Skip to main content

Đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi – Phương pháp nào chính xác

  • Ngày đăng:

    09/07/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    280

Đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi để phát hiện bệnh sớm hơn từ đó có cách điều trị phù hợp để bệnh đau dạ dày không ảnh hưởng đến ăn uống, công việc, đời sống và đặc biệt là sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi

Trả lời luôn câu hỏi: Đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi? Đối với người nghi ngờ bị đau dạ dày, việc sử dụng phương pháp nội soi sẽ mang lại kết quả tối ưu nhất. Nội soi cho chúng ta nhìn thấy hình ảnh rõ nét của dạ dày và dễ dàng phát hiện các tổn thương bề mặt bất thường. Đây là điều mà siêu âm không thể làm được. Cụ thể vì sao nội soi lại vượt trội hơn siêu âm trong chẩn đoán đau dạ dày? Hãy cùng theo dõi dưới đây nhé.

2. Tại sao đau dạ dày nên sử dụng phương pháp nội soi?

Nội soi là phương pháp khám chữa bệnh khá hiện đại, được sử dụng rộng rãi trong ngành y hiện nay. Để biết tại sao đau dạ dày nên sử dụng phương pháp nội soi chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp này.

2.1 Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày
Nội soi cho phép bác sĩ nhìn tận mắt tình trạng thực tế của dạ dày.

Nội soi dạ dày là một phương pháp được sử dụng trong quá trình khám và chẩn đoán bệnh đau dạ dày. Phương pháp này sử dụng một ống soi mềm nhỏ có gắn máy chiếu sáng, đưa vào trong đường tiêu hóa qua đường miệng. Ở đầu ống soi có một camera thu hình trực tiếp. Hình ảnh của toàn bộ họng, thực quản, dạ dày và tá tràng sẽ được chiếu lên màn hình. Qua đây, các bác sĩ có thể phát hiện được những tổn thương nhỏ bên trong hệ tiêu hóa cũng như bất kỳ sự bất thường về hình thái nào khác.

2.2 Khi nào bạn cần nội soi dạ dày?

Ợ hơi
Ợ hơi

Nội soi là phương pháp hiệu quả trong khám chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào chúng ta cũng nên dùng nội soi để kiểm tra. Tùy vào mục đích và tình trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định có nên nội soi hay không. Dựa vào mục đích và tình trạng dưới đây các bạn sẽ biết đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi

Nội soi dạ dày với mục đích gì?

Phương pháp nội soi dạ dày được các bác sĩ chỉ định thực hiện nhằm:

  • Phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời các bệnh về dạ dày và tiêu hóa như: loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản, trào ngược dạ dày, đau thượng vị dạ dày,…
  • Chẩn đoán và phát hiện kịp thời vi khuẩn HP- một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư dạ dày.
  • Lấy các dị vật trong đường tiêu hóa ra ngoài để không gây ảnh hưởng tới tính mạng.
  • Tầm soát và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư và tiền ung thư dạ dày, đại trực tràng,…

Người bệnh cần tiến hành nội soi dạ dày khi có các triệu chứng gì

Người bệnh nếu thấy những triệu chứng bất ổn về đường tiêu hóa thì nên tiến hành nội soi dạ dày như:

  • Thường xuyên ợ chua, ợ hơi.
  • Đau ở vùng xương ức, vị trí thượng vị dạ dày.
  • Chán ăn, khó tiêu, đầy hơi.
  • Đau và nóng rát thượng vị dạ dày.
  • Buồn nôn hoặc nôn ra máu.
  • Sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
  • Đi đại tiện ra máu.

2.3 Các phương pháp nội soi

Hiện nay có 3 phương pháp nội soi dạ dày chính như sau.

Nội soi dạ dày qua đường miệng

Nội soi qua đường miệng
Nội soi qua đường miệng

Với phương pháp này các bạn sẽ trả lời được câu hỏi đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi. Người bệnh sẽ được uống thuốc để loại bỏ dịch nhầy trên niêm mạc dạ dày. Sau đó, thuốc tê nhẹ sẽ được xịt vào khoang miệng trước khi đưa ống nội soi vào. Thuốc tê sẽ làm giảm cảm giác khó chịu do ống nội soi kích thích vào miệng và họng.

Ống nội soi mềm được đưa vào miệng, tới hầu họng, thực quản và xuống tới dạ dày của người bệnh. Thông qua hình ảnh từ camera được truyền tải về màn hình, bác sĩ có thể theo dõi và đưa ra các chẩn đoán. Kết thúc nội soi, ống soi sẽ được nhẹ nhàng rút ra khỏi miệng của bệnh nhân

Bệnh nhân sẽ không thể nói được trong quá trình nội soi, nhưng vẫn thở bình thường. Tuy nhiên, do ống nội soi chạm vào ống tiêu hóa, một số người có thể bị kích thích, sinh ra cảm giác khó chịu, nghẹn thở hoặc buồn nôn. Để làm giảm các triệu chứng trên, người bệnh nên hít thở thật sâu và chậm rãi.

Nội soi dạ dày qua đường mũi

Nội soi qua đường mũi
Nội soi qua đường mũi

Với nội soi dạ dày qua đường mũi thì bạn cũng không cần phải thắc mắc đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi. Người bệnh sẽ được nhỏ thuốc tê vào mũi trước. Sau đó, các bác sĩ sẽ xịt thuốc tê vào miệng để gây tê cổ họng bệnh nhân, giúp giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân khi tiến hành nội soi.

Khi thuốc tê đã ngấm, các bác sĩ sẽ luồn ống soi qua mũi xuống phần sau của miệng bệnh nhân. Người bệnh được yêu cầu nuốt nhẹ xuống và các bác sĩ sẽ di chuyển ống soi xuống dạ dày. Tại đây, camera được gắn trên đầu ống soi sẽ truyền hình ảnh tới màn hình để bác sĩ có thể dễ dàng quan sát và đưa ra các chẩn đoán nếu phát hiện có bất thường.

Nội soi dạ dày có gây mê – không đau

Nội soi gây mê không gây đau và rất dễ thực hiện
Nội soi gây mê không gây đau và rất dễ thực hiện

Với phương pháp này, người bệnh sẽ được gây mê ngắn từ 10-15 phút. Người bệnh hoàn toàn không có cảm giác khó chịu, thời gian tỉnh nhanh từ 3-5 phút. Ngay sau khi nội soi, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau.

2.4 Kết quả nội soi dạ dày

Ngay sau khi nội soi dạ dày, các bác sĩ sẽ trả ngay kết quả cho bệnh nhân. Vì thế người bệnh hoàn toàn có thể biết được mình có mắc phải bệnh lý nào về dạ dày hay không.

Nếu bệnh nhân chẩn đoán nhiễm khuẩn HP thông qua thực hiện Clo-test, kết quả sẽ được trả lại sau 1-2 giờ.

Các xét nghiệm lấy sinh thiết sẽ có kết quả trong vòng 1-2 tuần sau khi thực hiện. Để theo dõi sát sao hơn, bệnh nhân có thể chủ động liên hệ với bác sĩ để nhận được kết quả sinh thiết và nội soi sớm nhất. Bây giờ bạn đã biết đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi chưa

2.5 Lưu ý trước và sau khi nội soi dạ dày

Lưu ý trước khi nội soi dạ dày
Lưu ý trước khi nội soi dạ dày

Trước và sau khi nội soi dạ dày người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi nội soi dạ dày. Việc này nhằm giúp bác sĩ có thể dễ dàng quan sát rõ lớp niêm mạc dạ dày, cho kết quả nội soi dạ dày chính xác nhất. Đồng thời, nhịn ăn cũng giúp người bệnh tránh bị trào ngược thức ăn, làm ảnh hưởng tới việc nội soi.
  • Trước khi nội soi dạ dày, người bệnh không nên uống các loại sữa, nước hoa quả, nước ngọt, cà phê… Các đồ uống này sẽ ảnh hưởng đến khả năng quan sát khiến việc nội soi dạ dày không đạt được kết quả như mong muốn.
  • Người bệnh cũng không nên dùng thuốc băng niêm mạc dạ dày như: Gastropulgit, Phosphalugel,… trước khi nội soi.
  • Nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, hô hấp, bệnh thận hoặc dị ứng, cần trao đổi rõ với bác sĩ trước khi nội soi.
  • Sau khi nội soi dạ dày, người bệnh không nên sử dụng đồ ăn cay nóng vì chúng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu ở bụng và cổ họng, có cảm giác buồn nôn sau khi nội soi, do ống soi luồn vào sâu bên trong dạ dày. Lúc này, người bệnh không nên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ. Cảm giác khó chịu và buồn nôn sẽ nhanh chóng biến mất sau 12 – 24 giờ.

3. Tại sao đau dạ dày sử dụng phương pháp siêu âm không tối ưu?

Siêu âm dạ dày
Siêu âm dạ dày

Nội soi được coi là phương pháp tối ưu và vượt trội hơn rất nhiều so với siêu âm.

Siêu âm dạ dày không phát hiện được triệt để các bệnh lý dạ dày 

Siêu âm là một trong những phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng hiện được sử dụng phổ biến trong khám chữa bệnh. Các bác sĩ sẽ phát hiện ra những bất ổn ở vùng bụng, từ đó có hướng điều trị phù hợp thông qua các công cụ và máy móc chuyên biệt.

Tuy nhiên, để có thể phát hiện được các bệnh lý dạ dày, việc siêu âm dạ dày không phải là biện pháp tối ưu. Phương pháp này không thể chẩn đoán hết tất cả các bệnh lý về dạ dày mà bệnh nhân đang có nguy cơ mắc phải. Một lần nữa giúp bạn trả lời câu hỏi: đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi các bạn

Bên cạnh đó, siêu âm chỉ sử dụng các bước sóng nên hình ảnh thu được khá khó quan sát và không thật sự rõ nét. Đối với những bệnh nhân bị nặng, hoặc có cân nặng lớn, việc quan sát các mức độ tổn thương, những vết viêm loét không được rõ ràng vì các mô mỡ gây cản trở nhiều. Do đó, khi siêu âm, bác sĩ rất khó xác định chính xác các tổn thương.

Đối tượng nào nên siêu âm dạ dày?

Siêu âm dạ dày được các bác sĩ chỉ định cho một số đối tượng nhất định như:

  • Người bệnh có vấn để về sức khỏe tiêu hóa và cần được kiểm tra.
  • Bệnh nhân không thể phát hiện được các bệnh lý dạ dày bằng phương pháp nội soi.
  • Bệnh nhân cấp tính về dạ dày và cần có hướng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa như: xuất huyết trong dạ dày, xung huyết tá tràng,…
  • Bệnh nhân bị viêm thực quản, đau dạ dày mức độ nặng.
  • Người đã từng có tiền sử chẩn đoán bị phì đại dạ dày, lở loét tá tràng, viêm teo, polyp dạ dày,…
  • Người có dị vật trong dạ dày hoặc bị rối loạn các chức năng của dạ dày.
  • Bệnh nhân bị các dị tật bẩm sinh tại ống tiêu hóa, bị sa dạ dày cấp tính.

Khi có ý định khám và điều trị các bệnh lý về dạ dày, phương pháp nội soi vẫn được sử dụng phổ biến trong việc chẩn đoán bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ áp dụng các phương pháp khác cho kết quả chẩn đoán bệnh chính xác như: chụp x quang, kiểm tra máu,…

>> Tìm hiểu thêm: 

Trên đây là lời đáp cho thắc mắc đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Thủ thuật nội soi dạ dày được chỉ định khá rộng và việc chẩn đoán bệnh bằng nội soi có độ chính xác cao hơn so với phương pháp khác chính vì thế người bệnh nên lựa chọn phương pháp nội soi để thăm khám bệnh. Hy vọng với bài viết này người bệnh sẽ có thêm những thông tin hữu ích để có thể lựa chọn được những phương pháp chẩn đoán bệnh đau dạ dày hiệu quả nhất.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x