TOP 5 nguyên nhân & 6 triệu chứng đau dạ dày đại tràng
-
Ngày đăng:
06/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
304
Nội dung bài viết
ToggleĐau dạ dày đại tràng là tình trạng viêm lớp niêm mạc bên trong ruột già dẫn đến đại tràng không còn hoạt động bình thường dẫn đến những cơn đau dạ dày. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu cách chữa trị ngay dưới đây.
1. Bệnh đau dạ dày đại tràng là gì ?
Đau dạ dày và đại tràng là tình trạng viêm lớp niêm mạc bên trong ruột già, khiến chức năng của đại tràng bị rối loạn, không còn hoạt động bình thường dẫn đến những cơn đau dạ dày cùng các biểu hiện đi kèm.
Bệnh không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống của người bệnh mà nó còn ẩn chứa nhiều biến chứng khó lường, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, đa số người bệnh đều không nhận thức được mức độ nguy hiểm khi mắc bệnh. Chỉ đến khi bệnh đã chuyển sang dạng mạn tính, ác tính do lớp niêm mạc đại tràng bị tổn thương quá sâu thì mới phát hiện. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc điều trị mà nó còn khiến bệnh nhân đau đớn hoặc chấp nhận việc không thể điều trị dứt điểm.
2. Dấu hiệu & triệu chứng nhận biết bệnh
Một vài những dấu hiệu nhận biết điển hình về bệnh lý đau dạ dày và đại tràng dưới đây sẽ giúp bạn sớm có thể nhận thức được và tiến hành thăm khám kịp thời.
2.1. Đau bụng có lúc âm ỉ, có khi lại đau quặn
Các cơn đau bụng do đau dạ dày đại tràng thường xuất hiện ở vùng bụng dưới và khung đại tràng, chúng là các cơn đau quặn, dữ dội nhưng cũng có khi âm ỉ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Đau dạ dày là triệu chứng điển hình mà người bệnh nào cũng gặp phải.
2.2. Bụng căng trướng, đầy hơi, khó chịu
Người bệnh mắc bệnh này có cảm giác căng tức, nặng bụng và khó chịu dù không ăn uống gì quá nhiều. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí xuất hiện vào lúc nửa đêm khiến bệnh nhân ậm ạch, khó ngủ.
2.3. Nôn và buồn nôn khi đau dạ dày đại tràng
Người bị dạ dày có cảm giác buồn nôn, nôn ói. Thậm chí, ở nhiều trường hợp còn có thể nôn ra máu do xuất huyết dạ dày, đại tràng.
2.4. Rối loạn đại tiện, tiêu chảy xen kẽ táo bón
Biểu hiện thường thấy nhất là khi đi đại tiện thấy phân có mùi hôi tanh kèm chất nhầy hoặc máu, phân lúc lỏng lúc rắn. Có thể kèm theo tình trạng đau rát hậu môn, vừa đi xong lại mót đi tiếp.
2.5. Đau thượng vị
Đau vùng thượng vị là triệu chứng thường thấy và thường xảy ra đầu tiên ở hầu hết các trường hợp bị đau dạ dày đại tràng. Cảm giác đau âm ỉ, nóng rát, có thể lan lên ngực hoặc sau lưng khi bệnh nhân quá đói hoặc quá no, đau sau bữa ăn.
Đồng thời, những cơn đau cũng khiến bệnh nhân có cảm giác chán ăn, ăn không ngon, các cơn đau xuất hiện khi ăn chua, cay, bia rượu…
2.6. Cảm giác nóng rát kèm ợ hơi, ợ chua
Sự rối loạn vận động của dạ dày khiến thức ăn được hấp thụ vào khó tiêu hóa. Tình trạng căng chướng bụng đồng thời cũng làm bệnh nhân ợ hơi, ợ chua lên nửa chừng, bỏng rát dạ dày kèm theo các cơn ợ hơi.
3. Nguyên nhân đau dạ dày đại tràng
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến chứng đau dạ dày và đại tràng. Việc nhận biết sớm những nguyên nhân này sẽ giúp bệnh nhân có thể phòng ngừa, ngăn chặn những cơn đau tái phát.
3.1. Do chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm chứa chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, đồ ăn tanh, sống… có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lớp niêm mạc dạ dày, đại tràng bị phá hủy trầm trọng.
3.2. Lạm dụng thuốc kháng sinh
Việc người bệnh quá lạm dụng kháng sinh có thể là một trong những lý do gây nên bệnh đau dạ dày, đại tràng. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả lợi khuẩn, khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
3.3. Đau dạ dày đại tràng do vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP – Helicobacter pylori là nguyên nhân chính gây nên các bệnh viêm loét dạ dày. Khuẩn HP cũng tấn công làm ruột kết bị nhiễm trùng, gây tiêu chảy mất nước. Có đến hơn 70% số người có vi khuẩn HP trong dạ dày nhưng chưa mắc phải tình trạng này. Chỉ đến khi vi khuẩn này cộng hưởng với các yếu tố gây hại khác mới khiến tình trạng bệnh lý xuất hiện.
3.4. Stress
Tình trạng căng thẳng, lo âu, stress quá độ có thể là lý do khiến cho dạ dày bị kích thích và tiết acid. Việc này sẽ bào mòn và làm tổn thương lớp niêm mạc. Đây là một trong những lý do gây nên bệnh đau dạ dày đại tràng ít được nhiều bệnh nhân chú ý.
3.5. Lạm dụng các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia hay thuốc lá gây tác động xấu lên toàn bộ cơ thể. Chúng khiến dạ dày bị tổn thương trầm trọng. Việc lạm dụng chúng có thể dẫn đến nguy cơ loét dạ dày, đại tràng, gây xuất huyết và thậm chí ung thư dạ dày, đại tràng.
4. Các biến chứng đau dạ dày đại tràng
4.1. Xuất huyết đường tiêu hoá
Xuất huyết đường tiêu hóa là tình trạng chảy máu trong đường tiêu hóa
Nguyên nhân xuất huyết đường tiêu hóa: Do lớp niêm mạc ở đại tràng, dạ dày bị trầy xước hoặc bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng cấp và mãn tính khiến niêm mạc đại tràng và dạ dày bị viêm loét nặng. Các vết loét ăn sâu vào tới vị trí có mạch máu, khiến máu toát ra ngoài
Biểu hiện xuất huyết đường tiêu hóa
- Nôn ra máu, đi đại tiện có phân dính lẫn máu, có thể là màu đỏ tươi hoặc bầm đen.
- Sau khi nôn hoặc đi đại tiện, người bệnh thường sẽ vô cùng mệt mỏi, chóng mặt, toát mồ hôi.
- Có khi đi đại tiện ra phân đen, hôi, thường xuyên nóng rát vùng ngay phía trên rốn.
- Đôi khi có thể là cảm giác chướng bụng, đau vùng thượng vị…
Tình trạng này tái diễn nhiều lần khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, kiệt sức khi bị xuất huyết dạ dày, đại tràng. Nếu xuất huyết nghiêm trọng, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nếu không được điều trị kịp thời.
Chính vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bạn nên đến các cơ sở y khoa để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tránh những biến chứng xấu khi bị đau dạ dày đại tràng, ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe.
4.2. Thủng đại tràng, thủng dạ dày
Thủng đại tràng, dạ dày là một biến chứng nguy hiểm và cần được xử lý nhanh chóng nếu không muốn bệnh nhân tử vong. Nguyên nhân là do các vết viêm loét trong dạ dày, đại tràng làm niêm mạc tại dạ dày, đại tràng ngày càng mỏng hơn, về lâu dài chúng ăn sâu và dần chuyển thành vết thủng tại đại tràng hay trên thành dạ dày.
Thông thường, bệnh nhân đau dạ dày – đại tràng sẽ xuất hiện lỗ thủng dạ dày ở bờ cong nhỏ, ít khi bị ở mặt sau hay mặt trước dạ dày. Các lỗ thủng này nếu ở đại tràng thì sẽ có kích thước lớn hơn. Chúng có thể sinh ra từ vết xơ sơ chai, các vết loét còn non hay vết loét mãn tính.
Khi thủng dạ dày, một lượng máu khá lớn sẽ thoát ra đường tiêu hóa và ổ bụng. Thức ăn cùng dịch vị cũng bị rò vào ổ bủng, khiến ổ bụng bị nhiễm trùng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong rất nhanh chóng sau đó.
4.3. Hẹp môn vị do đau dạ dày đại tràng
Hẹp môn vị là một trong những hệ quả thường xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày và đại tràng. Môn vị nằm ở vị trí tiếp nối dạ dày với tá tràng. Tình trạng viêm loét đại tràng có thể tổn thương phần môn vị, khiến cho thức ăn bị ứ đọng lại tại dạ dày mà không thể trôi xuống ruột được.
Hẹp môn vị khiến dạ dày bị giãn to một cách bất thường, có thể sẽ làm cho lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày lâu ngày mà không được tiêu hóa hết gây khó chịu, đau bụng, trướng bụng, đau vùng thượng vị nhất là sau khi ăn.
Bệnh nhân mắc chứng hẹp môn vị có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn hoặc thậm chí nôn cả những thức ăn từ nhiều ngày trước đó, kèm theo rất nhiều dịch vị có mùi cực kỳ hôi, rất khó ngửi. Bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng có thể sẽ khiến bệnh nhân nôn nhiều, cơ thể mất nước, mất chất điện giải, người gầy gò, mệt mỏi, da xanh, khô ráp và ốm yếu.
4.4. Ung thư dạ dày, đại tràng
Ung thư dạ dày, đại tràng chính là biến chứng nguy hiểm nhất mà đau dạ dày đại tràng có thể gây ra cho người bệnh.
Cụ thể:
- Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm ở nước ta ước tính có khoảng 10.400 người mắc ung thư dạ dày được phát hiện.
- Trong đó có hơn 80% người phát hiện bị ung thư đại tràng thì đã ở giai đoạn muộn và tỉ lệ tử vong đặc biệt rất cao có thể lên tới 70%.
Ung thư dạ dày, đại tràng xảy ra với những vết loét tại khu vực này nếu để lâu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ có nguy cơ bị ung thư hóa rất cao. Các triệu chứng của ung thư ở giai đoạn đầu thường rất mơ hồ, không có nhiều khác biệt với bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng thông thường. Do đó, rất nhiều người bệnh thường không phát hiện ra sự bất thường.
Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, sức khỏe suy giảm nhanh chóng thì người bệnh mới đi khám. Khi này, các cơn đau có tần suất xuất hiện dày đặc, bệnh nhân sút cân thấy rõ, bị hẹp môn vị khiến thường xuyên bị nôn ói, cơ thể vô cùng yếu ớt…
5. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả
Bạn có thể tham khảo các cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày đại tràng dưới đây:
5.1. Thăm khám định kỳ phòng ngừa đau dạ dày đại tràng
Đến thăm khám định kỳ để có thể phòng ngừa đau dạ dày, đại tràng là biện pháp đầu tiên mà người bệnh cần thực hiện. Việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân có thể phát hiện ra bệnh ở ngay giai đoạn đầu và điều trị chúng hiệu quả nhất.
Đau dạ dày và đại tràng là bệnh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Do đó, mỗi bệnh nhân nên nhớ cần điều trị sớm, tránh để lâu, tình trạng bệnh chuyển biến xấu, gây nên những biến chứng nguy hiểm.
5.2. Chế độ sinh hoạt khoa học
- Không nên ăn nhiều thức ăn chua, cay hoặc ăn quá no.
- Nên ăn chậm nhai kỹ.
- Chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn uống khoa học, đúng giờ.
- Không ăn đêm hoặc ăn tối quá muộn sau 8 giờ tối.
- Có thể vận động nhẹ nhàng sau khi ăn để tiêu hóa được dễ dàng hơn.
5.3. Thực đơn ăn uống hợp lý
Xây dựng thực đơn ăn uống là một trong những mấu chốt quan trọng để có thể giúp người mắc bệnh đau dạ dày đại tràng đẩy lùi bệnh hiệu quả. Trong quá trình lên thực đơn ăn uống, người bệnh cần chú ý:
- Tuyệt đối kiêng kỵ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,… vì chúng sẽ làm các vết loét ăn sâu hơn.
- Các đồ ăn ôi thiu, tanh, sống như: nem chua, gỏi, tiết canh… vì đây là nhóm thực phẩm khiến các vi khuẩn có hại phát triển nhanh chóng tại lớp niêm mạc dạ dày, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Chế độ ăn tăng cường nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây. Đặc biệt là các loại trái cây giàu kali như chuối, đu đủ có lợi cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày.
- Bổ sung thực phẩm giàu omega-3.
- Nên sử dụng các loại thức ăn tinh bột mềm như bánh nếp, bánh mì, cơm nhão… để tránh gây tổn thương đến dạ dày, dễ tiêu hóa làm bão hòa chất kiềm trong dạ dày.
- Đảm bảo quy trình ăn chín uống sôi để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn HP.
- Khi bị rối loạn tiêu hóa, bạn không nên sử dụng sữa. Trong sữa có thành phần khó tiêu, dễ khiến bạn bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hay chướng bụng.
- Nên ăn các món kho, hầm, luộc, hấp để dễ tiêu hơn và tránh ăn nhiều món xào rán nhiều dầu.
5.4. Hạn chế stress khi bị đau dạ dày đại tràng
Giữ cho tâm trạng thoải mái sẽ là giúp lớp niêm mạc được bảo vệ khỏi sự tác động của acid ăn mòn.
5.5. Hạn chế các chất kích thích
Các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,…sẽ khiến các vết loét thêm trầm trọng. Vì vậy đối với người đau dạ dày, đại tràng tốt nhất nên nói không với nhóm các thực phẩm này.
Với những thông tin y khoa trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về bệnh lý đau dạ dày đại tràng. Từ đó có được cho mình những phương pháp ngăn chặn, đẩy lùi bệnh hiệu quả.
>> Tìm hiểu thêm: