Vi khuẩn HP sống được bao lâu trong dạ dày và ngoài cơ thể?
-
Ngày đăng:
06/06/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
349
Nội dung bài viết
ToggleVi khuẩn HP sống được bao lâu? Thời gian phát tác thế nào? Hãy cùng tìm hiểu đặc điểm sinh tồn của loại vi khuẩn này để hiểu được cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Xem thêm:
- Điều trị vi khuẩn HP trong bao lâu thì khỏi?
- Khuẩn hp có lây qua đường nước bọt hay không?
- Thắc mắc vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không?
1. Vi khuẩn HP là gì?
Trước khi đi vào xác định chính xác vi khuẩn HP sống được bao lâu, chúng ta cần biết loại vi khuẩn hp là gì?. Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, được xếp vào dạng xoắn khuẩn có thể tồn tại và hoạt động tốt cả trong môi trường bên dưới lớp lót dạ dày tương đối khắc nghiệt.
Vi khuẩn HP cũng là một loại khuẩn gram,có đặc tính kỵ khí, vì thế vi khuẩn HP có khả năng tồn tại trong môi trường thiếu khí oxy. Nhờ vào có hình xoắn nên vi khuẩn HP tấn công dễ dàng vào lớp lót dạ dày của những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn. Tại đây, vi khuẩn HP không ngừng điều chỉnh tính axit trong môi trường để chúng sống sót và phát triển tốt.
2. Vi khuẩn HP sống được bao lâu?
2.1 Vi khuẩn HP sống được bao lâu trong dạ dày?
2.1.1 Khuẩn HP sống trong dạ dày được bao lâu?
Việc khuẩn HP sống được trong dạ dày bao lâu theo các chuyên gia nhận định là do con người quyết định. Tức là nếu người nhiễm vi khuẩn HP không có tác động hoặc biện pháp can thiệp thì vi khuẩn HP chẳng những không bị tiêu diệt mà còn sinh sôi nhiều hơn.
Môi trường niêm mạc dạ dày chính là nơi thuận lợi cho khuẩn HP sinh sôi và phát triển, chúng sẽ không bao giờ tự chết đi bởi khả năng tự kháng miễn dịch của cơ thể rất cao. Cũng theo thống kê thì có khoảng 1/2 dân số thế giới đang sống chung với loại khuẩn này. Tuy nhiên nếu người nhiễm tuân thủ những phác đồ điều trị thích hợp thì chúng sẽ hoàn toàn có thể bị tiêu diệt.
Bây giờ bạn đã trả lời được câu hỏi vi khuẩn hp sống được bao lâu rồi phải không?
2.1.2 Tại sao vi khuẩn HP sống được trong dạ dày?
Đã bao giờ các bạn đặt câu hỏi tại sao vi khuẩn hp sống được trong dạ dày chưa? Chính nhờ hệ thống lông roi linh hoạt giúp khuẩn HP có thể di chuyển nhanh chóng trong môi trường dạ dày đồng thời giúp vi khuẩn HP tránh được tác động của acid dịch vị. Đây cũng chính là lý do vi khuẩn HP sống được trong dạ dày lúc nào cũng đầy dịch vị acid.
2.2 Vi khuẩn HP sống được bao lâu ngoài cơ thể?
2.2.1 Thời gian sống trong môi trường nước
Do cấu tạo của vi khuẩn HP có khả năng thay đổi cấu trúc từ dạng xoắn khi ở trong dạ dày sang dạng cầu (coccoid) khi hoạt động trong môi trường nước nên chúng có thời gian sống trong nước tự nhiên ngoài ao hồ, sông suối,… là khoảng vài giờ. Tuy nhiên, nếu môi trường nước có nhiệt độ trên 100 độ C, vi khuẩn HP sẽ bị tiêu diệt.
2.2.2 Thời gian sống trong môi trường đất
Thời gian sống của vi khuẩn HP trong môi trường đất cũng tương tự thời gian sống trong nước khởi khả năng biến đổi cấu trúc sang dạng cầu giúp cơ thể vi khuẩn tồn tại lâu hơn.
2.2.3 Vi khuẩn HP sống được bao lâu trong không khí?
Thời gian sống được của vi khuẩn HP trong môi trường không khí được xác định là từ 60 phút đến 4 giờ đồng hồ. Nguyên nhân là do khi tồn tại trong không khí, vi khuẩn HP không được cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. HP có thể sinh tồn trong khoảng thời gian này là bởi hàm lượng chất dinh dưỡng được dữ trữ trước đó trong cơ thể. Yếu tố ảnh hưởng đến vi khuẩn HP sống được bao lâu trong môi trường không khí của vi khuẩn HP còn có thể tùy thuộc vào các yếu tố khác như nhiệt độ môi trường, độ ẩm không khí…
Xem thêm: Vi khuẩn HP sống được bao lâu trong không khí?
3. Vi khuẩn HP sống ở môi trường nào?
Vi khuẩn hp sống được bao lâu và môi trường nào là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Môi trường sống của vi khuẩn HP khá đa dạng và , nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là chất nhầy của niêm mạc dạ dày. M
Chất nhầy niêm mạc dạ dày: Đây là một trong những khu vực tập trung nhiều vi khuẩn HP nhất. Trong môi trường niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP sẽ hoạt động tốt và không bao giờ tự chết đi do tự cơ thể chúng có khả năng biến đổi và thích nghi với môi trường sống xung quanh mình.
Vi khuẩn HP sống ở khoang miệng: Số lượng vi khuẩn HP trong khoang miệng thường ít hơn tại niêm mạc dạ dày và thời gian sống của chúng cũng ngắn hơn do khu vực này thường xuyên tiếp xúc với nước súc miệng, kem đánh răng và một số loại thực phẩm chứa axit mạnh từ thực phẩm đồ chua, cay…
Vi khuẩn HP sống ở phân, chất thải: Trong phân của mỗi người tồn tại một lượng vi khuẩn HP nhất định do lượng chất thải này đã từng tiếp xúc với môi trường có chứa vi khuẩn HP ở dạ dày. Sau khi được đào thải ra ngoài cơ thể, vi khuẩn HP trong phân tồn tại không lâu.
4. Đối tượng nhiễm vi khuẩn HP là ai?
Theo thống kê hiện nay có đến khoảng 50% số lượng người trên thế giới mắc phải vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này có tính phổ biến chỉ xếp sau vi khuẩn dẫn đến sâu răng. Các đối tượng nhiễm vi khuẩn HP thường là:
- Những người ăn uống, sinh hoạt chung với người bị nhiễm khuẩn HP. Nguyên nhân là bởi vi khuẩn HP tồn tại rất nhiều trong nước bọt sẽ lây lan sang người ăn uống cùng thông qua hành động gắp thức ăn, ăn uống chung bát, cốc, đũa… hoặc một số cử chỉ thân mật (hôn nhau), giao tiếp quá gần khiến nước bọt bắn ra ngoài và người đối diện hít phải.
- Người sử dụng nguồn thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn: Vì có thể sống trong môi trường bên ngoài một thời gian nhất định nên vi khuẩn HP có thể tồn tại trong các loại thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh gây ra nguy cơ lây nhiễm.
- Người có người thân trong gia đình có tiền sử nhiễm khuẩn HP cũng có khả năng mắc phải do yếu tố di truyền.
5. Cách phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP
Hiện nay cách phát hiện nhiễm vi khuẩn HP chính xác nhất phải kể đến:
- Nội soi dạ dày: Thông qua kỹ thuật nội soi, mẫu thử tại dạ dày sẽ được lấy để tiến hành xét nghiệm nhằm chuẩn đoán chính xác bệnh nhân có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không.
- Test thử Ure: Phương pháp này bệnh nhân chỉ cần thở vào một thiết bị để phân tích kết quả dương tính hoặc âm tính với vi khuẩn HP. Đây là phương pháp tương đối đơn giản và có thể dễ dàng thực hiện được với cả trẻ em.
- Ngoài ra còn có phương pháp xét nghiệm phân, xét nghiệm máu,… để phát hiện vi khuẩn HP. Tuy nhiên những phương pháp này không được ưu tiên vì độ chính xác không cao như 2 phương pháp trên
6. Phương pháp điều trị và phòng tránh vi khuẩn HP
Phương pháp điều trị:
Việc vi khuẩn hp sống đươc bao lâu cũng phụ thuộc vào phương pháp và phác đồ điều trị. Phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để điều trị triệt để vi khuẩn HP chính là sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Thông thường một liệu trình điều trị vi khuẩn HP ngắn ngất kéo dài từ khoảng 7 đến 17 ngày. Thời gian điều trị tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người cũng như tình trạng nhiễm khuẩn HP nhiều hay ít.
Cách phòng ngừa vi khuẩn HP
- Chế độ ăn uống hợp vệ sinh, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, không ăn quá no trước khi ngủ. Hạn chế căng thẳng, stress, lo lắng,…
- Nên thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ khu vực sinh hoạt, đặc biệt là nhà bếp phải luôn được giữ sạch sẽ.
- Vi khuẩn HP cũng có thể xuất hiện và tồn tại ở động vật, vì vậy nếu nhà bạn đang có nuôi các loại thú cưng như chó, mèo,… nên chú ý làm vệ sinh thường xuyên cho chúng.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực hiện những xét nghiệm vi khuẩn HP khi có người thân trong gia đình đang nhiễm phải loại vi khuẩn này.
- Có kế hoạch sử dụng đồ sinh hoạt hợp lý với những thành viên, người thân trong gia đình đã nhiễm khuẩn HP và chủ động sử dụng đồ dùng cá nhân để phòng ngừa nguy cơ lây khuẩn HP.
Xem thêm: 14 cách phòng ngừa vi khuẩn HP triệt để
Những thông tin trên bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “vi khuẩn HP sống được bao lâu”, cách phát hiện cũng như những biện pháp thích hợp phòng ngừa loại vi khuẩn này hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, nếu bạn đang gặp phải một số vấn đề bất ổn về dạ dày, nên tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thực hiện các xét nghiệm vi khuẩn HP phù hợp.