Ợ chua đầy bụng khó thở cảnh báo điều gì?
Ợ chua đầy bụng khó thở, một loạt những triệu chứng cảnh báo bệnh lý dạ dày. Đừng vội bỏ qua khi gặp chúng, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và xác định tình trạng. Từ đó có phương pháp xử lý dứt điểm, tránh kéo dài gây ra biến chứng nguy hiểm.
1. Ợ chua khó thở là bệnh gì ?
Ợ chua là hiện tượng dịch dạ dày chứa hoặc không chứa acid dư thừa và thức ăn đã lên men bị đẩy ngược lên miệng tạo ra vị chua trong miệng sau một tiếng “ợ”. Ngoài ra hiện tượng này còn khiến dạ dày bị trương phồng, căng tức. Từ đó dẫn đến những người mắc tình trạng này ăn không tiêu.
- Phản xạ ợ chua đầy bụng có thể xảy ra do rối loạn sinh hoạt ăn uống hàng ngày hoặc do các bệnh lý về dạ dày gây ra.
- Khó thở là cảm giác xuất hiện do các cơ lồng ngực bị co thắt lại khiến không khí khó đưa vào cơ thể thông qua các động tác hít thở.
Có rất nhiều bệnh lý được biết đến có thể gây ra chứng khó thở như viêm phổi, tim mạch, hen suyễn… Tuy nhiên nếu xuất hiện đồng thời cùng triệu chứng ợ chua thì đa phần là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra
Các bác sĩ cho biết, trào ngược dạ dày có thể khiến cho các đầu mút dây thần kinh thực quản bị kích thích quá độ do tiếp xúc với acid dạ dày gây khó thở. Trong một số trường hợp, acid bị trào ngược lên ngã ba hầu họng rồi tràn sang và làm tổn thương khí quản cũng gây ra triệu chứng khó thở cho người bệnh.
2. Nguyên nhân gây ợ chua đầy bụng khó thở
Để bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về nguyên nhân gây ra chứng ợ chua đầy bụng khó thở, chúng tôi đã phân chúng thành 2 nhóm riêng biệt như sau:
2.1 Nguyên nhân từ sinh hoạt ăn uống
Mất cân đối dinh dưỡng trong ăn uống
Có thể do sở thích hoặc tính chất công việc mà chế độ ăn uống không được đảm bảo. Điều này gây ra sự mất cân đối trong khẩu phần dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Lâu dần, người bệnh không chỉ bị ợ chua đầy bụng khó thở mà còn có thể rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu hụt vi chất…
Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Thói quen ăn uống xấu là nguyên nhân đầu tiên gây ra hầu hết các bệnh lý trong cơ thể con người, trong đó có bệnh lý dạ dày. Những thói quen ăn uống làm tăng nguy cơ ợ hơi đầy bụng bao gồm:
- Ăn quá nhanh và nhai thức ăn không kỹ
- Thường xuyên ăn đồ quá cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Ăn uống các đồ không tốt cho dạ dày như: rượu, bia, cà phê…
- Hay bỏ bữa, thích ăn đêm
- Ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh trong suốt thời gian dài.
- Stress, căng thẳng
Nhiều người bệnh không biết rằng stress là thủ phạm giấu mặt gây ra hầu hết các bệnh về dạ dày.
Stress, căng thẳng kéo dài sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hàm lượng lớn Cortisol. Cortisol cũng chính là nguyên nhân làm giảm đi lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và gây ra các rối loạn về vận động co bóp dạ dày, tăng tiết HCL, Pepsine.
Hệ quả là cơ thắt thực quản dưới yếu đi, thức ăn và acid trào ngược lên thực quản gây ra các chứng ợ chua, đầy bụng, khó thở. Stress cũng được coi là nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản chính.
2.2 Nguyên nhân từ bệnh lý
2.2.1 Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện các ổ viêm có kích thước không quá rộng và sâu. Trong bệnh lý viêm dạ dày, chức năng điều tiết acid của các tế bào viền bị rối loạn kết hợp với niêm mạc tổn thương khiến quá trình tiêu hóa trở nên trì trệ. Người bệnh dễ bị ợ chua, đầy bụng ăn không tiêu.
2.2.2 Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gồm nhiều các triệu chứng về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, ợ chua, ợ hơi…. Những triệu chứng này đa phần là do sự rối loạn và mất kiểm soát về nhu động ruột, dạ dày gây ra khiến thức ăn bị ứ đọng lâu mà không phân giải hấp thu được.
Trong một số trường hợp, nhu động rối loạn quá nhiều có thể khiến cho acid dịch vị trào ngược lên thực quản gây ra tình trạng co thắt, khó thở.
2.2.3 Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đầy đủ các chứng ợ chua đầy bụng khó thở. Triệu chứng bệnh lý này xuất hiện là do 3 yếu tố chính bao gồm:
- Sự suy giảm chức năng của cơ thắt thực quản dưới khiến dịch dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản, miệng.
- Sự tăng tiết acid dịch vị bất thường làm dịch dạ dày trở nên nguy hiểm khi bị trào ngược lên phía trên.
- Sự rối loạn co bóp nhu động ruột dạ dày làm cho thức ăn không được tiêu hóa bình thường mà có thể dội ngược lên trên
2.2.4 Viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt là những rối loạn trong vận động co bóp. Một số triệu chứng điển hình của tình trạng này là đại tiện nhiều lần trong ngày, phân bất thường, đầy chướng bụng, khó tiêu….
Viêm đại tràng co thắt thường gây ra triệu chứng ợ chua đầy bụng nhưng ít khi làm người bệnh có cảm giác khó thở.
2.2.5 Bệnh lý về tuyến tụy
Tụy là một trong những cơ quan tiêu hóa quan trọng nhất. Bộ phần này có vai trò cung cấp men phân giải và tiêu hóa thức ăn được đưa vào. Do vậy, khi mắc các bệnh lý về tuyến tụy, khả năng tiêu hóa của cơ thể bị suy giảm. Một phần thức ăn bị ứ đọng lại gây ra tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu, khó chịu….
2.2.6 Do sử dụng 1 số loại thuốc gây tác dụng phụ
Một số loại thuốc Tây giúp khắc phục triệu chứng bệnh nhưng lại gây ra tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa khiến bạn dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Một số loại thuốc điển hình như:
- Kháng sinh: Làm rối loạn hệ khuẩn ruột gây ra rối loạn tiêu hóa
- Chống viêm Nsaids và Corticoid: Làm mỏng lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày tăng cường nguy cơ mắc các bệnh lý hoặc biến chứng bệnh dạ dày
- Thuốc trung hòa acid.
3. Cách xử lý chứng ợ chua đầy bụng khó thở
Để kiểm soát hiệu quả chứng ợ chua đầy bụng khó thở, người bệnh cần thực hiện những điều sau đây:
3.1. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống
Thực hiện và duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để có sức khỏe tiêu hóa tốt. Để làm được bạn cần lưu ý những điều sau:
- Ăn uống điều độ, không bỏ bữa
- Lựa chọn các thực phẩm và chế biến món ăn dễ tiêu hóa, có lợi cho dạ dày
- Đi ngủ sớm, làm việc vừa sức
- Dành thời gian để tập luyện thể dục và thư giãn cơ thể.
3.2. Sử dụng một vài mẹo chữa đơn giản
Để khắc phục nhanh chóng các triệu chứng ợ chua đầy bụng khó thở, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
Gừng
Trà gừng tươi có tác dụng hành khí, kiện tỳ giúp điều hòa sự lưu thông của khí huyết. Dùng gừng đúng cách còn ngăn chặn khí đẩy lên trên hoặc ứ đọng trong đường ruột. Từ đó khắc phục hiệu quả tình trạng đầy chướng bụng, khó tiêu.
Bạn chỉ cần uống khoảng 50 ml trà gừng ấm sau mỗi bữa ăn. Sau khoảng 30 phút là đạt được hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa.
Uống nước lô hội
Lô hội có tính mát vị ngọt đắng được xếp vào vị thuốc có tính nhuận tràng, thanh nhiệt giải độc trong Đông y. Do vậy, bạn có thể uống nước ép lô hội, lô hội mật ong hay chè lô hội. Việc này giúp khắc phục tình trạng ợ chua đầy bụng khó thở.
Giấm
Giấm là một loại thực phẩm lên men nên trong nó chứa khá nhiều các enzyme tiêu hóa. Chúng có tác dụng giảm đầy chướng bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, vì giấm có tính acid nên bạn cần cẩn thận khi sử dụng. Giấm táo hay được sử dụng để khắc phục tình trạng tiêu hóa kém. Bạn hãy lấy một chút giấm táo pha cùng nước ấm và uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một bài thuốc có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, dịu thần kinh. Nhờ đó khắc phục hiệu quả tình trạng trào ngược. Đây cũng là cơ chế khắc phục chứng ợ chua đầy bụng khó thở.
Bạn có thể uống trà hoa cúc thay nước mỗi ngày hoặc khi cảm thấy mệt mỏi đều được. Nếu có thể, bạn hãy bổ sung thêm một chút kỷ tử hoặc táo đỏ để tăng tác dụng kiểm soát acid dạ dày.
Ăn chuối
Trong chuối có hàm lượng khoáng chất rất tốt giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng dư thừa acid trong dạ dày. Ngoài ra, các vi chất cùng giúp điều chỉnh nhịp co bóp tiêu hóa của dạ dày. Từ đó giúp tạo nhu động thuận chiều sinh lý, khắc phục hiệu quả chứng ợ chua đầy bụng khó thở.
Nhai kẹo cao su không đường
Hoạt động nhai kẹo cao su liên tục sẽ kích thích tuyến nước bọt tăng tiết nước bọt có tính kiềm làm trung hòa bớt lượng acid trào ngược lên thực quản. Đây là cơ chế giúp khắc phục triệu chứng ợ chua, nóng rát thực quản và khó thở do trào ngược gây ra.
Trên đây là những chia sẻ cụ thể về chứng ợ chua đầy bụng khó thở. Hy vọng bạn sẽ sớm thoát khỏi triệu chứng ợ chua đầy bụng khó thở. Đừng ngại chia sẻ nếu bạn đang chần chuyên gia tư vấn giải pháp khắc phục các triệu chứng này.
Theo dõi thêm nhiều thông tin sức khỏe hơn tại đây nhé!