Skip to main content

Vi khuẩn hp có tự hết không – Câu trả lời chuẩn xác nhất

  • Ngày đăng:

    17/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    209

Khi bị nhiễm vi khuẩn HP người bệnh thường băn khoăn vi khuẩn HP có tự hết không? Câu trả lời chuẩn xác nhất sẽ được giải đáp ngay bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Xem thêm: 

1. Vi khuẩn HP có tự hết không?

Vi khuẩn HP có tự hết không?
Vi khuẩn HP rất khó tiêu diệt 

Vi khuẩn HP có tự hết không? Câu trả lời là khuẩn HP không thể tự hết. Trái lại, chúng là loại vi khuẩn rất phổ biến, dễ bị tái nhiễm, khó tiêu diệt và cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter pylori hay H. pylori. Chúng là loại vi khuẩn đặc biệt có khả năng sống tại niêm mạc dạ dày, không bị tác động bởi acid và các loại men tiêu hóa. Theo thời gian, chúng gây ra những căn bệnh khó chịu tại dạ dày như viêm loét, tổn thương, xuất huyết dạ dày…

Vậy tại sao vi khuẩn HP không tự hết? Ta hãy cùng tìm hiểu lý do qua những thông tin tiếp theo ngay dưới đây nhé.

Xem thêm:

2. Tại sao vi khuẩn HP không tự hết?

Vi khuẩn HP có thể tổn tại ở nhiều môi trường khác nhau
Vi khuẩn HP có tự hết không là nỗi băn khoăn của rất nhiều người

Vi khuẩn HP có thể sống trong cơ thể con người, môi trường nước, môi trường đất, môi trường dạ dày… Trong đó vi khuẩn HP sống thuận lợi nhất trong môi trường dạ dày sẽ không bao giờ tự hết bơi những nguyên nhân sau:

Sống trong môi trường dạ dày:

  • Vi khuẩn HP có khả năng tự tạo ra chất đối kháng giúp duy trì sức mạnh và sự tàn phá của mình đối với niêm mạc dạ dày.
  • Nhờ có hệ thống lông roi linh hoạt, vi khuẩn HP có thể tránh được tác động của axit dịch vị, vừa có thể di chuyển nhanh chóng trong môi trường dạ dày dẫn đến khuẩn HP càng sinh sôi và phát triển ngày càng nhanh chóng hơn chứ không hề dễ bị tự tiêu diệt.
  • Có khả năng miễn dịch cơ thể rất cao nên vi khuẩn HP sẽ không bao giờ tự chết đi. Sở dĩ chúng có khả năng này là vì HP có thể tiết men urease rất mạnh ra ngoài, chúng đồng thời cũng phân giải urê trong dạ dày và hỗ trợ tạo thành amoniac bao quanh vi khuẩn khiến vi khuẩn có khả năng miễn dịch với cơ thể vô cùng mạnh mẽ.

Ngoài môi trường dạ dày, trong cơ thể người:

  • HP tồn tại trong khoang miệng, đường ruột, hốc xoang, mảng bám chân răng đặc biệt loại vi khuẩn này có thể sống rất tốt trong môi trường axit đậm đặc nơi dạ dày và hoành hành gây nên những thương tổn nghiêm trọng nơi vùng niêm mạc dạ dày.
  • Vi khuẩn Hp rất dễ dàng lây lan giữa người với người nguyên nhân chính là do môi trường sống, thời tiết cùng thói quen ăn uống đã tạo điều kiện thuận lợi cho loại vi khuẩn này hoành hành.

Môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước:

  • Vi khuẩn HP còn sống được trong môi trường đất, không khí và nước vi khuẩn HP dù có tuổi thọ rất ngắn và thường khá yếu ớt.
  • Tùy vào độ ẩm, nhiệt độ, điều kiện xung quanh mà vi khuẩn HP có thể tồn tại được trong khoảng 1 tiếng đến 4 tiếng đồng hồ trong thời gian tìm kiếm vật chủ khác để ký sinh.

Xem thêm: Vi khuẩn HP có lây qua hơi thở được không?

3. Làm thế nào để biết bị nhiễm vi khuẩn HP ?

Test hơi thở
Vi khuẩn hp có tự hết không và xác định nhiễm vi khuẩn HP bằng cách nào?

Hiện nay, có nhiều cách thức để xác định bản thân có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không, bạn có thể thử một trong những cách sau:

  • Test hơi thở: Bệnh nhân sẽ được thở vào một thiết bị, hơi thở của bệnh nhân tiếp tục được đưa đi phân tích tìm ra những chỉ số đánh giá xem mình có nhiễm vi khuẩn HP hay không. Xem thêm: Test vi khuẩn HP bằng hơi thở chính xác nhất như thế nào?
  • Thử máu: Khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP, chúng sẽ sản sinh ra kháng thể kháng HP và xét nghiệm máu có thể giúp bạn tìm ra câu trả lời mình có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không. Phương pháp này không đảm bảo độ chính xác trong việc tìm xác định sự tồn tại HP vì kháng thể kháng HP vẫn có thể xuất hiện khi vi khuẩn HP đã được tiêu diệt hoàn toàn.
  • Nội soi: Các bác sĩ sẽ dùng một ống dò đưa theo đường thực quản của bệnh nhân và quan sát những thương tổn và chẩn đoán tình trạng lây nhiễm vi khuẩn HP của người bệnh.
  • Xét nghiệm phân: Khi hệ tiêu hóa tồn tại vi khuẩn HP, loại vi khuẩn này sẽ đều đặn được thải ra ngoài bằng đường phân. Lúc này, xét nghiệm phân sẽ giúp các bác sĩ phát hiện ra vi khuẩn HP một cách chính xác bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Xét nghiệm phân được xem là cách xét nghiệm tìm vi khuẩn HP chính xác nhưng khá bất tiện và còn ẩn chứa nhiều vấn đề về vệ sinh đối với người bệnh và cả bác sĩ hay chuyên viên xét nghiệm.

Xem thêm: Xét nghiệm vi khuẩn HP ở đâu – Top 15 địa chỉ uy tín

4. Vậy bị nhiễm vi khuẩn HP có chữa được không?

Ngoài thắc mắc vi khuẩn hp có tự hết không người bệnh còn thắc mắc bị nhiễm vi khuẩn Hp có chữa được không? Rất may là câu trả lời lần này chính là “hoàn toàn có”. Vi khuẩn HP hoàn toàn có thể chữa được. Tuy nhiên, để loại bỏ triệt để HP khỏi cơ thể, người bệnh sẽ cần đặc biệt lưu ý nhiều yếu tố như:

  • Thăm khám và kiểm tra sức khỏe: Chỉ có thông qua xét nghiệm, bạn mới có thể xác định được tình trạng bệnh hiện tại của mình cũng như mức độ phát triển của HP. Và cũng chỉ có các bác sĩ có chuyên môn mới có thể kê cho bạn các loại thuốc phù hợp với đúng liều lượng để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. Xem thêm: Điều trị vi khuẩn hp bao lâu khỏi hoàn toàn?
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ
Khi bị nhiễm vi khuẩn HP bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ
  • Tuân thủ phác đồ điều trị: Các bác sĩ sẽ tiến hành ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân và kết hợp sử dụng các loại thuốc kháng sinh có những công dụng như bảo vệ niêm mạc, tiêu diệt vi khuẩn đồng thời điều chỉnh lại lượng axit dạ dày một cách cân bằng.
  • Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị và không được phép tự ý thay đổi các loại thuốc, để hạn chế tối đa tình trạng kháng kháng sinh khiến bệnh ngày càng thêm nặng và hạn chế tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
  • Tái kiểm tra thường xuyên: Bạn nên đi khám lại thường xuyên theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả của các loại thuốc đang sử dụng và có phương án điều chỉnh sớm nhất có thể.
  • Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh: 
Tránh xa các loại thức ăn nhiều dầu mỡ
Tránh xa các loại thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Không để cơ thể rơi vào trạng thái stress, căng thẳng mệt mỏi quá thường xuyên vì chúng dễ khiến hormone cơ thể và cả mức độ tiết axit dịch dạ dày thay đổi.
  • Tránh xa bia rượu, chất kích thích, ngủ sớm và dậy đúng giờ, tích cực luyện tập thể dục, vận động cơ thể để góp phần nâng cao sức đề kháng hỗ trợ quá trình tiêu diệt vi khuẩn HP thật tốt.
  • Không ăn những món ăn quá cứng, khó tiêu, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn có gia vị mạnh như cay, nóng, chua,… và chú ý ăn chậm, nhai kỹ để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Xem thêm: Vi khuẩn hp kiêng ăn gì? Top 11 thực phẩm nhiễm vi khuẩn HP nên tránh

  • Sử dụng nano curcumin để hỗ trợ tiêu diệt HP: Nano curcumin với công nghệ Nano với những công dụng tuyệt vời giúp bạn tiêu diệt tới hơn 65 chủng HP bao gồm cả một số chủng đã kháng kháng sinh, tăng cường yếu tố bảo vệ dạ dày, nên sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi sự đe dọa của HP.

Xem thêm: 14 tác dụng của Nano curcumin – Bạn không nên bỏ qua

Vi khuẩn HP có tự hết không? Câu trả lời chính xác vẫn là không. Nếu bạn đã được xác định nhiễm vi khuẩn HP, hãy tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị và giữ gìn lối sống lành mạnh để tiêu diệt triệt để loại vi khuẩn này và bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x