Skip to main content

Mách bạn 10 cách chữa viêm dạ dày tá tràng

  • Ngày đăng:

    09/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    271

Viêm dạ dày tá tràng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Vậy cách chữa viêm dạ dày tá tràng nào hiệu quả? Hãy theo dõi ngay 10 cách dưới đây nhé!

Xem thêm:

1. Những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày tá tràng

Viêm dạ dày tá tràng
Viêm dạ dày tá tràng gây ra nhiều biến chứng nguy hại nếu không điều trị kịp thời

Viêm dạ dày tá tràng là một bệnh lý về đường tiêu hóa, xảy ra khi niêm mạc dạ dày – tá tràng bị viêm hoặc xảy ra những thương tổn. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào và có thể gây ra những biến chứng nguy hại nếu không được phát hiện và có hướng điều trị kịp thời.

Nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng .

Để có cách chữa viêm dạ dày tá tràng hiệu quả, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh:

  • Do nhiễm vi khuẩn Hp
  • Thói quen ăn uống không khoa học
  • Sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích
  • Do stress, mệt mỏi

Triệu chứng viêm dạ dày tá tràng

Những triệu chứng điển hình thường gặp phải ở người bị viêm dạ dày tá tràng có thể kể đến:

  • Đau bụng vùng trên rốn
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Chướng bụng, đầy hơi khó tiêu
  • Buồn nôn hoặc nôn nhiều
  • Hôi miệng hôi
  • Cảm giác đắng miệng khiến người bệnh ăn không ngon
  • Cùng với đó người bệnh có thể bị mất ngủ hoặc bị tiêu chảy.

2. Mách bạn 10 cách chữa viêm dạ dày tá tràng an toàn

Bệnh viêm dạ dày tá tràng hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm. Việc điều trị bệnh có thể yêu cầu sử dụng các phương pháp y học hiện đại, thuốc dân gian điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt.

2.1. Điều trị viêm dạ dày tá tràng theo y học hiện đại

Để có thể chữa bệnh hiệu quả, các bác sĩ sẽ tuân nguyên tắc ức chế hoạt động của vi khuẩn và giảm tiết dịch axit, từ đó hồi phục tổn thương niêm mạc dạ dày. Phác đồ điều trị viêm dạ dày phù hợp dưới đây:

2.1.1. Phác đồ trị viêm dạ dày tá tràng bằng thuốc kháng sinh

Trong trường hợp người bệnh đau dạ dày xét nghiệm dương tính với khuẩn HP – Helicobacter pylori, việc điều trị sẽ bắt buộc phải có sự hiện diện của các loại thuốc kháng sinh để ức chế và tiêu diệt khuẩn HP. Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng  để chữa viêm dạ dày tá tràng gồm có:

Thuốc Furazolidone: Furazolidone ức chế, cản trở monoamine oxidase liên kết với những men vi khuẩn từ đó giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn trong đó vi khuẩn HP. Liều lượng sử dụng: mỗi ngày uống 2 viên sau bữa ăn, 2 viên/ngày.

Thuốc Fluoroquinolones: Fluoroquinolones ngăn cản quá trình tổng hợp DNA của một số loại vi khuẩn. Liều lượng sử dụng: Mỗi ngày uống 1 viên và uống liên tục 2 ngày sau khi ăn khoảng 30 phút.

Thuốc Rifabutin (dạng bán tổng hợp): Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn rất cao. Để mang lại hiệu quả cao nhất, thuốc sẽ được kết hợp với Amoxicillin.

2.1.2. Phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng từ thuốc ức chế bơm proton

Các loại thuốc ức chế bơm Proton gồm có:

  • Thuốc Nexium: Giúp giảm dịch axit dạ dày, duy trì nồng độ pH của dạ dày ổn định. Liều dùng: mỗi ngày 2 viên chia làm 2 lần, uống sau khi ăn.
  • Thuốc Omeprazole: Điều chế tiết axit mạnh, đặc biệt khi kết hợp thuốc Omeprazole với các loại thuốc kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Liều lượng sử dụng: 40mg/ngày chia thành 2 lần, uống sau các bữa ăn.
  • Thuốc Nexipraz: Kìm hãm quá trình bơm proton thuốc Nexipraz mang lại hiệu quả rất cao trong việc điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng. Liều lượng sử dụng: mỗi ngày 2 viên, chia làm 2 lần sử dụng sau khi ăn.

Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì hiệu quả ?

2.2. Bài thuốc dân gian điều trị viêm dạ dày tá tràng

Theo dân gian, có khá nhiều loại rau củ quả và thảo mộc có khả năng hỗ trợ chữa viêm dạ dày tá tràng rất tốt. Dưới đây là một số loại phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo.

2.2.1. Bông cải xanh

Công dụng của bông cải xanh:

  • Bông cải xanh có chứa nhiều chất xơ giúp giảm vi khuẩn có hại cho đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa.
  • Hoạt chất Sulforaphane có trong bông cải xanh còn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.

Nguyên liệu chuẩn bị: 500 gam bông cải xanh

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bông cải xanh rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn
  • Bước 2: Cho nước vào nồi và đun cho tới khi sôi thì bỏ bông cải xanh vào
  • Bước 3: Khi nước sôi từ 2-3 phút các bạn tắt bếp và có thể sử dụng được

Cách sử dụng: Để vừa miệng các bạn có thể chấm bông cải xanh với nước chấm khi ăn. Đặc biệt các bạn không nên luộc bông cải xanh chín quá sẽ làm mất hoạt chất Sulforaphane.

2.2.2. Chè dây

Công dụng của chè dây: Chè dây có chứa hoạt chất Flavonoid có tác dụng chống viêm, làm lành nhanh tổn thương, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng.

Nguyên liệu chuẩn bi: 50- 60 gam chè dây

Cách thực hiện:

  • Bước 1: lá chè dây rửa sạch để ráo nước
  • Bước 2: vò lá chè dây rồi cho vào ấm, tráng qua chè dây với một ít nước đun sôi, sau đó đổ hết phần nước đó đi
  • Bước 3: đổ nước ngập nước sôi vào hãm trà trong khoảng 10 phút.

Cách sử dụng: Dùng thay nước uống hàng ngày, đặc biệt các bạn nên uống trước bữa ăn khoảng 20-30 phút để quá trình điều trị viêm dạ dày tá tràng đạt hiệu quả cao nhất.

2.2.3. Chữa viêm dạ dày tá tràng bằng bắp cải

Cải bắp
Bông cải xanh

Công dụng của bắp cải:

  • Bắp cải rất giàu vitamin và chất xơ, giúp hệ tiêu hóa và dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.
  • Hàm lượng lớn vitamin U có trong bắp cải có tác dụng chống viêm loét dạ dày tá tràng rất hiệu quả.

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 kg bắp cải

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch từng lá bắp cải rồi để ráo nước
  • Bước 2: Thái nhỏ bắp cải rồi chần qua nước sôi sau đó vớt bắp cải ra, để ráo nước
  • Bước 3: Cho bắp cải vào máy ép lấy nước

Cách sử dụng: 

Nên uống trực tiếp nước ép bắp cải hoặc có thể cho thêm chút gừng và muối tùy theo khẩu vị. Để cách chữa bệnh viêm dạ dày tá tràng bằng cải bắp đem lại hiệu quả cao nhất , bạn nên uống từ 0,5- 1 lít nước ép bắp cải mỗi ngày. Lưu ý không nên uống cùng một lúc mà có thể chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

*Lưu ý: Ngoài việc sử dụng nước ép bắp cải bạn cũng có thể luộc bắp cải để ăn thay rau trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng rất tốt.

2.2.4. Cách điều trị viêm dạ dày tá tràng lá khôi tía

Công dụng của lá khôi tía: Theo các công trình nghiên cứu khoa học, hoạt chất Tanin có trong lá khôi có tác dụng trung hòa lượng acid dịch vị, tạo nên lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng, từ đó giảm các triệu chứng đau và làm lành tổn thương giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng.

Nguyên liệu chuẩn bị: 40- 60 gam lá khôi

Cách thực hiện:

  • Bạn chỉ cần rửa sạch lá khôi rồi đem đi nấu chắt lấy nước cốt để uống hàng ngày.
  • Kiên trì thực hiện chỉ sau một thời gian bệnh viêm dạ dày tá tràng của bạn sẽ được hỗ trợ điều trị hiệu quả.

2.2.5. Lá mơ

Công dụng của lá mơ trong việc chữa viêm dạ dày tá tràng: Lá mơ có chứa lượng lớn tinh dầu, có tác dụng như một loại kháng sinh nhẹ cho đường ruột. Hoạt chất có trong lá mơ còn giúp giảm sưng, phục hồi nhanh chóng các tổn thương, làm dịu nhanh cơn đau dạ dày, từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh viêm dạ dày tá tràng

Cách 1: Cách chữa bệnh viêm dạ dày tá tràng bằng nước ép lá mơ

Nguyên liệu chuẩn bị: 40 gam lá mơ lông

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá mơ với nước rồi để ráo nước
  • Bước 2: Xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt

Cách sử dụng:

  • Sau khi thu được nước lá mơ các bạn nên uống trực tiếp vào trước bữa ăn sáng và tối.
  • Mỗi ngày nên uống 2 lần để đạt hiệu quả cao nhất trong việc điều trị viêm dạ dày tá tràng.

Cách 2: Lá mơ hấp với trứng gà

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 3 quả trứng gà
  • 1 nắm lá mơ

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1 : Rửa sạch lá mơ, để ráo nước rồi thái nhỏ cho vào bát
  • Bước 2: Đập trứng vào bát và trộn đều với lá mơ, thêm chút gia vị cho dễ ăn
  • Bước 3: Hấp cách thủy trứng gà rau mơ khoảng 15- 20 phút là có thể ăn được

Cách sử dụng: Để có thể đạt được hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng người bệnh nên ăn trứng gà hấp lá rau mơ mỗi tuần 3 lần.

2.2.6. Nghệ tươi

Nghệ và mật ong
Nghệ và mật ong

Công dụng: Nghệ có chứa hoạt chất Curcumin có tác dụng chống viêm, làm lành nhanh tổn thương ở dạ dày – tá tràng từ đó giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm dạ dày tá tràng.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 củ nghệ tươi
  • 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nghệ tươi đem rửa sạch, gọt vỏ rồi giã nát để vắt lấy nước cốt
  • Bước 2: Cho nước cốt nghệ vào một bát nhỏ rồi trộn đều nước nghệ với mật ong để thu được hỗn hợp đồng nhất

Cách sử dụng: Bạn nên uống trực tiếp hỗn hợp này sau bữa ăn trưa và tối khoảng 30 phút để có thể đẩy lùi hiệu quả bệnh viêm dạ dày tá tràng.

*Lưu ý: Nano curcumin là chiết xuất nghệ tươi có có độ tan tốt và khả năng hấp thu cao gấp 40-50 lần so với nghệ tươi, an toàn và hoàn toàn không gây nóng giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng.

Xem thêm: 

2.3. Chữa viêm dạ dày tá tràng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống

Đối với các bệnh trong hệ tiêu hóa, chế độ ăn uống có tác động rất lớn tới việc hồi phục sức khỏe và các tổn thương. Người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nên chú ý một số điều sau.

2.3.1. Thói quen ăn uống khoa học

  • Xây dựng cho mình thói quen ăn uống đúng giờ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để dạ dày luôn có thức ăn giúp trung hòa acid dịch vị
  • Nên nhai kỹ khi ăn để tăng bài tiết của nước bọt, giúp quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn
  • Ăn chín uống sôi để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại cho dạ dày, tá tràng
  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói vì dễ khiến dạ dày bị tổn thương.

2.3.2. Thực phẩm bạn nên bổ sung

Chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị viêm dạ dày tá tràng

Trong quá trình chữa viêm dạ dày tá tràng, bạn nên bổ sung bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như:

Bổ sung vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn: Giúp trung hòa acid dịch vị dễ dàng hơn, làm lành nhanh những tổn thương ở niêm mạc dạ dày – tá tràng. Những thực phẩm này thường có trong trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, rau củ có màu đỏ và xanh đậm, ngũ cốc…

Thức ăn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày: Giúp hạn chế ảnh hưởng của các tác nhân gây hại, khiến dạ dày- tá tràng bị tổn thương, làm tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày co thể kể đến như: Đậu bắp, nghệ, mật ong,…

Thức ăn làm giảm tiết dịch acid: Nên ăn những loại thức ăn giúp giảm tiết dịch acid để hạn chế những cơn đau mà bệnh viêm dạ dày tá tràng gây ra, phục hồi nhanh những tổn thương ở dạ dày – tá tràng. Các bạn có thể bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày như: mật ong, dầu thực vật, cơm, bánh mì, cháo, súp, khoai luộc…

Thực phẩm làm lành tổn thương tại các vết loét dạ dày: Nên ăn những thực phẩm làm lành tổn thương tại các vết loét dạ dày để có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng hiệu quả. Có thể kể đến các loại thực phẩm như: súp lơ, cá, bắp cải, nghệ.

Xem thêm: Tham khảo viêm dạ dày hành tá tràng nên ăn gì?

2.3.3. Thực phẩm nên hạn chế

Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng bạn nên hạn chế các loại thực phẩm sau:

Hạn chế đồ ăn cay: Đồ ăn cay dễ gây kích thích dạ dày, làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày, làm dạ dày- tá tràng bị tổn thương từ đó khiến cho bệnh viêm dạ dày tá tràng tiến triển ở mức độ nặng hơn. Người bệnh cần hạn chế những loại gia vị cay hay các món ăn cay như: mì cay, ớt, hạt tiêu, sa tế,…

Hạn chế các chất kích thích: Lạm dụng các chất kích thích sẽ kích thích tăng tiết acid dịch vị dạ dày gây tổn thương và bào mòn niêm mạc dạ dày – tá tràng, khiến các ổ viêm loét càng trở nên nghiêm trọng hơn. Các chất kích thích mà người bệnh cần hạn chế bao gồm: rượu bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc, đồ uống có  gas…

Không nên ăn các loại đồ ăn chế biến sẵn: Ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động quá mức, tổn thương ở dạ dày – tá tràng càng nghiêm trọng hơn vì các đồ này thường khá khó tiêu và có nhiều muối, gây hại đến cơ thể. Không nên ăn những đồ ăn chế biến sẵn như: xúc xích, giò chả, thịt hộp, lạp xưởng, thịt hun khói…

Không ăn các loại hoa quả chua:  Để chữa viêm dạ dày tá tràng hiệu quả bạn nên tránh ăn các loại hoa quả có tính axit mạnh bởi chúng sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày- tá tràng khiến những tổn thương càng nghiêm trọng hơn. Những loại quả bạn không nên ăn: cam, quýt, cóc, xoài, ổi, khế…

Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng: Việc sử dụng những thực phẩm này sẽ gây đầy hơi, chướng bụng khiến hệ tiêu hóa làm việc vất vả hơn, từ đó dạ dày- tá tràng cũng dễ bị tổn thương nặng nề hơn. Những thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như: nước ngọt, nước có gas, hành muối, dưa cà muối, cần tây, giá đỗ…

Xem thêm: 16 nhóm thực phẩm bạn không nên ăn khi bị đau dạ dày

2.4. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh đau dạ dày dày tá tràng, cụ thể:

  • Hạn chế stress
  • Ngủ đủ giấc và không nên thức khuya để dạ dày- tá tràng được nghỉ ngơi.
  •  luyện tập thể dục thể thao, vận động nhẹ nhàng
  • Sau khi ăn không nên làm việc và vận động mạnh để không làm cản trở hoạt động tiêu hóa của dạ dày
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại cho dạ dày.

Hi vọng với các cách chữa viêm dạ dày tá tràng ở trên sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích giúp trong việc điều trị bệnh. Hãy thăm khám kịp thời khi thấy có những triệu chứng nhé!

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x