuất sữa.

3.4 Sử dụng thảo dược kích sữa

Uống chè vằng kích thích sữa về
Uống chè vằng kích thích sữa về

Ngoài cách trên, mẹ sau sinh 2 tháng bị mất sữa cũng có thể sử dụng một vài loại thuốc tự nhiên có tác dụng lợi sữa, cải thiện tình trạng ít sữa, mất sữa. Chè vằng, đinh lăng… là những thảo dược điển hình đã được sử dụng từ xa xưa trong việc kích thích sữa, lại thanh nhiệt giải độc cho cơ thể.

Với những thông tin có trong bài viết hy vọng đã giúp mẹ sau sinh 2 tháng bị mất sữa đã có thể biết cách gọi sữa về. Hãy luôn giữ trạng thái vui vẻ, nghỉ ngơi đầy đủ để có nguồn sữa tốt nhất cho con. Để biết chính xác bệnh lý, các mẹ bỉm sau sinh nên đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn về cách điều trị hợp lý. 

Mất sữa 1 tháng có lấy lại được không? 5 cách gọi sữa về cho mẹ

Không hiếm trường hợp mẹ bỉm bị mất sữa 1 tháng sau sinh. Điều này khiến nhiều chị em mới sinh cảm thấy lo lắng, nhất là những người đang gặp tình trạng này. Vậy mất sữa 1 tháng có lấy lại được không và làm cách nào để sữa về hiệu quả?

1. Nguyên nhân sau sinh 1 tháng bị mất sữa

Nguyên nhân mẹ sau sinh 1 tháng ít sữa, mất sữa
Nguyên nhân mẹ sau sinh 1 tháng ít sữa, mất sữa

Chuyên gia khuyên rằng, mẹ nên cho bé bú ít nhất 6 tháng đầu tiên khi sinh ra. Nếu duy trì bú sữa mẹ tới 2 tuổi sẽ giúp con phát triển toàn diện hơn. Tuy nhiên, khi phụ nữ sau sinh mắc một trong những nguyên nhân sau sẽ khiến tình trạng mất sữa rất dễ xảy ra.

1.1 Con ít bú mẹ

Cho con bú đúng cữ, thường xuyên sẽ giúp cho tuyến sữa hoạt động linh hoạt, tiết sữa nhiều và ổn định. Do đó, nếu bé ít bú sẽ khiến bầu vú của mẹ ít hoặc thậm chí không tiết sữa. Do đó, mẹ cần lưu ý điều này để đảm bảo nguồn sữa về đều đặn.

1.2 Mẹ mắc bệnh liên quan tới tuyến vú

Tắc tia sữa, áp xe vú, phẫu thuật ngực… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mẹ bỉm sau sinh 1 tháng bị mất sữa, ít sữa. Để hạn chế cũng như phòng tránh bệnh này, chị em sau sinh cần vệ sinh bầu ngực thường xuyên trước và sau khi cho con bú.  

1.3 Trầm cảm, stress

Nguyên nhân tiếp theo gây mất sữa sau sinh 1 tháng chính là bị trầm cảm, stress. Chuyên gia cho biết, cơ chế sản sinh ra sữa sẽ ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố tinh thần của mẹ. Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, stress kéo theo khí huyết, kinh mạch lưu thông kém. Từ đó sẽ khiến khả năng mất sữa rất cao.

1.4 Không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng

Dinh dưỡng giúp cho mẹ bỉm nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tạo ra nguồn sữa dồi dào cho con. Đây là lý do mà các bác sĩ khuyên mẹ chị em sau sinh nên ăn uống thực phẩm giàu dinh dưỡng, đa dạng khẩu phần ăn.

Ngược lại, khi ăn uống với chế độ nghèo nàn hoặc ăn đồ gây mất sữa… thì mẹ sau sinh 1 tháng ít sữa, mất sữa là không tránh khỏi.

1.5 Nghỉ ngơi không khoa học, hợp lý

Ngoài ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ cũng giúp mẹ hồi phục sau sinh nhanh chóng. Nếu sức khỏe tốt sẽ giúp mẹ tiết nhiều sữa hơn. Còn nghỉ ngơi quá ít khiến mẹ luôn mệt mỏi kéo theo đó là lượng sữa sẽ tiết ra ít hoặc mất đi.

2. Triệu chứng mất sữa 1 tháng sau sinh

Để lấy lại được sữa khi mẹ mất sữa sau sinh 1 tháng, biết dấu hiệu là gì rất quan trọng. Điều này giúp mẹ phòng ngừa, xử lý nhanh chóng và kịp thời. Sau đây là triệu chứng cảnh báo mẹ rơi vào tình trạng trên.

  • Mẹ ít sữa hoặc không tiết ra sữa.
  • Bầu vú mềm, nhỏ và không căng.
  • Vắt tay/hút bằng máy hoặc cho con bú mà sữa không ra.

3. Mẹ bỉm bị mất sữa, ít sữa 1 tháng có lấy lại được không?

Mất sữa có lấy lại được không?
Mất sữa có lấy lại được không?

Với thắc mắc ít sữa, mất sữa 1 tháng có lấy lại được không rất phổ biến của các bà mẹ sinh con đầu lòng. Theo chuyên gia dinh dưỡng: Mất sữa hoặc ít sữa sau sinh 1 tháng đều có thể lấy lại. Do đó, chị em không cần quá lo lắng, tránh căng thẳng, stress nhiều. Bởi điều này càng khiến bản thân tiết ra ít sữa, mất sữa. Điều cần làm nhất để lại sữa mà mẹ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp.

4. Cách gọi sữa về cho mẹ sau sinh 1 tháng bị mất sữa, ít sữa

Trong trường hợp, bị mất sữa sau 1 tháng sinh, mẹ nên áp dụng ngay các cách đơn giản mà hiệu quả sau đây để khơi nguồn sữa về.

4.1 Uống nước đầy đủ

Uống đủ nước vừa kích thích sữa về vừa tốt cho sức khỏe
Uống đủ nước vừa kích thích sữa về vừa tốt cho sức khỏe

Uống nước là cách gọi sữa về rất hiệu quả và an toàn mà mẹ nào cũng nên thực hiện. Không chỉ tốt đối với sức khỏe, loại bỏ độc tố mà cách này giúp tăng lượng sữa lên. Ngoài nước lọc, bạn hoàn toàn có thể uống các loại nước khác như nước canh, nước ép hoa quả… thay thế.

4.2 Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Để kích thích sữa chảy ra, cơ thể của mẹ cần hồi phục nhanh. Điều này có nghĩa mẹ cần ăn uống điều độ, nạp đầy đủ chất dinh dưỡng. Quan trọng nhất là các bạn nên ăn đủ 4 nhóm chính là chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

4.3 Cho con bú thường xuyên, đúng cữ

Cách lấy lại sữa đã mất tiếp theo là cho con bú thường xuyên, đủ cữ. Việc bé bú này sẽ tạo phản xạ xuống sữa, kích thích cho tuyến sữa hoạt động. Từ đó làm cho sữa về nhiều, ổn định. Nhưng để kích thích sữa sản xuất nhiều hơn, mẹ cần cho con ngậm vú đúng cách.

4.4 Massage ngực

Massage ngực trước khi cho con bú có tác dụng kích thích sữa tiết ra nhiều. Để  hiệu quả tốt nhất, mẹ nên xoa bóp nhẹ nhàng quanh ngực dần đến núm vú.

4.5 Giữ tinh thần thoải mái

Ngoài ăn uống đủ chất, chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng là việc mà mẹ sau sinh cần chú ý. Điều này tác động rất lớn đối với việc sản xuất, tiết sữa. Vì thế, mẹ hãy kiểm soát căng thẳng, nghỉ ngơi điều độ. Nhất là vào ban đêm, mẹ cần ngủ đủ giấc.

Hy vọng với bài chia sẻ này, các bạn đã biết mất sữa 1 tháng có lấy lại được không và có nhiều kiến thức hữu ích. Nếu mẹ gặp tình trạng này, hãy áp dụng ngay các cách trên hoặc tìm đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách nhất.

Mất sữa 1 bên có lấy lại được không? [Dược sĩ tư vấn]

Một bên vú bị mất sữa không chỉ ảnh hưởng đến nguồn sữa cung cấp cho bé mà còn khiến mẹ bỉm lo lắng, khó chịu. Vậy mất sữa 1 bên có lấy lại được không, nguyên nhân và cách khắc phục là gì? Hãy xem nội dung bài viết sau để cùng giải đáp chủ đề này nhé!

1. Nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa một bên

Dưới đây là 5 nguyên nhân gây ra một bên vú bị mất sữa

1.1 Do vi khuẩn xâm nhập

Nhiễm khuẩn núm vú khiến mẹ bị mất sữa 1 bên
Nhiễm khuẩn núm vú khiến mẹ bị mất sữa 1 bên

Theo các bác sĩ, nguyên nhân chính khiến cho mẹ tự nhiên mất sữa một bên là do vi khuẩn xâm nhập gây bít tắc ống dẫn sữa. Điều này thường xuất phát từ việc mẹ không vệ sinh bầu ngực sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.

Ngoài sự xâm nhập của vi khuẩn, mất sữa một bên còn đến từ nhiều nguyên nhân khác như:

1.2 Trầm cảm, stress

Sau sinh, nếu không được quan tâm và chăm sóc kỹ lưỡng, mẹ bỉm rất dễ căng thẳng, mệt mỏi. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà stress còn làm khí huyết lưu thông kém, tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất sữa mẹ.

1.3 Dinh dưỡng không đủ

Dinh dưỡng sau sinh là một yếu tố quan trọng đến cả số lượng và chất lượng sữa mẹ. Nếu ăn uống kiêng khem quá mức, cơ thể sẽ thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng đến sữa mẹ. Khi điều này kéo dài, mẹ có nguy cơ ít sữa, thậm chí mất sữa hoàn toàn.

1.4 Nghỉ ngơi không khoa học

Mẹ sau sinh thường mất sức rất nhiều nên cần nghỉ ngơi đầy đủ để có thể phục hồi lại. Nếu không được nghỉ ngơi mẹ dễ bị mệt mỏi, sức khỏe suy yếu dần. Điều này cũng khiến cho tuyến sữa của mẹ hoạt động kém, không kích thích tiết ra sữa.

1.5 Chỉ cho con bú 1 bên

Với một số mẹ, họ có thói quen cho con ti ở tay thuận để giúp việc nâng đỡ bé dễ dàng, an toàn hơn. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới trường hợp 1 bên được bé bú cạn sữa, còn 1 bên thì luôn căng đầy. Dần dần, bên bầu ngực không được con bú sẽ cho rằng cơ thể không có nhu cầu nữa nên ngừng tiết sữa.

2. Bị mất sữa 1 bên có lấy lại được không?

Mẹ mất sữa một bên có lấy lại được không?
Mẹ mất sữa một bên có lấy lại được không?

Bị mất sữa 1 bên có thể lấy lại được. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi mẹ cần kiên trì thực hiện mới có tác dụng tốt nhất. Đối với một số trường hợp, chị em sau sinh cần phải chữa mất sữa một bên trong vài tuần mới có thể kích thích sữa về. Tùy vào mức độ mỗi người gặp phải mà thời gian xử lý sẽ khác nhau. Do đó, khi gặp tình trạng tắc sữa 1 bên, các mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tìm hiểu kỹ để có phương pháp xử lý phù hợp.

Đối với mẹ bỉm bị mất sữa 1 bên hoặc cả 2 bên không cung cấp đủ sữa cho con thì có thể bổ sung sữa công thức bên ngoài. Ngoài kích thích sữa, mẹ nên tìm các phương pháp thay thế tạm thời để luôn đảm bảo cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho bé.

3. Cách chữa mất sữa một bên hiệu quả nhanh

3.1 Cho con bú nhiều bên bị mất sữa

Cho con bú thường xuyên là cách khắc phục mất sữa 1 bên cho mẹ
Cho con bú thường xuyên là cách khắc phục mất sữa 1 bên cho mẹ

Khi thấy một bên bị mất sữa, mẹ hãy cho con bú thật nhiều bên đang bị mất sữa. Việc này sẽ giúp làm thông nang sữa, kích thích sữa hình thành và nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, mẹ cần cho con bú đúng tư thế để có lực hút mạnh, kích thích sữa về nhiều.

3.2 Chế độ ăn uống khoa học

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mẹ sau sinh bởi nó ảnh hưởng tới cả số lượng và chất lượng sữa. Ngoài chú ý tới việc ăn uống đầy đủ thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần, bạn cũng nên tăng cường những món ăn lợi sữa. Một vài món ăn bạn có thể tham khảo như: thịt nạc rang nghệ, rau ngót nấu thịt bò, chân giò hầm lạc… đều hỗ trợ phần nào kích thích sữa tiết ra nhiều hơn.

3.3 Massage ngực

Không chỉ giúp chị em có bầu ngực săn chắc mà massage còn giúp kích thích tuyến sữa sản xuất sữa. Mỗi ngày, mẹ bỉm chỉ cần massage ngực 2 lần và thực hiện trong 25 – 30 phút để có hiệu quả rõ rệt.

3.4 Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ

Như đã đề cập, stress, căng thẳng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất sữa 1 bên. Vì thế, các mẹ hãy giữ cho mình tinh thần thoải mái và vui vẻ nhất có thể để bài xuất sữa hiệu quả.

3.5 Đến bệnh viện thăm khám

Nếu bị mất sữa 1 bên dài ngày mà thử nhiều cách không hiệu quả, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

Hy vọng, các mẹ sau sinh đã giải đáp được thắc mắc mất sữa 1 bên có lấy lại được không, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả. Để quá trình nuôi con bằng sữa mẹ dễ dàng, hãy chú ý quan tâm đến sức khoẻ bản thân bạn nhé!

Tắc tia sữa có cục cứng đau có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?

Tắc tia sữa có cục cứng đau là vấn đề mà rất nhiều chị em sau sinh đang cho con bú gặp phải. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không? Xử lý thế nào để nhanh khỏi?

1. Tắc tia sữa nổi cục cứng đau có nguy hiểm không?

Tắc tia sữa thành cục cứng tình trạng sữa bị ứ đọng trong bầu ngực, không thoát ra ngoài được
Tắc tia sữa thành cục cứng tình trạng sữa bị ứ đọng trong bầu ngực, không thoát ra ngoài được

Tắc tia sữa có cục cứng đau là tình trạng sữa bị ứ đọng trong bầu ngực, không thoát ra ngoài được. Bầu ngực sẽ có cảm giác căng tức, nóng và khi sờ sẽ thấy nổi cục cứng. Tùy vào từng tình trạng, mức độ và nguyên nhân gây tắc tia sữa mà tình trạng này nguy hiểm hay không. Theo đó, khi tắc tia sữa kéo dài, mẹ bỉm sau sinh có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như áp xe vú, viêm tuyến vú…

Do đó, khi phát hiện cục cứng xuất hiện quanh bầu ngực, chị em cần thăm khám, điều trị kịp thời để tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra. Đặc biệt, nếu gặp các triệu chứng sau cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt:

  • Xuất hiện khối u sưng tấy màu đỏ ở quanh bầu ngực. Chúng lớn dần theo thời gian, gây khó khăn và bất tiện khi sinh hoạt.
  • Sốt cao, đau đầu, chóng mặt.
  • Cảm giác đau nhức ở ngực.
  • Cảm thấy bức bối và khó chịu.

2. Các cách xử lý tình trạng tắc tia sữa thành cục cứng

Tắc tia sữa là vấn đề mà các bà mẹ sau sinh thường gặp, gây khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này rất dễ dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khoẻ.

Có rất nhiều cách chữa tắc tia sữa có cục cứng đau. Tuỳ thuộc vào tình trạng tắc tia ở từng người mà các phương pháp dưới đây có thể cho hiệu quả tương ứng.

2.1 Chườm ấm

Chườm ấm giúp làm thông tia sữa nhẹ nhàng
Chườm ấm giúp làm thông tia sữa nhẹ nhàng

Để cải thiện tình trạng bị tắc sữa cục cứng, các mẹ bỉm thường truyền tai nhau biện pháp chườm ấm. Nhờ tác động từ nhiệt độ và kết hợp với việc chườm, massage nhẹ nhàng sẽ giúp cục tắc tan dần, phá bỏ sự tắc nghẽn. Từ đó, dòng chảy tia sữa sẽ được lưu thông tốt hơn.

2.2 Massage bầu ngực

Massage là phương pháp đơn giản nhưng được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc kích thích, lưu thông sữa mẹ.

Cách massage bầu ngực: Dùng 1 hoặc cả 2 tay ấn nhẹ, ép bầu ngực lên phía trên, sau đó xoa bóp xoay quanh vị trí cục cứng để làm chúng tan ra. Bạn hãy xoa bóp nhẹ nhàng, không nên dùng lực quá mạnh sẽ thấy đau hơn. Thực hiện liên tục sẽ giúp cải thiện được tình trạng tắc tia sữa.

2.3 Cho con bú đúng cách và thường xuyên

Cho con ti sớm và thường xuyên là cách chữa tắc tuyến sữa đơn giản nhưng khá hiệu quả. Lực hút của bé sẽ đẩy dòng sữa chảy ra nhanh và mạnh hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cũng chú ý cho con bú đúng cách cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bị tắc sữa có nổi cục cứng đau. Hãy cho con ti bầu ngực tắc trước, khi cạn sữa thì bạn mới chuyển bé sang bú bên còn lại.

2.4 Hút sữa

Hút sữa cũng là một trong những cách được mẹ bỉm sử dụng để giảm tắc tia sữa. Tuy nhiên, cách này chỉ cho hiệu quả khi cục sữa mới bắt đầu hình thành và nằm ở gần núm vú. Với các cục sữa nằm ở sâu bên trong, phức tạp hơn thì hút sữa không có hiệu quả nhiều. 

3. Câu hỏi thường gặp về tắc tia sữa có cục cứng đau

Bị tắc tia sữa có cục cứng khiến nhiều mẹ hoang mang lo lắng khi gặp phải
Bị tắc tia sữa có cục cứng khiến nhiều mẹ hoang mang lo lắng khi gặp phải

Tình trạng tắc tia sữa nổi cục cứng là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bỉm sau sinh. Ngoài làm sao điều trị hiệu quả, an toàn, các câu hỏi dưới đây cũng được nhiều chị em quan tâm, tìm hiểu:

Câu 1: Tia sữa có cục cứng không đau có cần xử lý không?

Trả lời: Mẹ bị tắc tia sữa có cục cứng không đau thường do tắc tia sữa, phì đại, viêm tuyến vú, sưng hạch bạch huyết, áp xe gây ra. Tùy vào mức độ, triệu chứng mà tình trạng này có nguy hiểm hay không. Tuy nhiên, khi bị tắc tia sữa nên xử lý sớm và đúng cách để hạn chế các biến chứng xảy ra.

Câu 2: Tắc tia sữa vón cục có cho con bú được không?

Trả lời: Khi bị tắc tia sữa vón cục vẫn nên cho con bú bình thường, trừ trường hợp có kèm theo sốt hoặc mưng mủ. Lý do là bởi hoạt động ti của bé giúp dòng sữa chảy nhanh hơn, làm các cục sữa nhỏ gây tắc tan dần và đi theo ra ngoài, từ đó giúp thông các tia sữa đang bị ứ đọng. Do đó, nhờ bé bú mà tắc tia sữa có thể tự khỏi mà không cần bất cứ biện pháp can thiệp nào khác.

Với những chia sẻ về tình trạng tắc tia sữa có cục cứng đau ở trên, hy vọng các mẹ đã thu thập được những kiến thức bổ ích trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. Khi gặp hiện tượng này, bạn nên tìm cách khắc phục ngay để cải thiện sớm, tránh kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và nguồn sữa. Trong trường hợp tắc tia sữa nghiêm trọng kèm theo các biến chứng ở tuyến vú, bạn nên đến các cơ sở y tế để được xử lý đúng.

Tắc tia sữa uống thuốc gì an toàn, nhanh khỏi?

Tắc tia sữa có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh. Không chỉ gây đau tức, ảnh hưởng tới chất lượng sữa mà tắc tia sữa còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra các bệnh viêm tuyến vú, áp xe vú…. Vì thế, tắc tia sữa uống thuốc gì nhanh khỏi, an toàn, không làm mất hoặc ảnh hưởng tới chất lượng sữa luôn được nhiều mẹ quan tâm. Cùng đi tìm lời giải cho vấn đề này trong bài viết sau.

1. Tắc tia sữa uống thuốc gì an toàn, hiệu quả?

Khi bị tắc tia sữa, việc làm sao xử lý nhanh để giảm bớt sự khó chịu là mong muốn lớn nhất của mẹ bỉm. Trong đó, thuốc là biện pháp cũng được chị em nghĩ đến bởi cho tác dụng nhanh.

Lưu ý: Mặc dù thuốc có thể giảm tình trạng viêm tắc ống dẫn sữa nhưng nó cũng tác động tiêu cực đến chất lượng sữa. Do đó, mẹ dùng thuốc để chữa tắc sữa cần thận trọng, tìm hiểu thật kỹ.

1.1. Thuốc tây chữa tắc tia sữa

Thận trọng khi uống thuốc tây trị tắc sữa
Thận trọng khi uống thuốc tây trị tắc sữa

Tắc tia sữa uống thuốc gì? Hiện nay, thuốc tây trị tắc sữa được sản xuất với mục đích chính là cải thiện triệu chứng, giảm biến chứng của tình trạng này. Theo đó, một trong những dấu hiệu mẹ bị tắc tia sữa điển hình là đau tức vùng ngực kết hợp với sốt cao. Lúc này, mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm đơn thuần như:

Paracetamol

Theo các bác sĩ, paracetamol là một thuốc giảm đau, hạ sốt mà phụ nữ sau sinh có thể sử dụng. Tuy nhiên, các chị em vẫn nên cẩn trọng khi dùng paracetamol để hạ sốt bởi thuốc có thể gây phát ban sần ở trẻ nhỏ. Sau 2 ngày dùng paracetamol, tác dụng này sẽ xuất hiện và giảm dần khi bạn ngừng uống thuốc.

Ibuprofen

Ibuprofen cũng là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt nhanh cho các trường hợp sốt từ nhẹ đến vừa. Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có ghi nhận rủi ro khi mẹ bỉm nuôi con bằng sữa mẹ uống thuốc này. Tuy nhiên, chị em vẫn nên cẩn trọng và sử dụng theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định để đảm bảo an toàn cho bản thân và bé.

Đặc biệt, nếu có tiền sử viêm loét dạ dày, hẹn huyễn, bạn không nên dùng ibuprofen bởi sẽ làm tăng các vết loét, co thắt phế quản hơn.

1.2. Thuốc nam chữa tắc tia sữa

Ngoài thuốc tây, một vài loại thuốc nam cũng có tác dụng chữa thông tắc tia sữa, mẹ bỉm có thể cân nhắc.

Đinh lăng

Chữa tắc sữa bằng lá đinh lăng
Chữa tắc sữa bằng lá đinh lăng

Lá đinh lăng chứa tinh dầu, flavonoid, chất chống oxy hóa…. Những thành phần này có khả năng kích thích tuyến vú, tăng tiết sữa ở mẹ bỉm. Bên cạnh đó, nó còn giúp lưu thông máu hiệu quả, giảm tắc tia sữa. Để dùng đinh lăng trị tắc tia sữa, chị em nấu 200gr lá đinh lăng với 200ml rồi uống mỗi ngày. Mẹ nên kiên trì thực hiện 2 – 3 ngày để thấy rõ được kết quả.  

Thông thảo

Thông thảo cũng được biết đến là vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, thông sữa, hạ sốt được các mẹ truyền tai nhau. Bạn lấy 10g thông thảo, 10g cám gạo nếp, 15g gạo bông rồi cho thêm 300ml vào sắc tới lúc còn 200ml. Chia thuốc làm 3 phần để uống trong ngày. Vì thế, nếu thắc mắc tắc tia sữa uống thuốc gì an toàn và nhanh khỏi thì các bạn có thể lựa chọn bài thuốc này.

Vương bất lưu hành

Trong vỏ quả vương bất lưu hành có 13% chất gôm. Khi chất này phân hủy sẽ chuyển hoá thành arabinose, fructose và glucose. Những chất này có tác dụng tráng dương cố tinh, đặc biệt trị tắc sữa, ít sữa.  

Để thông tia sữa, bạn chỉ cần mang 40g vương bất lưu hành, 15g lá mua, 15g bồ công anh sắc lấy nước để uống.

Bồ công anh

Thông tắc tia sữa bằng lá bồ công anh cũng là cách được nhiều mẹ truyền tai nhau khi gặp phải tình trạng này. Trong lá bồ công anh có chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Khi đun lá bồ công anh uống, mẹ bỉm sau sinh sẽ hạn chế được tình trạng nóng trong, hạ sốt và chữa tắc tia sữa rất nhanh.

Chè vằng

Chè vằng là một loại lá quen thuộc với nhiều chị em phụ nữ sau sinh nhờ tác dụng lợi sữa, thanh nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể dùng chè vằng để tăng lượng sữa, hạn chế tắc tia sữa. Với thành phần tự nhiên, thuốc thông tắc tia sữa này sẽ rất an toàn, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc thông tắc tia sữa

Mẹ sau sinh nên nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống khoa học để giảm tắc tia sữa
Mẹ sau sinh nên nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống khoa học để giảm tắc tia sữa

Ngoài nắm rõ việc tắc tia sữa uống thuốc gì, mẹ sau sinh cũng cần chú ý những điều sau để cải thiện tình trạng này nhanh hơn:

  • Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.
  • Thường xuyên massage ngực để kích thích sữa ra nhiều.
  • Hút sữa theo cữ hàng ngày.
  • Ăn uống khoa học, hợp lý và lành mạnh.
  • Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ.

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp được cho các mẹ tắc tia sữa uống thuốc gì an toàn, nhanh khỏi. Hy vọng các chị em sau sinh có nhiều kiến thức bổ ích để sớm cải thiện tình trạng này.

Tắc tia sữa bị sốt rét: Cách hạ sốt và phòng ngừa cực hiệu quả

Tắc tia sữa bị sốt rét luôn là nỗi ám ảnh của các chị em phụ nữ sau sinh. Không chỉ tác động tiêu cực tới sức khỏe mà tình trạng này còn ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Vậy thực sự việc mẹ tắc sữa phát sốt có nguy hiểm không, cách hạ sốt và phòng ngừa thế nào?

1. Tắc tia sữa có bị sốt rét không? 5 biểu hiện điển hình

Dấu hiệu mẹ tắc sữa bị sốt là hiện tượng bầu ngực của mẹ sau sinh sưng cứng lên
Dấu hiệu mẹ tắc sữa bị sốt là hiện tượng bầu ngực của mẹ sau sinh sưng cứng lên

Tắc tia sữa bị sốt là hiện tượng bầu ngực của mẹ sau sinh sưng cứng lên, máu vận chuyển nhiều hơn lên ngực. Khi đó, tế bào bạch cầu sẽ được kích hoạt, đi qua khu điều tiết nhiệt độ. Từ đó làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, khiến mẹ bỉm bị sốt. Các chị em có thể gặp hiện tượng này ngay từ những ngày đầu mới sinh.

Thông thường, biểu hiện sốt tắc tia sữa mà mẹ bỉm hay gặp phải gồm có:

  • Bầu ngực căng cứng, chuyển sang màu đỏ, mẹ cảm thấy ấm nóng nơi đầu ngực.
  • Sờ vào ngực thấy các cục lổn nhổn, nổi cộm.
  • Khi con ti, mẹ đau nhức và rát bỏng.
  • Mẹ bị sốt rét kèm theo đó là gai người.

2. Tắc tia sữa bị sốt rét có nguy hiểm không?

Tắc tia sữa gây sốt rét hoặc sốt nóng là trường hợp mẹ bầu rất dễ gặp phải. Nếu sau 2 – 3 ngày bị tắc sữa mà chưa được xử lý thường sẽ kèm theo sốt. Thực tế, tắc tia sữa và sốt là biểu hiện nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này để lâu sẽ rất khó chữa, thậm chí gây ra nhiều biến chứng.

Không chỉ làm mẹ đau nhức, sữa ra ít mà mẹ bị tắc tia sữa gây sốt kéo dài còn có thể dẫn tới mất sữa. Thậm chí, việc tắc sữa còn gia tăng nguy cơ viêm tuyến vú, áp xe vú… rất cao. Vì thế, khi có một trong những biểu hiện trên, mẹ hãy nhanh chóng xử lý để hạn chế đau nhức, đảm bảo cung cấp đủ sữa cho con, cũng như tránh được các biến chứng nguy hiểm khác.

3. Cách hạ sốt khi mẹ bị tắc tia sữa

Bị sốt rét vì tắc tia sữa mẹ phải làm gì?
Bị sốt rét vì tắc tia sữa mẹ phải làm gì?

Tình trạng tắc tia sữa bị sốt không chỉ gây đau nhức mà còn khiến mẹ mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, chất lượng sữa cung cấp cho bé cũng không được đảm bảo do tia sữa bị tắc. Do đó, mẹ cần ưu tiên tìm cách hạ sốt trước.

Đối với trường hợp sốt dưới 39 độ, mẹ hãy chườm mát, mặc quần áo rộng rãi sẽ giúp hạ sốt dần dần. Nếu cơn sốt không thuyên giảm sau nhiều giờ, mẹ nên cân nhắc dùng thuốc hạ sốt để tránh các phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Lưu ý, thuốc hạ sốt có thể kèm theo tác dụng phụ cho mẹ hoặc bé thông qua quá trình bú. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Ngoài việc uống thuốc hạ sốt, khi tắc tia sữa thì mẹ nên dùng các biện pháp điều trị cho hết tắc tia sữa như massage, vật lý trị liệu và cho con bú hoặc vắt hút sữa để thông tuyến sữa.

4. Mẹ tắc sữa bị sốt có nên cho con bú không?

Theo chuyên gia, mẹ bị tắc tia sữa phát sốt vẫn nên cho con bú bình thường. Bởi thực tế, việc bé ti mẹ là cách thông tắc sữa tự nhiên nhưng cho hiệu quả khá tốt. Khi con bú, xúc giác ở trên đầu vú sẽ phát tín hiệu cho não bộ tăng cường sản sinh hormone quan trọng tạo sữa. Vì thế, tắc sữa sẽ dễ dàng được cải thiện.

Tuy nhiên, trong trường hợp tắc sữa kèm theo triệu chứng sốt do virus, mẹ không nên cho con bú. Bởi vì virus gây bệnh này có thể sẽ lây từ mẹ sang con, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.

5. Cách phòng tránh sốt do tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Cho bé bú là cách ngăn chặn tắc tia sữa đơn giản nhất
Cho bé bú là cách ngăn chặn tắc tia sữa đơn giản nhất

Hầu hết các chị em sinh gặp tình trạng tắc tia sữa bị sốt đều xuất phát từ chế độ sinh hoạt, ăn uống, cách cho bé bú… Do đó, để phòng tránh hiện tượng này hiệu quả, các mẹ bỉm sữa cần chú ý điều sau:

5.1 Cho con bú sớm

Biện pháp phòng tránh tắc sữa gây sốt ở mẹ đầu tiên chính là cho con bú thật sớm. Khi bé ti sẽ kích thích sữa tiết ra nhiều hơn, hạn chế sữa đọng lại ở bầu ngực.

5.2 Vệ sinh bầu ngực

Mẹ nên hình thành thói quen vệ sinh bầu ngực trước và sau khi cho con ti. Việc này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập, gây ra viêm nhiễm đầu vú dẫn tới tắc sữa.

5.3 Hút hết sữa trong bầu ngực

Sau khi cho con bú, nếu bầu ngực vẫn còn sữa, mẹ nên dùng máy hút cạn sữa ra ngoài để tránh sữa ứ đọng dễ dẫn tới tắc sau này. Bên cạnh đó, chị em cũng nên chọn áo ngực có kích cỡ thoải mái, không nên mặc bó sát dễ gây áp lực lên ngực.

5.4 Chườm nóng và massage bầu ngực

Đây được xem là cách trị và ngăn ngừa tắc tia sữa kèm sốt rất hiệu quả, giúp bầu ngực mềm mại, giảm sưng. Hơi nóng khi chườm sẽ làm cục sữa tan ra và ống dẫn sữa thông thoáng, tạo điều kiện cho sữa chảy ra ngoài.

5.5 Cho con bú đúng cữ

Quá trình con bú không chỉ kích thích cơ thể người mẹ tiết sữa mà còn tạo ra lực hút lớn giúp sữa xuôi theo dòng chảy ra ngoài. Do đó, mẹ hãy đảm bảo cho con bú thường xuyên và đúng cữ. Theo các chuyên gia, trong tháng đầu tiên khi sinh, mẹ nên cho con ti 8 – 12 lần với khoảng cách các cữ là  2 – 3 giờ.

Tuy nhiên, các chị em cũng cần chú ý nên cho con ti hết bên này rồi mới chuyển sang bên còn lại. Nếu còn sữa, mẹ nhớ vắt hoặc dùng máy hút sạch, tránh sữa còn đọng lại trong bầu ngực gây vón cục, tắc tia sữa.

Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ bỉm đã nắm rõ tắc tia sữa bị sốt nguy hiểm không và cách chữa hiệu quả nhất. Nhờ vậy, mẹ có thể tự thông tắc sữa tại nhà, bảo vệ sức khỏe bản thân và nguồn sữa tự nhiên cho bé.

Bị tắc tuyến sữa phải làm sao? 5 tips giúp mẹ kích sữa về lại ngay

Bị tắc tuyến sữa phải làm sao để nhanh thông là thắc mắc của các mẹ bỉm khi gặp tình trạng này. Đừng lo, các bạn hãy thực hiện các phương pháp trị tắc sữa sau đây cũng như phòng tránh để không bị tái phát.

1. Bị tắc tia sữa phải làm sao để nhanh thông?

Tắc tia sữa là một trong những tình trạng mà phụ nữ sau sinh có thể gặp phải bất cứ lúc nào. Nếu không xử lý kịp thời, đúng cách sẽ khiến mẹ bị mất sữa, viêm tuyến vú…. Vậy bị tắc tia sữa làm cách nào để nhanh thông?

Bị viêm tắc sữa làm cách nào để kích sữa về lại?
Bị viêm tắc sữa làm cách nào để kích sữa về lại?

Khi có biểu hiện như sữa tiết ra ít hoặc không ra dù mẹ đã vắt, hút, ngực căng cứng, bên trong nổi cục…, mẹ bỉm nên áp dụng các cách chữa sau:

1.1 Cho con ti thường xuyên

Nhiều người khuyên không nên cho con bú trong quá trình bị tắc tia sữa. Nhưng điều quan trọng lúc này là phải giải quyết các ống dẫn sữa đang bị tắc. Trong khi đó, cho con bú sẽ tạo ra lực hút lớn làm ống dẫn sữa hoạt động linh hoạt hơn. Vì thế, khi cho con ti sẽ giúp giảm nguy cơ sữa tắc nghẽn, làm khơi thông tia sữa.

Nếu bầu vú không đau dữ dội, mẹ nên cho con bú bên bị tắc trước. Sau khi cạn hết sữa mới chuyển sang bầu vú còn lại. Đặc biệt, đổi nhiều tư thế, bên bú sẽ Ngoài ra, nên thay đổi tư thế cho con bú liên tục để giúp các tia sữa nhận lực hút mạnh, thông tia dễ dàng hơn.

1.2 Massage bầu vú

Mát xa bầu vú khi bị tắc sữa
Mát xa bầu vú khi bị tắc sữa

Massage (xoa bóp) cũng là cách chữa tắc tia sữa rất hiệu quả, đang được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Động tác massage trên bầu ngực không cần mạnh quá, chỉ cần làm nhẹ nhàng và đều đặn ở hai bên, tập trung chính vào vùng bị tắc. Bên cạnh đó, khi massage, mẹ cần làm theo chiều từ nơi tắc hướng tới núm vú để khơi thông tia sữa dễ dàng.

1.3 Chườm nóng

Chườm nóng là phương pháp hỗ trợ giảm tắc tia sữa đơn giản được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Bạn có thể dùng khăn mềm nhúng qua nước ấm rồi đặt lên bầu ngực hoặc cho nước ấm vào trong chai thủy tinh rồi lăn qua lăn lại.

Ngoài ra, mẹ có thể tắm bằng nước ấm nhưng chú ý cho nước vòi hoa sen xả trực tiếp tới ngực. Để giảm đau nhức khi tắc sữa nhanh, chị em có thể kết hợp với massage nhẹ nhàng. Nếu đang thắc mắc bị không biết bị tắc tuyến sữa phải làm gì, các bạn hãy thử áp dụng ngay cách này sẽ thấy cải thiện đáng kể.

1.4 Dùng máy hút sữa

Bị tắc tuyến sữa thì phải làm sao? Ngoài hút sữa ra bình, máy hút sữa còn có khả năng xử lý tình trạng bị tắc tia sữa. Lực hút của máy cao, mô phỏng giống với em bé đang ti nên máy hút sẽ hút cạn sữa ở trong bầu ngực, làm dòng chảy sữa nhanh hơn từ đó khơi thông được tia sữa bị tắc.

Khi hút sữa, chị em hãy dùng chế độ massage 5 phút rồi chuyển qua hút 10 phút. Mẹ nên thực hiện động tác trong khoảng 20 – 30 phút.

1.5 Dùng xơ mướp làm thông tia sữa

Làm gì khi bị tắc tuyến sữa? Trong Đông y, xơ mướp có vị ngọt, tính bình giúp đả thông kinh lạc, tuyến sữa. Cách chữa này rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng xơ mướp khô không có hạt rồi đun sôi. Sau đó lọc lấy nước và uống hàng ngày. Lưu ý, bạn cần làm liên tục 2 – 3 ngày để có thể khơi thông sữa nhanh.

Lưu ý: Các phương pháp chữa tắc tia sữa ở trên đều thực hiện dễ dàng tại nhà. Tuy nhiên, tùy vào từng cơ địa và tình trạng của mỗi người mà chúng cho kết quả khác nhau. Tốt nhất, mẹ bỉm nên thực hiện khi mới bị tắc sữa. Nếu tia sữa đã tắc quá lâu thì các phương pháp này sẽ không có tác dụng nhiều. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần kiên trì thực hiện mỗi ngày để đạt hiệu quả cao, nhanh khỏi.

2. Bị tắc tuyến sữa làm cách nào để không tái phát?

Tắc tia sữa làm thế nào cho thông, không bị tái phát?
Tắc tia sữa làm thế nào cho thông, không bị tái phát?

Tắc tia sữa là tình trạng mà mẹ bỉm vừa mới sinh con hay mắc phải và dễ tái lại. Để phòng ngừa hiệu quả, tránh tái phát nhiều lần và đặc biệt là mang đến cho con nguồn sữa tốt nhất, mẹ bỉm cần chú ý:

  • Thường xuyên xoa bóp cho hai bên ngực.
  • Mặc áo thoải mái, phù hợp với vóc dáng cơ thể sau sinh. Mẹ hạn chế mặc áo chật, bó sát.
  • Vệ sinh bầu vú sạch sẽ và đúng cách trước và sau khi cho con ti.
  • Nếu bé không bú hết sữa, mẹ nên dùng máy hút để hút cạn sữa trong bầu ngực.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc nhiều, stress, mệt mỏi.
  • Khi ngủ, mẹ nên nằm ngửa, nằm nghiêng, tránh nằm sấp.
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe nhanh chóng, giúp tia sữa luôn được khơi thông. Chẳng hạn như uống nhiều nước, ăn cháo bí đỏ, rau xanh, hoa quả, canh móng giò.
  • Hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ chế biến sẵn, thức ăn cay, bia rượu, nước uống có chứa caffeine.

Những thông tin có trong bài viết có lẽ đã giải đáp được cho mẹ bị tắc tuyến sữa thì phải làm sao để thông nhanh. Tùy vào từng thể trạng của mỗi mẹ mà các phương pháp mang đến hiệu quả nhất định. Nếu thấy sốt, căng cứng ở đầu ti mà dùng nhiều cách trị tắc tia sữa mãi không khỏi, bạn hãy đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

[Hướng dẫn] 3 Cách xoa bóp chữa tắc tia sữa cực hiệu quả tại nhà

Massage/xoa bóp chữa tắc tia sữa là một trong các phương pháp hiệu quả giúp giảm bớt sự khó chịu và đau đớn cho người mẹ. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách sẽ không làm giảm được tình trạng này. Vậy xoa bóp như thế nào mới đem lại tác dụng tốt nhất?

1. Xoa bóp chữa tắc tia sữa có hiệu quả không?

Mát xa ngực khi bị tắc tia sữa có hiệu quả nhất định
Mát xa ngực khi bị tắc tia sữa có hiệu quả nhất định

Xoa bóp (hay còn gọi là massage, mát xa) là phương pháp trị liệu bằng ngón tay hoặc lòng bàn tay nhằm tác động lên da thịt, gân khớp, từ đó giúp giảm đau, sưng…

Khi xoa bóp tại bầu ngực sẽ giúp lưu thông khí huyết thuận lợi hơn, hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cách này còn làm các cục sữa tan nhanh hơn, trở về trạng thái lỏng ban đầu. Khi có lực hút từ bên ngoài do bé bú hoặc mẹ vắt/hút thì sữa chảy ra ngoài, từ đó cải thiện tình trạng bị tắc tia sữa.  

Ngoài ra, cách mát xa thông tuyến sữa này còn mang đến nhiều lợi ích khác cho mẹ bỉm như:

  • Kích thích dòng sữa: Khi xoa bóp ở vùng vú sẽ giúp tuyến sữa hoạt động tốt hơn, thúc đẩy sản xuất sữa. Điều này góp phần làm giảm tắc nghẽn sữa và mẹ có thể cung cấp nguồn sữa đầy đủ cho bé.
  • Thoải mái: Massage vùng vú giúp làm giảm được tình trạng sưng đau, căng thẳng, mẹ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
  • Con bú dễ dàng: Dòng sữa lưu thông nhanh, thoát ra ngoài dễ dàng hơn khi được xoa bóp. Điều này giúp bé bú sữa thuận lợi hơn.

2. Cách mát xa ngực chữa tắc tia sữa

Xoa bóp ngực giúp thông tắc tia sữa hiệu quả
Xoa bóp ngực giúp thông tắc tia sữa hiệu quả

Cách xoa bóp chữa tắc tia sữa rất đơn giản, các mẹ bỉm hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, nhanh chóng, mẹ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn sau.

2.1. Tự mát xa thông tuyến sữa

Phương pháp này dùng lực từ lòng bàn tay tác động lên bầu ngực, cụ thể là tập trung vào phần nổi cục, sưng đau. Kết quả là cục sữa bị vón sẽ mềm, nhỏ lại rồi theo dòng sữa chảy ra ngoài.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ bằng khăn mềm ẩm thấm qua nước.
  • Bước 2: Hai bàn tay khép lại rồi đặt song song đối diện ở trên bầu ngực. Tiếp đó, bạn hãy lần lượt dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng xoay đều ở bầu ngực từ trái qua phải. Sau khoảng 30 giây, bạn làm theo chiều ngược lại.
  • Bước 3: Lấy ngón tay ấn vào bầu ngực từ trong ra ngoài. Lưu ý nên tập trung ở nơi sưng đau, nổi cục vì đó là khu vực đang có tắc tia sữa. Nếu thấy đau buốt có thể ngưng lại hoặc giảm lực để thấy dễ chịu hơn.
  • Bước 4: Dùng ngón tay cái đặt ở núm ti rồi từ từ nặn vắt tia sữa từ trong ra ngoài để sữa chảy ra.

2.2. Cách xoa bóp chữa tắc tia sữa kết hợp với chườm nóng

Chườm nóng giúp các mạch máu giãn ra. Trong khi đó, xoa bóp giúp cục sữa tan bớt, nhỏ dần. Nếu kết hợp 2 phương pháp này sữa sẽ di chuyển ra ngoài dễ dàng, tia sữa cũng theo đó mà thoát ra ngoài.

Cách thực hiện mát xa giúp thông tắc tia sữa:

  • Bước 1: Đổ nước ấm 40 – 50 độ C vào trong túi chườm hoặc dùng khăn vải mềm nhúng qua rồi vắt bớt nước.
  • Bước 2: Đặt chúng lên ngực rồi chườm nóng khoảng 15 – 20 phút.
  • Bước 3: Thực hiện cách mát xa khi bị tắc tia sữa như hướng dẫn ở trên.

2.3. Cách mát xa thông tuyến sữa kết hợp với cho con bú

Mẹ thực hiện các bước xoa bóp ở trên vừa kết hợp cho con ti sẽ giúp kích thích sữa mẹ về nhiều, giảm ứ đọng sữa. Trước khi cho bé bú, mẹ nên xoa bóp theo đúng hướng dẫn để bầu ngực mềm ra, giảm đau nhức. Tiếp đó, mẹ cho con bú ở bên ngực có tia sữa đang tắc cho đến khi hết sữa rồi chuyển sang ngực còn lại.

Duy trì cữ bú này với khoảng cách 2 – 3 giờ/giờ và thực hiện xoa bóp để tình trạng tắc tia sữa được cải thiện. Sau khi con ti xong, mẹ nhớ vệ sinh lại ngực cẩn thận, nhất là phần đầu núm vú.

3. Lưu ý khi áp dụng các cách mát xa ngực khi bị tắc tia sữa

Lưu ý khi xóa bóp ngực để làm thông tắc tia sữa
Lưu ý khi xóa bóp ngực để làm thông tắc tia sữa

Phương pháp xoa bóp chữa tắc tia sữa được đánh giá khá hiệu quả nếu áp dụng cách. Vì thế, ngoài làm theo hướng dẫn trên, mẹ bỉm cũng nên chú ý điều sau để sớm làm thông tắc tia sữa:

  • Vệ sinh bầu ngực thường xuyên trước và sau khi massage.
  • Xoa bóp chủ yếu ở phần bị đau, nổi cục.
  • Dùng nước ấm 40 – 50 độ để tránh bị bỏng, làm tổn thương phần da ngực.
  • Nếu cho con bú, mẹ cần điều chỉnh tư thế để cho bé bú đúng khớp ngậm để sữa tiết ra nhiều hơn.
  • Khi thực hiện xoa bóp nhiều lần, tình trạng tắc tia sữa vẫn không thuyên giảm, thậm chí nặng thêm, mẹ nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị. Tránh trường hợp để lâu ngày gây ra các biến chứng như mất sữa, áp xe vú….

Hy vọng với thông tin trên, các mẹ bỉm sau sinh đã có thể thực hiện xoa bóp chữa tắc tia sữa đúng cách ngay tại nhà. Tuyệt đối không sử dụng các biện pháp thông tắc sữa dân gian nếu chưa được kiểm chứng hiệu quả để đảm bảo an toàn.

[Hỏi đáp] Cách chữa tắc tia sữa bằng lược có thực sự hiệu quả?

Chữa tắc tia sữa bằng lược cũng là một trong những mẹo dân gian mà các mẹ bỉm sau sinh truyền tai nhau và áp dụng rất nhiều. Vậy thực sự phương pháp này có hiệu quả với tình trạng tắc tia sữa hay không? Hãy cùng giải đáp trong bài viết sau đây.

1. Cách chữa tắc tia sữa bằng lược theo dân gian

Hướng dẫn trị tắc tia sữa lấy lược chải
Hướng dẫn trị tắc tia sữa lấy lược chải

Trị tắc tia sữa bằng lược có rất nhiều cách khác nhau. Mẹ bỉm sữa đang gặp tình trạng này có thể áp dụng một trong các cách sau:

1.1 Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược chải

Chuẩn bị: một chiếc lược thưa làm từ nhựa hoặc bằng gỗ và một chiếc khăn ấm.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ lấy khăn ấm để vệ sinh các bầu ngực.
  • Bước 2: Dùng lược chải nhẹ nhàng ở từng bầu ngực theo thứ tự từ chân bầu vú tới núm vú, từ trong ra ngoài.
  • Bước 3: Tiếp tục sử dụng khăn ấm để chườm lên ngực. Để phương pháp này đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ làm liên tục trong 3 – 5 phút và mỗi ngày vài lần.

Lưu ý: Khi thực hiện cách chữa tắc tia sữa bằng lược, mẹ cần làm nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh. Bởi nếu thế, răng cưa của lược dễ cọ xát tới da gây ra trầy xước, ửng đỏ.

1.2 Chữa tắc tia sữa bằng lược và lá mít

Nguyên liệu:

  • 1 chiếc lược làm bằng nhựa hoặc gỗ.
  • 6 – 10 chiếc lá mít đun sôi cùng với 1l nước.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ dùng khăn ấm lau sạch bầu ngực.
  • Bước 2: Nhúng lược vào trong nồi nước nấu với lá mít vẫn còn ấm rồi chải quanh ngực, từ bầu tới đỉnh vú.
  • Bước 3: Vớt lá mít còn ấm rồi đắp trực tiếp lên ngực để chườm ấm, làm dòng sữa lưu thông tốt hơn.
  • Bước 4: Khi đắp lá mít xong, mẹ tiếp tục dùng khăn ấm nhúng vào trong nồi nước đó rồi vắt bớt nước sau đó đắp lên ngực 5 – 10 phút. Kiên trì làm 3 – 5 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.

2. Thông tắc tắc tia sữa bằng lược có thực sự hiệu quả?

Cách trị tắc tia sữa bằng lược chải này là phương pháp dân gian có từ rất lâu, chưa được bất cứ cơ quan y tế nào kiểm duyệt. Tuy nhiên, do có hiệu quả tốt nên mẹo này mới được mọi người truyền tai nhau và áp dụng tới ngày nay.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thì mẹo chỉ phát huy tác dụng khi mẹ bị tắc sữa nhẹ và phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu sau 2 ngày áp dụng cách này mà không thấy tình trạng thuyên giảm, thậm chí nặng hơn, mẹ bỉm nên ngừng và tìm các cách khác để điều trị, tránh để lâu sẽ dẫn tới nhiều biến chứng khó lường.

3. Một số cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Ngoài chữa tắc tia sữa bằng lược, có rất nhiều cách giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả và nhanh chóng. Các mẹ bỉm nên tham khảo thêm để có các phương pháp mới:

3.1 Cách chữa tắc tia bằng massage

Massage sẽ giúp các cục sữa mềm rồi tan ra, từ đó dòng sữa cũng lưu thông dễ hơn. Khi thực hiện động tác này, mẹ bỉm chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng và đều đặn lên vùng ngực đang bị tắc sữa từ dưới lên trên cho tới núm vú. Để đạt hiệu quả cao, bạn nên dùng các đầu ngón tay xoa nhẹ xoay quanh núm vú kết hợp dùng 2 lòng bàn tay để xoa nhẹ ở bên ngực.

3.2 Chườm nóng

Chữa tắc sữa bằng cách chườm nóng
Chữa tắc sữa bằng cách chườm nóng

Chườm nóng cũng có tác dụng chữa tắc tia sữa hiệu quả và được nhiều sản phụ áp dụng. Bạn dùng khăn xô nhúng qua nước ấm hoặc cho nước ấm vào chai thủy tinh rồi lăn qua lại trên bầu ngực.

Bên cạnh đó, chị em cũng có thể tắm bằng nước ấm. Dễ nhất là dùng vòi hoa sen xả nước trực tiếp lên bầu ngực. Trong lúc đó, bạn massage nhẹ nhàng để tăng tính hiệu quả.

3.3 Uống nước lá

Uống nước lá đinh lăng hoặc bồ công anh giúp khơi thông các tia sữa rất tốt. Với cách này, mẹ mang lá rửa sạch rồi nấu với nước để uống hàng ngày. Để giảm tắc tia sữa nhanh, mẹ nên uống khi còn ấm.

3.4 Dùng máy hút sữa

Máy hút sữa là người bạn đồng hành của các mẹ bỉm hiện nay. Ngoài giúp hút sữa ra bình, thiết bị này còn có thể xử lý tốt tình trạng tắc tia sữa. Bởi thiết kế mô phỏng giống em bé bú sữa nên máy có thể hút cạn sạch lượng sữa trong bầu ngực, từ đó làm khơi thông tia sữa.

Đầu tiên, mẹ bật máy hút ở chế độ massage 5 phút để các cục sữa tan ra rồi mới chuyển về chế độ hút sữa. Khi được khoảng 10 phút, mẹ quay về thao tác massage rồi hút như trên. Mỗi cữ hút, chị em chú ý nên kéo dài khoảng 20 tới 30 phút.

Lưu ý: Tương tự như cách thông tắc tia sữa bằng lược, tùy vào cơ địa mỗi người mà các phương pháp trên cho hiệu quả khác nhau. Nếu vẫn thấy đau nhức, sưng to, chị em hãy tìm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chữa trị kịp thời.

Hy vọng với chia sẻ trên đây, các mẹ bỉm đã biết được cách chữa tắc tia sữa bằng lược có thực sự hiệu quả không. Tuy nhiên, tùy vào từng cơ địa và thực hiện đúng cách hay không mà phương pháp này có thể phát huy công dụng. Trong trường hợp tắc tia sữa nặng và kéo dài, bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc sử dụng dịch vụ thông tắc tia sữa để xử lý kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng tới sức khoẻ.

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x