Skip to main content

7 nguyên nhân & 9 dấu hiệu đau dạ dày tá tràng phổ biến nhất

  • Ngày đăng:

    05/08/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    274

Đau dạ dày tá tràng nếu mới phát hiện có thể chữa trị khỏi hoàn toàn, nhưng khi đã chuyển sang giai đoạn mạn tính hoặc có biến chứng thì việc chữa trị sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, việc hiểu biết rõ về bệnh lý viêm dạ dày – tá tràng là điều vô cùng quan trọng để phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Xem thêm:

1. Bệnh đau dạ dày tá tràng là gì ?

Tá tràng
Tá tràng thực chất là một phần của hệ tiêu hóa

Tá tràng là một phần của hệ tiêu hóa, nằm phần tiếp nối với dạ dày và là phần đầu của ruột non. Viêm dạ dày – tá tràng là một dạng bệnh lý mà trong đó lớp niêm mạc của dạ dày và tá tràng bị tổn thương dạng viêm. Bệnh lý này có thể chia thành 2 loại là viêm dạ dày – tá tràng cấp và mạn: 

  • Viêm dạ dày – tá tràng cấp: Thường khởi phát nhanh, diễn tiến nhanh nhưng sau khi được điều trị đúng cách thì ít để lại di chứng và ít xuất hiện trở lại. 
  • Viêm dạ dày – tá tràng mạn: Là tình trạng vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương có tính chất kéo dài và tiến triển chậm. Biểu hiện của dạng này thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn. Các tổn thương có thể lan tỏa hoặc chỉ khu trú một vùng của niêm mạc. Ở giai đoạn cuối cùng của bệnh lý này sẽ dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày.

2. 9 dấu hiệu & triệu chứng điển hình nhất

Ngay khi nhận thấy mình có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên tìm đến các cơ sở y khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh đau dạ dày tá tràng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

2.1. Đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn)

Đau vùng thượng vị là những cơn đau dữ dội, hay cồn cào, người bệnh có cảm giác nóng rát bên trong bụng. Các cơn đau này đôi khi chỉ đau âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, cảm giác khó chịu…

Cơn đau sẽ tăng lên sau hoặc trong khi ăn, một số trường hợp có đau, nóng rát vùng thượng vị muộn sau bữa ăn hoặc đau rõ ràng hơn khi ăn những thực phẩm như: rượu, bia, rượu vang trắng, món ăn cay, quá chua hoặc quá ngọt…

2.2. Có thể có tiêu chảy

Các cơn đau bụng kèm tiêu chảy nhiều có thể khiến bệnh nhân mất nước gây cảm giác mệt mỏi và suy nhược. Phân có thể có mùi hôi, thậm chí có máu nếu xảy ra tình trạng xung huyết dạ dày. 

2.3. Miệng hôi khi bị đau dạ dày tá tràng

Sau mỗi cơn đau, người bệnh có thể có những cơn nôn kèm theo tình trạng miệng hôi, cảm giác đắng miệng vào sáng sớm khiến bữa sáng không ngon miệng: Miệng hôi, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng sớm,…

2.4. Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi

Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi, thường là những dấu hiệu mà bệnh nhân gặp phải trong thời kỳ đầu mắc bệnh. Tuy nhiên, ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, chứng ợ nóng gây rát thượng vị sẽ thường xuyên xảy ra hơn. 

2.5. Buồn nôn hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay

Dạ dày bị tổn thương là lý do dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém gây nên các triệu chứng như đầy bụng, ăn không tiêu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn, nhất là khi ăn quá nhiều mà không tiêu hóa kịp. 

Một số trường hợp ăn xong có thể bị nôn ngay sau khi ăn, nôn ra hết thức ăn đã ăn vào. Dịch nôn có mùi và vị chua, có khi nôn ra cả máu. 

2.6. Đau dạ dày tá tràng có thể có sốt 39-40˚C

Các cơn đau dạ dày có thể đi kèm sốt, sốt cao tới 39-40˚C. Sốt cao như vậy có thể là biểu hiện tự vệ của cơ thể khi dạ dày tá tràng bị viêm cấp tính. 

2.7. Lưỡi có thể hơi to, trắng

Lưỡi trắng kèm theo tình trạng lỡ loét
Lưỡi trắng kèm theo tình trạng lỡ loét

Một dấu hiệu mà phần lớn những bệnh nhân mắc chứng đau dạ dày tá tràng đều gặp phải đó chính là lưỡi thường to hơn mức bình thường. Nhìn màu lưỡi khá nhợt, trắng và có thể kèm theo ổ loét, chảy máu nướu răng.  

2.8. Chán ăn, ăn không ngon miệng

Chán ăn, ăn không ngon miệng do những cơn đau dạ dày hành hạ sẽ khiến bệnh nhân sụt cân, suy nhược,… Dạ dày và tá tràng bị tổn thương cũng khiến quá trình tiêu hóa chậm lại, khiến người bệnh mất cảm giác muốn ăn. 

2.9. Có thể có mất ngủ, ngủ không ngon giấc

Bụng đầy hơi, cảm giác nặng nề khiến cho người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, tình trạng đau bụng ban đêm cũng khiến nhiều người bệnh trằn trọc mất ngủ. 

3. Nguyên nhân đau dạ dày tá tràng

3.1. Nhiễm khuẩn HP 

Nhiễm khuẩn HP là một trong những  nguyên nhân hay gặp nhất của loét dạ dày – tá tràng. Có đến hơn 70% số ca mắc đau dạ dày – tá tràng đến từ nguyên nhân là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). 

Đặc biệt, HP có thể dễ dàng lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc ăn uống, lây qua thức ăn và nước uống. Vi khuẩn HP có thể sống và sinh sôi ở trong lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày mà không gây bệnh. Tuy nhiên, khi gặp các điều kiện kích thích, các tác nhân bổ trợ có thể khiến lớp nhầy bao phủ niêm mạc bị phá vỡ sẽ gây viêm và dẫn đến loét dạ dày. 

3.2. Chế độ ăn uống 

Một chế độ ăn quá nhiều muối, thường xuyên ăn đồ cay hoặc đồ quá chua có thể là nguyên nhân làm tăng hoạt động của vi khuẩn HP trong dạ dày. Điều này khiến cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng phát sinh. 

Ăn quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng dạ dày vốn đã bị viêm loét, khiến các vết loét lan rộng hơn. Các đồ chua cũng kích thích acid trong dịch vị tăng, khiến các cơn đau xuất hiện và bao gồm cả các cơn đau dữ dội. 

Xem chi tiết: Lý giải nguyên nhân vì sao ăn cay đau dạ dày 

3.3. Đau dạ dày tá tràng do lạm dụng kháng sinh

Bản chất của kháng sinh là những chất chiết xuất đặc biệt có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Sau khi được hấp thụ vào cơ thể, kháng sinh sẽ tiêu diệt toàn bộ các loại vi khuẩn nằm trong khả năng của nó, bất luận là vi khuẩn tốt hay xấu. Do đó, các lợi khuẩn trong đường ruột cũng bị tiêu diệt, dẫn tới mất cân bằng hệ tiêu hóa. Đây chính là lý do khiến cho người dùng quá nhiều kháng sinh dễ bị mắc bệnh đường tiêu hóa, bao gồm có viêm loét dạ dày tá tràng. 

3.4. Do các độc tố từ vi khuẩn, virus

Vi khuẩn, virus qua thực phẩm đến dạ dày, tá tràng, cư trú lại và tạo nên các ổ viêm loét. Tình trạng viêm này sẽ khiến các cơn đau xuất hiện có thể âm ỉ nhưng đôi khi cũng dữ hội hay quặn thắt. 

3.5. Do tress quá nhiều

Stress quá nhiều
Stress quá nhiều gây đau dạ dày tá tràng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Tình trạng căng thẳng sẽ khiến dạ dày kích thích tiết nhiều acid và gây nên những cơn đau dạ dày – tá tràng.

3.6. Do nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn tai – mũi – họng, răng, viêm phế quản mạn…có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày. Chúng di chuyển xuống dạ dày, cư trú và phá hủy lớp niêm mạc. 

3.7. Lạm dụng các chất kích thích

Do lạm dụng chất kích thích
Lạm dụng chất kích thích khiến các cơn đau xuất hiện

Sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… có thể là nguyên nhân khiến các cơn đau dạ dày xuất hiện. 

4. Cách phòng ngừa đau dạ dày tá tràng 

Để có thể phòng ngừa bệnh một cách triệt để, người bệnh cần thực hiện một số điều sau. 

4.1. Xây dựng thói quen ăn uống khoa học

Với người mắc chứng đau dạ dày, tá tràng, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học là điều thực sự cần thiết. Bệnh nhân nên tuân thủ theo những khuyến cáo của bác sĩ để có thể giúp ngăn chặn những cơn đau dạ dày tái phát. 

  • Ăn thức ăn mềm, được nấu chín: Thức ăn nên được thái nhỏ thức ăn và nấu chín kỹ và tương đối mềm để giảm áp lực cho dạ dày. Các món ăn nên được chế biến theo dạng luộc, hấp hay om để giúp dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn. Nên tránh xa các món xào, rán.
  • Ăn chậm và nhai kỹ: Trong bữa ăn nên ăn chậm và nhai kỹ để nghiền nhỏ thức ăn được tốt hơn. Tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim để không làm gián đoạn quá trình tiêu hóa… 
  • Chia nhỏ các bữa ăn: Nếu các cơn đau dạ dày đến bất ngờ vào giữa bữa ăn, bệnh nhân nên giảm khối lượng thức ăn mỗi bữa. Nên chia nhỏ bữa ăn lớn thành các khẩu phần nhỏ hơn, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Không nên để bụng quá đói: Khi đói, dạ dày tăng dịch tiết acid và co bóp mạnh hơn trong khi không hề có thức ăn trong dạ dày. Điều này gây đau, thậm chí chảy máu dạ dày.
  • Không nên ăn quá no: Dạ dày bị viêm loét có khả năng tiêu hóa tương đối kém. Do đó, nếu nạp vào quá nhiều thức ăn, dạ dày sẽ không thể tiêu hóa hết được. 
  • Tránh ăn các thức ăn quá lỏng: Khi bị khó tiêu, tránh ăn các thức ăn quá lỏng, vừa ăn vừa uống nhiều nước, làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.
  • Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Chúng có thể kích thích làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C được cho là tốt cho tiêu hóa -hấp thu.

4.2. Thực phẩm nên bổ sung khi bị đau dạ dày tá tràng

4.2.1. Chuối

  • Chuối giúp tăng khả năng trung hòa acid thừa trong dịch dạ dày và hỗ trợ làm giảm viêm, loét hiệu quả.
  • Hàm lượng kali cao cũng sẽ giúp bù đắp tốt lượng chất điện giải thiếu hụt nếu người bệnh có tiêu chảy hoặc nôn ói.
  • Nhóm chất xơ hoà tan pectin trong chuối có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.

Xem chi tiết: Tại sao đau dạ dày nên ăn chuối

4.2.2. Cơm

  • Cơm mềm và có khả năng giúp dạ dày tránh kích thích tiết nhiều acid, làm giảm cơn đau dạ dày.  
  • Tinh bột trong cơm có thể hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, giảm cơn đau dạ dày.
  • Ngoài cơm, bạn có thể thay thế bằng các thực phẩm như cháo, xôi, bánh mì, bánh chưng, khoai… 

4.2.3. Canh/Súp

  • Những món canh/súp mềm sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động mà không phải chịu nhiều áp lực.
  • Lượng nước nhiều giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày, hạn chế tình trạng ứ đọng lại thức ăn trong dạ dày.

Xem chi tiết các món cáo: Đau dạ dày ăn cháo gì ?

4.2.4 Nước ép táo

  • Nước ép táo dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng vì vậy được khuyến cáo nên sử dụng cho những bệnh nhân đau dạ dày.
  • Các chất xơ hoà tan pectin có trong nước ép táo sẽ thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón. 

4.2.5. Nước dừa

  • Nước dừa giàu điện giải natri, kali, canxi là nguồn khoáng chất cực tốt.
  • Giúp bổ sung các thiếu hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng mất sau tiêu chảy, nôn ói. 

Xem chi tiết: Đau dạ dày có uống được nước dừa không ?

4.2.5. Sữa chua

Sữa chua
Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa

Sữa chua có chứa rất nhiều probiotic, enzyme có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. 

Xem thêm: Đau dạ dày ăn sữa chua được không ?

4.2.6. Trà thảo dược

Đa số các loại trà thảo dược đều có tác dụng tuyệt vời giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. 

Xem thêm: Bị đau dạ dày có nên uống trà xanh ?

4.2.7. Nghệ và mật ong

  • Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị.
  • Nghệ kết hợp với mật ong, giúp điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.

Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày, mang lại hiệu quả điều trị cực tốt.

Xem chi tiết:

*Lưu ý: Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống với việc tránh xa một vài loại thực phẩm không có lợi như: 

  • Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị
  • Đồ ăn chế biến sẵn có các chất bảo quản đều khuyến cáo không nên sử dụng. 
  • Tránh những thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế…); thực phẩm chua (dấm, mẻ).
  • Một vài thực phẩm như giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây, các loại nước ngọt, nước trái cây có ga…. là những thực phẩm sinh hơi, chướng bụng không nên sử dụng. 

4.2. Chế độ sinh hoạt khoa học

Chế độ sinh hoạt khoa học dành cho bệnh nhân đau dạ dày- tá tràng:

  • Ăn uống đúng giờ, theo bữa. Không ăn muộn, ăn khuya. 
  • Không thức khuya bởi có thể khiến cơ thể khó vào giấc ngủ, bụng đói, gây mất ngủ.
  • Ngủ đủ giấc, duy trì thời gian biểu hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại các bệnh tật.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, có thể lựa chọn tập Yoga, thiền để nâng cao sức khỏe.

4.3. Hạn chế các chất kích thích

Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như: các chất kích thích rượu, bia, cà phê, trà đặc… đều là những thứ mà bạn cần tránh xa. 

Bạn có thể xem thêm: Top 16 loại thực phẩm cấm kị khi bị đau dạ dày

4.4. Khi bị đau dạ dày tá tràng nên nạn chế stress

Luôn giữ cho tinh thần lạc quan vui vẻ
Luôn giữ cho tinh thần lạc quan vui vẻ

Căng thẳng kéo dài có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân stress nặng nề và kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn. Do đó, tốt nhất nên giữ trạng thái vui vẻ, lạc quan, bớt lo âu để có thể ngăn chặn tình trạng này tái phát. 

4.5. Hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh

Không nên làm dùng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh bởi nó có thể gây nên tình trạng loét dạ dày, tạo nên các cơn đau vô cùng khó chịu. nên sử dụng thuốc theo đúng kê đơn của các bác sĩ và có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. 

4.6. Đi khám định kỳ 

Đi khám định kỳ là một trong những biện pháp tốt nhất để có thể phòng ngừa bệnh lý đau dạ dày – tá tràng một cách hiệu quả. Các xét nghiệm chuyên khoa: nội soi, xét nghiệm có thể sớm phát hiện nên các ổ viêm hoặc tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị phá hủy. Việc sớm phát hiện và điều trị sẽ giúp bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa khỏi căn bệnh này. 

Việc thăm khám thường xuyên cũng hạn chế tối đa các biến chứng đồng thời giúp bệnh không chuyển sang mãn tính, rất khó để có thể điều trị khỏi dứt điểm.

Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về đau dạ dày tá tràng. Từ đó có được cho mình những biện pháp để ngăn chặn những cơn đau dạ dày tốt nhất.

 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x