Vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Chủ quan có thể dẫn đến chết người
-
Ngày đăng:
06/06/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
373
Nội dung bài viết
ToggleNhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không là câu hỏi hàng đầu được mọi người quan tâm bởi khuẩn HP được xem là loại vi khuẩn phổ biến hàng đầu thế giới, chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Đâu là cách phát hiện cũng như cách điều trị loại vi khuẩn này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Xem thêm:
- Vi khuẩn hp sống được bao lâu?
- Giải đáp: Vi khuẩn HP có trị được không?
- Trả lời thắc mắc vi khuẩn HP có lây không?
1. Vi khuẩn hp là gì?
Vi khuẩn HP là gì? Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là loại vi khuẩn tồn tại và sinh sôi ngay trong dạ dày con người. Sở dĩ loài vi khuẩn này chọn dạ dày làm nơi cư ngụ là vì chúng có khả năng tiết ra một loại enzym mang tên Urease, giúp trung hòa acid có tại nơi đây. Vi khuẩn HP có thể sống và phát triển trong lớp nhầy ở bề mặt niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP chính là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh với mức độ nguy hiểm khác nhau.
Xem thêm:
- Vi khuẩn HP sống ở đâu? Top 7 nơi tồn tại hàng đầu vi khuẩn HP
- Vi khuẩn HPylori thuộc nhóm vi sinh vật nào?
- Vi khuẩn HP lây qua đường thở như thế nào?
2. Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Việc nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho đường tiêu hóa. Cụ thể vi khuẩn hp nguy hiểm như thế nào thì các bạn có thể xem ngay phần dưới đây:
2.1 Rối loạn tiêu hoá
Theo thống kê có tời 50% người bị bệnh có chứng khó tiêu không do loét. Vi khuẩn HP có thể làm ngưng trệ quá trình sản xuất acid để tiêu hóa thức ăn bên trong dạ dày. Điều này dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp này thì người bệnh thường bị chứng táo bón, bị tiêu chảy khi lượng nước thừa được bài tiết vào ruột.
Đây chính là biến chứng có thể xảy ra khi bị nhiễm vi khuẩn HP. Bây giờ bạn đã trả lời được câu hỏi nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không chưa?
2.2 Viêm teo niêm mạc dạ dày
Vi khuẩn HP có thể gây viêm loét dạ dày, phá hủy niêm mạc sau thời gian dài. Tế bào tuyến của dạ dày bị mất đi, thay vào đó thì các biểu mô dạng niêm mạc ruột, tuyến môn vị và môn xơ xuất hiện.
Ở giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ gặp phải viêm teo niêm mạc. Các triệu chứng thường thấy là đau bụng, buồn nôn và nôn, chán ăn, thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt, ù tai, vv…
2.3 Viêm loét dạ dày tá tràng
Theo thống kê thì có tới 90 -95% người bị viêm loét tá tràng do vi khuẩn HP gây nên và trên 70-85% người bệnh có loét dạ dày. Khi đã phát triển tới một mức độ nào đó mà không được kiểm soát, vi khuẩn HP sẽ tác động sâu vào trong niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày – tá tràng bị chảy máu. Về lâu dài thì bệnh sẽ khiến bệnh nhân bị thiếu máu, có nguy cơ tử vong cao.
Vậy việc nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không bạn đã trả lời được câu hỏi này chưa?
2.4 Viêm dạ dày
Theo thống kê có tời 90% người bệnh bị viêm dạ dày do khuẩn HP gây nên. Ban đầu thì vi khuẩn HP chỉ làm niêm mạc của dạ dày bị viêm cấp tính. Lúc này người bệnh sẽ bị các triệu chứng nhẹ hơn như buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi… Nhưng khi đã chuyển sang gián đoạn mãn tính thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nhiều.
2.5 Ung thư dạ dày
Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Ung thư dạ dày chính là biến chứng có thể xảy ra khi bị nhiễm khuẩn HP. Theo thống kê khoảng 90% các ca ung thư dạ dày có liên quan đến khuẩn HP. Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của vi khuẩn HP. Tình trạng viêm loét dạ dày lâu năm sẽ dẫn đến ung thư ở khu vực này.
Biểu hiện của bệnh lúc này khá đơn giản, thường bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác như đau tức thượng vị, ợ chua, chướng bụng đầy hơi… nên việc nhận dạng bệnh khá khó khăn. Thường thì chỉ tới các giai đoạn cuối thì người bệnh mới phát hiện.
Xem thêm: Nhiễm vi khuẩn HP có gây ngứa không?
3. Vi khuẩn HP lây qua con đường nào?
Như đã trả lời câu hỏi ở trên: Nhiễm vi khuẩn hp có nguy hiểm không? Đây là loại khuẩn nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bởi khuẩn hp là một trong những loại vi khuẩn lây lan rất mạnh. Vi khuẩn HP thường lây lan qua các con đường sau đây:
Đường miệng – miệng: Không chỉ ở riêng vùng niêm mạc, vi khuẩn HP còn tồn tại ở nước bọt, các mảng bám ở răng và khoang miệng người bệnh. Do đó vi khuẩn có thể lây lan khi người bệnh hôn, dùng chung chén đũa, vv…
Đường phân – miệng: Vi khuẩn cũng tồn tại cả trong phân của người bệnh nên rất dễ bị lây truyền qua tay (khi không rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, cầm nắm thực phẩm, đưa cho người khác sử dụng) hoặc qua các con vật trung gian như gián, chuột, ruồi,…sau đó đậu trên thực phẩm và chúng ta ăn trực tiếp.
Đường dạ dày – dạ dày: Vi khuẩn HP cũng có thể lây lan thông qua quá trình thực hiện nội soi dạ dày ở các cơ sở y tế. Dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch cũng là một con đường lây lan bệnh khá lý tưởng.
Chi tiết xem:
4. Cách phát hiện vi khuẩn HP
Các bác sĩ chuyên khoa có thể xác định bệnh thông qua 4 phương pháp chính như sau:
Xét nghiệm hơi thở: Bệnh nhân xét nghiệm sẽ được uống một lượng chất lỏng vô hại hoặc uống 1 viên thuốc chuyên dùng. Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ thì bác sẽ sẽ lấy mẫu hơi thở để xét nghiệm vi khuẩn.
Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP: Người bệnh có thể tự thu thập mẫu phân của mình, cho vào bao nilon chuyên dụng để đem đi xét nghiệm. Để xét nghiệm cho kết quả chính xác thì người bệnh không được dùng thuốc kháng sinh, bismuth, thuốc trung hòa acid dạ dày, thuốc kháng acid, thuốc bao vết loét dạ dày… trong vòng 2 tuần trước khi xét nghiệm. Bệnh nhân cũng không được để mẫu phân lẫn với nước tiểu. Ngoài ra thì nếu muốn, bệnh nhân cũng có thể đến cơ sở y tế để được lấy mẫu phân trực tiếp từ trực tràng.
Phương pháp nội soi: Phương pháp này dùng một ống nhỏ có gắn kèm camera để luồn vào dạ dày thông qua miệng để xác định vị trí của vết loét. Lúc này thì một số mẫu bệnh sẽ được đem ra ngoài để tiến hành xét nghiệm.
Xét nghiệm máu: Các bác sĩ sẽ xét nghiệm huyết thanh của bệnh nhân để đo kháng thể kháng H. pylori đặc hiệu để xác định xem bệnh nhân có bị
Việc tìm ra vi khuẩn hp sớm là điều rất quan trọng bởi từ đó có cách điều trị phù hợp. Như đã trả lời câu hỏi: Nhiễm vi khuẩn hp có nguy hiểm không ở trên thì các biến chứng mà nó mang lại là rất nguy hiểm.
5. Ai là người có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP
Những đối tượng nào sẽ dễ bị nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP. Cùng xem chi tiết:
Trẻ em: Trẻ em là đối tượng hiếu động, có các thói quen sờ, ngậm vật lạ vào miệng. Chính vì vậy mà đối tượng này rất dễ bị nhiễm khuẩn HP.
Người sống và làm việc trong môi trường thiếu vệ sinh: Những người làm việc trong môi trường thiếu vệ sinh, những người làm công nhân vệ sinh, phải tiếp xúc nhiều với chất thải cũng là những đối tượng khá dễ bị nhiễm khuẩn.
Người làm việc trong lĩnh vực y tế: Các bác sĩ và y tá, điều dưỡng thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm HP vẫn có thể nhiễm khuẩn nếu không cẩn thận.
Người khám bệnh ở các cơ sở y tế yếu kém: Các dụng cụ y tế không được vệ sinh đúng chuẩn tại những cơ sở y tế này cũng là con đường lây lan khá lý tưởng của vi khuẩn HP nói riêng.
Người sống và sinh hoạt cùng những người có khuẩn HP: người nhà, đồng nghiệp, …
Đối tượng bị lây nhiễm khuẩn HP là rất rộng bởi vậy với câu hỏi: nhiễm vi khuẩn hp có nguy hiểm không các bạn có thể tự trả lời được rồi phải không.
6. Cách điều trị và phòng ngừa vi khuẩn HP
Cách điều trị khuẩn HP
Như câu hỏi: nhiễm vi khuẩn hp có nguy hiểm không? đã được trả lời ở trên thì các biến chứng khi bị nhiễm khuẩn hp là rất nguy hiểm vì vậy phải có cách điều trị sớm để tránh các rủi ro. Vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày có thể được điều trị theo phác đồ riêng. Theo đó thì phác đồ này sẽ sử dụng ít nhất là 2 loại kháng sinh cùng với thuốc có tác dụng ức chế acid dạ dày.
Thuốc kháng sinh đóng vai trò tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả, trong khi đó thì thuốc ức chế acid sẽ giúp ích cho quá trình làm lành vết loét, điều trị viêm dạ dày hiệu quả.
Bên cạnh đó thì để tăng cường hiệu quả của kháng sinh, bệnh nhân cũng có thể kết hợp thêm kháng thể chống khuẩn HP. Đây là một phát minh đến từ Nhật Bản.
Chi tiết xem:
Cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn hp
Vi khuẩn HP hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu biết cách. Để phòng ngừa vi khuẩn HP thì ta có thể làm theo các cách sau đây:
- Hạn chế sử dụng chung các dụng cụ ăn uống thường ngày như chén, đũa, muỗng, hạn chế gắp thức ăn cho nhau.
- Hạn chế ăn uống ở các quán ăn ven đường có dấu hiệu mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nên tiến hành diệt trừ chuột, ruồi muỗi kiến gián… Giữ vệ sinh chén đũa cùng các dụng cụ sinh hoạt sạch sẽ.
- Không hôn hít tùy tiện, nhất là hôn hoặc mớm thức ăn cho trẻ em.
- Nên vệ sinh sạch sẽ cho thú cưng vì chúng cũng có thể là những nguồn bệnh nguy hiểm.
- Hạn chế ăn các món ăn sống như rau trộn, gỏi, tiết canh… cùng các thực phẩm lên men như mắm cá, mắm tôm, mắm ruocs, các loại đồ chua… Các món ăn này cũng có thể giúp vi khuẩn HP lây lan mạnh mẽ.
Vừa rồi là một vài thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc nhiễm vi khuẩn hp có nguy hiểm không? Mong rằng từ đây, bạn sẽ chú ý hơn trong sinh hoạt để loại bỏ loài vi khuẩn nguy hiểm này ra khỏi cuộc sống của mình và người thân.