Ợ Chua Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Gợi ý cách điều trị phù hợp, dứt điểm
-
Ngày đăng:
13/02/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
308
Nội dung bài viết
ToggleỢ chua buồn nôn là triệu chứng xuất hiện khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết đây là nguồn cơn của bệnh gì? Và phải làm thế nào để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng này. Chi tiết sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
1. Ợ chua buồn nôn là bệnh gì?
1.1. Ợ chua buồn nôn do sinh lý
Đây có thể là một hiện tượng không đáng lo ngại bởi được sinh ra do yếu tố sinh lý thông thường như:
Ăn thực phẩm ôi thiu
Nguy cơ ngộ độc do thức ăn không đảm bảo vệ sinh rất cao từ đó dẫn đến các triệu chứng của dạ dày. Các loại thức ăn ôi thiu khó tiêu hóa, lâu ngày dẫn đến hiện tượng lên men, sinh ra khí độc. Từ đó dẫn tới các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn và nôn,…
Sử dụng thực phẩm kích thích
Các loại thực phẩm được liệt kê dễ gây kích ứng dạ dày gồm đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều axit (chanh, cam, mơ,…), thực phẩm cay nóng (hạt tiêu, ớt, mù tạt,…). Dạ dày có thể tiết nhiều axit hơn dẫn tới chứng ợ chua và gây buồn nôn.
Nhịn ăn sáng
Sau 1 đêm ngủ dậy, dạ dày bị trống rỗng. Nếu bạn bỏ qua bữa ăn sáng, axit dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Điều này gây nên hiện tượng dư thừa và gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Axit dạ dày dư thừa còn có thể tràn lên thực quản tới khoang miệng chính là hiện tượng ợ chua.
Căng thẳng, stress
Việc thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, khó chịu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tiêu hóa. Căng thẳng cũng làm cho cơ co thắt dạ dày hoạt động kém hiệu quả dẫn tới chứng ợ chua, ợ hơi.
1.2. Ợ chua buồn nôn do bệnh lý
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày xảy ra bởi 3 yếu tố:
- Cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả làm cho axit từ dạ dày bị tràn lên thực quản và lên tới miệng.
- Dạ dày tăng tiết acid bất thường.
- Thức ăn ứ đọng thường xuyên gây đầy hơi, tăng áp lực cho dạ dày, tăng tần suất ợ chua.
Ngoài ra nếu do nguyên nhân này người mắc còn xuất hiện thêm các chứng ợ chua, buồn nôn, ợ hơi và đắng miệng. Khi đó, bạn cần xác định tình trạng và điều trị kịp thời, đúng cách, tránh biến chứng bất thường có thể xảy ra.
Viêm hang vị dạ dày
Là một bệnh lý của dạ dày khi mà hang vị ở phần niêm mạc dạ dày bị tổn thương, bị viêm hoặc bị trầy xước, viêm loét do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân phổ biến dẫn tới viêm hang vị dạ dày là do vi khuẩn Hp. Viêm hang vị dạ dày gây ra các triệu chứng gồm: ợ chua, buồn nôn, đau thượng vị, đau tức ngực,…
Viêm loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là vết loét mở phát triển ở lớp lót bên trong dạ dày và phần trên của ruột non. Triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày là đau dạ dày, ợ chua, buồn nôn và ợ nóng.
Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là kết quả của loét dạ dày cấp và mãn tính, triệu chứng thường là:
- Chảy máu ở niêm mạc dạ dày.
- Máu thường xuất hiện trong phân hoặc chất nôn.
- Mức độ chảy máu có thể từ nhẹ đến nặng và có thể đe dọa tính mạng.
- Nôn ra máu hoặc phân dính máu, đau dạ dày, ợ chua, hay buồn nôn.
Triệu chứng sớm của ung thư dạ dày
Ợ chua và buồn nôn có thể là những triệu chứng ở giai đoạn sớm của ung thư dạ dày. Trong giai đoạn này, các triệu chứng khác kèm theo gồm: ợ hơi liên tục, đau dạ dày,…
2. Cách giảm ợ chua buồn nôn đơn giản
Từ những nguyên nhân trên có thể thấy, chứng ợ chua buồn nôn có thể xảy ra khi dạ dày bị “tấn công” bởi các yếu tố gây hại. Do đó, để giảm tình trạng này, người bệnh nên bắt đầu cải thiện từ những nguyên nhân đơn giản nhất.
2.1. Điều chỉnh sinh hoạt ăn uống
Không bỏ ăn sáng và nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Ăn quá nhiều trong một bữa sẽ khiến dạ dày phải hoạt động quá mức để tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, bạn nên ăn với lượng vừa phải và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bằng cách này, cơ thể sẽ được nạp vào nhiều dinh dưỡng hơn mà dạ dày không bị quá tải.
Đặc biệt, bạn nên ăn bữa sáng nhẹ nhàng để trung hòa acid dạ dày. Bạn có thể lựa chọn bánh mì, yến mạch… kèm với một ly trà thảo mộc, hoa quả.
Hạn chế thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ
Người bị ợ chua buồn nôn nên hạn chế ăn nhiều đồ ăn giàu chất béo, chiên xào. Bạn có thể chuyển qua các phương thức chế biến đồ ăn khác như hấp, luộc để giảm thiểu lượng mỡ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh các món ăn nhiều gia vị.
Hạn chế đồ uống có ga
Đồ uống có ga làm tăng lượng khí trong dạ dày dẫn tới chứng ợ hơi và khó tiêu. Do đó, để cải thiện hiện tượng ợ chua buồn nôn, bạn nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống có ga. Thay vào đó, nên uống trà thảo dược và nước lọc nhiều.
Tắm nước nóng ấm
Nước ấm có tác dụng thư giãn cơ thể, tăng cường lưu thông máu. Tắm nước nóng ấm sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn. Lưu ý là bạn không nên tắm nước quá nóng và không tắm ngay sau khi vừa ăn xong.
Massage bụng
Thực hiện massage bụng thường xuyên có tác dụng kích thích tiêu hóa, ổn định hoạt động của dạ dày. Bạn nên massage theo hình vòng tròn quanh bụng và thực hiện trước bữa ăn. Không nên massage bụng khi vừa ăn xong.
2.2. Sử dụng các sản phẩm thiên nhiên an toàn
- Dùng các loại rau xanh
Rau xanh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất lành mạnh, đặc biệt là chất xơ tự nhiên có tác dụng tăng cường tiêu hóa. Bạn nên cung cấp ít nhất 200g rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày với những loại rau tốt cho dạ dày như rau ngót, rau đay, rau mồng tơi, rau cải xoăn,…
- Trà gừng
Gừng với tính kháng khuẩn và kháng viêm nhẹ có tác dụng giảm buồn nôn và cải thiện hiệu quả chứng ợ chua. Gừng cũng có tác dụng tăng cường tiêu hóa tốt. Bạn có thể uống trà gừng khi còn ấm và có thể uống 2-3 lần trong ngày để giảm ợ chua buồn nôn.
- Trà hoa cúc
Trong hoa cúc có chứa chất bisabolol có tác dụng chống viêm, chống kích ứng và kháng khuẩn nhẹ. Trà hoa cúc cũng có tác dụng an thần và làm dịu thần kinh, cải thiện hiệu quả chứng ợ nóng, ợ chua do trào ngược axit. Thời điểm tốt nhất để dùng trà hoa cúc là trước khi đi ngủ.
- Tinh dầu tỏi
Tỏi có tính kháng viêm nhẹ nên có thể cải thiện tình trạng ợ chua buồn nôn do viêm loét dạ dày. Tỏi còn có tác dụng tăng cường tiêu hóa, chữa đầy hơi và khó tiêu. Bạn nên sử dụng tinh dầu tỏi được bào chế dưới dạng viên nang và tham khảo ý kiến của dược sĩ về liều lượng sử dụng.
3. Điều trị ợ chua buồn nôn
Trường hợp ợ chua buồn nôn do nguyên nhân sinh lý, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nhưng hiện tượng ợ chua buồn nôn là do bệnh lý gây ra thì phải chữa trị dứt điểm nguyên nhân mới có thể tốt hơn. Trong những trường hợp đó, bạn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp.
Trong quá trình điều trị, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Không được tự ý thay đổi loại thuốc, thời gian sử dụng thuốc cũng như liều lượng.
Ợ chua buồn nôn là bệnh gì, qua những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã có thể giải đáp thắc mắc này. Nếu như vẫn không thể chắc chắn về tình trạng của mình, bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Tìm hiểu thêm các thông tin sức khỏe dạ dày tại đây.