Skip to main content

Trào ngược dạ dày độ C – Cảnh báo nguy cơ ung thư thực quản

Barrett thực quản xuất hiện tức là bệnh trào ngược dạ dày của bạn đã chuyển sang mức thứ 4 – Trào ngược dạ dày độ C. Đây là một mức độ cực kỳ nguy hiểm cảnh báo nguy cơ ung thư thực quản đang cận kề. Nếu bạn đang bị trào ngược dạ dày, hãy dành 5 phút để đọc hết bài viết dưới đây, rất có thể cuộc sống của bạn sẽ thay đổi. 

1. Nguyên nhân & triệu chứng trào ngược dạ dày

Nếu hơn 2 tuần qua bạn phải sống chung với những cơn nóng rát chạy dài từ dưới dạ dày lên trên thực quản và cổ họng, miệng có vị chua thì bạn nên đi khám vì rất có thể bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày. 

Trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn và acid dịch vị trong dạ dày quay trở lại thực quản. Chúng gây ra những tổn thương cho niêm mạc thực quản.

1.1. Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Các yếu tố tấn công gây trào ngược có mối quan hệ mật thiết với lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này là

  • Thường xuyên căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, stress 
  • Thức khuya, làm việc khuya trong một thời gian dài
  • Do ăn uống quá no, ăn khuya 
  • Do sử dụng chất kích thích, rượu bia, hút thuốc lá
  • Do bệnh lý về dạ dày hoặc một số những bệnh lý khác

1.2.Triệu chứng trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày xảy ra do sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công. Tùy vào giai đoạn bệnh mà bạn sẽ mắc các triệu chứng như:

  • Ợ nóng, ợ chua
  • Đầy hơi,ợ hơi, khó tiêu
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau tức ngực
  • Các vấn đề về hệ hô hấp, viêm amidan, viêm phế quản, ho lâu ngày…
  • Khó nuốt, hay bị nghẹn khi ăn
  • Tăng tiết nước bọt, hay chảy nước dãi
  • Miệng đắng
Hiện tượng buồn nôn thường thấy ở người bệnh dạ dày

2. Các cấp độ trào ngược dạ dày

Cũng như những bệnh lý khác, trào ngược dạ dày tiến triển qua nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng. Dựa vào mức độ tổn thương, người ra chia bệnh trào ngược dạ dày ra làm 5 cấp độ:

  • Trào ngược dạ dày cấp độ 0 
  • Trào ngược dạ dày độ A
  • Trào ngược dạ dày độ B
  • Trào ngược dạ dày độ C
  • Trào ngược dạ dày độ D
Biểu hiện ở các cấp độ trào ngược dạ dày

3. Trào ngược dạ dày độ C là thế nào ?

Khi trào ngược dạ dày chuyển sang cấp độ C cũng là lúc bạn phải chịu rất nhiều đau đớn và khó chịu, cơ thể suy yếu mệt mỏi và có thể dẫn đến cấp độ nặng hơn nữa gây nguy hiểm đến tính mạng. Các biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày ở cấp độ C cụ thể là:

  • Tình trạng ợ nóng diễn ra thường xuyên và dài hơn, đau dưới xương ức (tại vị trí thực quản tiếp xúc với dạ dày) nhiều hơn
  • Acid dịch vị tiết ra nhiều và không kiểm soát được càng làm niêm mạc thực quản tổn thương nặng hơn. Các vết loét, vết trợt không chỉ phát triển về số lượng, kích thước mà mức độ tổn thương cũng tăng lên.
  • Bắt đầu có hiện tượng chảy máu thực quản, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu đỏ tươi.
  • Thực quản bị co rút mạnh, ống thực quản hẹp dần gây tình trạng nuốt khó. 
  • Sụt cân không kiểm soát do bệnh nhân gặp khó khăn khi ăn.
  • Lớp niêm mạc thực quản dưới sát với dạ dày dần dần có sự biến đổi về màu sắc và hình dạng. Lớp lót bên trong thực quản vùng bị barrett có màu sậm hơn. Lớp biểu mô vảy phân tầng được thay bằng lớp biểu mô hình cây cột xen với tế bào chiếc cốc.

Sự biến đổi về màu sắc và hình dạng tế bào niêm mạc thực quản là đặc điểm nổi bật nhất khi trào ngược dạ dày chuyển sang cấp độ C. Và đây cũng được coi là giai đoạn Barrett thực quản. Quá trình điều trị Barrett thực quản rất phức tạp, nguy cơ chuyển sang ung thư thực quản là cao và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Biến chứng trào ngược dạ dày thực quản

4. Cách xử lý khi trào ngược dạ dày độ C

Trào ngược dạ dày ở cấp độ C, nếu không được điều trị đúng cách bệnh tiến triển rất nhanh sang giai đoạn D

Đến khám tại bệnh viện

  • Bằng một số xét nghiệm, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể xác định chính xác nhất tình trạng. Từ đó biết được trào ngược dạ dày đang ở giai đoạn nào để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
  • Tuyệt đối tuân thủ lời khuyên bác sĩ, không tự ý dùng thuốc mà không có ý kiến bác sĩ
  • Tùy theo kết quả xét nghiệm thực tế, bên cạnh việc dùng thuốc, có thể bạn sẽ phải thực hiện một cuộc phẫu thuật để loại bỏ phần thực quản bị tổn thương.

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý khoa học

Chế độ ăn uống cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị trào ngược dạ dày độ C. Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống theo những gợi ý sau:

  • Tăng cường sử dụng những loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa, tăng cường chất xơ, ít dầu mỡ, sử dụng những loại thực phẩm có tính kiềm để trung hòa bớt acid dịch vị.
  • Không sử dụng những nhóm thực phẩm làm tăng tiết acid, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị và dầu mỡ
Chế độ ăn của người trào ngược

Sinh hoạt, làm việc điều độ

Thay đổi lối sống sinh hoạt, làm việc điều độ cũng có tác dụng tích cực làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày- là nguyên nhân gây Barrett thực quản

  • Duy trì cân nặng, tránh để thừa cân béo phì
  • Không ăn muộn, không ăn quá no, không thức khuya, làm việc khuya
  • Dừng hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích
  • Sử dụng gối trong khi ngủ
  • Không mặc quần áo quá chật
  • Duy trì trạng thái vui vẻ lạc quan, tránh căng thẳng, lo âu, stress
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao ít nhất 3 lần/ tuần

Trào ngược dạ dày độ C đồng nghĩa với việc bạn phải chịu rất nhiều đau đớn, khó chịu, tốn kém chi phí, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn đang bị trào ngược dạ dày, hãy bắt đầu điều trị ngay từ cấp độ A, B và thay đổi lối sống tốt hơn để thoát khỏi chứng bệnh này nhanh chóng.

 

>>> Xem thêm thông tin bệnh lý dạ dày trào ngược tại đây để có phương pháp bảo vệ sức khỏe.

Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh trào ngược dạ dày đang ngày càng phổ biến nhưng ít ai biết được rằng nó có thể gây ra nhiều biến chứng. Biến chứng của trào ngược dạ dày có nguy hiểm không ? Những lý giải sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ.

1. Bệnh trào ngược dạ dày là gì? 

Trào ngược dạ dày là tình trạng mà axit dạ dày có thể kèm dịch mật, pepsin, thức ăn,… thường xuyên tràn vào thực quản – ống nối giữa miệng và dạ dày. Trào ngược làm cho axit dạ dày tiếp xúc thường xuyên với thực quản và các cơ quan của hệ thống hô hấp. Từ đó gây ra các triệu chứng bệnh khó chịu.

Trào ngược dạ dày gây viêm họng

Thông thường, bạn có thể bị trào ngược trong 1 số trường hợp nhất định như khi ăn quá nhiều, ăn đồ cay nóng,… Tuy nhiên, nếu trào ngược xảy ra nhiều hơn 2 lần 1 tuần cho thấy bạn đã bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Hầu hết các trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ có thể được điều trị tại nhà bằng những phương pháp tự nhiên như điều chỉnh lối sống, sinh hoạt,… Tuy nhiên, khi bệnh đã phát triển thành trào ngược dạ dày lâu năm, người bệnh sẽ cần phải đi khám và được điều trị đúng cách.

2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Trước khi tìm hiểu trào ngược dạ dày có nguy hiểm không bạn nên tìm hiểu cụ thể nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng như thế nào.

2.1. Nguyên nhân trào ngược

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản trong đó có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu là:

  • Do lối sống, sinh hoạt:
    • Thường xuyên ăn thực phẩm khó tiêu
    • Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
    • Ăn nhiều thực phẩm chứa caffein
    • Tinh bột khó tiêu
    • Thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá.
    • Người có thói quen nằm ngay sau ăn, ăn quá nhiều, béo phì,… là đối tượng dễ bị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Nguyên nhân bệnh lý:
    • Mang thai
    • Viêm loét dạ dày – tá tràng
    • Bẩm sinh cơ thắt thực quản dưới bị yếu
    • Thoát vị cơ hoành
    • Sa dạ dày,… là những bệnh có thể gây ra trào ngược dạ dày.
    • Sử dụng 1 số loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Căng thẳng, stress gây ợ chua nóng cổ

2.2. Những triệu chứng điển hình

Người bị trào ngược dạ dày thường gặp phải ít nhất 2 triệu chứng dưới đây:

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.
  • Nuốt nghẹn, khó nuốt, cảm giác bị mắc trong cổ họng.
  • Thở khò khè, khó thở, ho.
  • Khàn giọng, mất giọng, viêm đau họng.
  • Miệng tiết nhiều nước bọt.
  • Cảm nhận được vị đắng trong miệng.
  • Nóng bụng, nóng rát ngực có thể lan sang hai bên xương ức.

3. Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? 

Bệnh trào ngược dạ dày không chỉ đơn thuần là một rối loạn tiêu hóa như nhiều người lầm tưởng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Đặc biệt, trào ngược dạ dày nguy hiểm là bởi các triệu chứng của bệnh rất dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh khác như viêm họng, viêm phế quản,..

Người bệnh thường chủ quan, đi khám muộn khiến bệnh thường phát hiện ở giai đoạn nặng. Nếu không có biến pháp khắc phục kịp thời, trào ngược dạ dày có thể sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau đây.

3.1. Viêm loét thực quản

  • Không giống như viêm mạc dạ dày có cấu tạo để có thể chịu được axit, niêm mạc thực quản dễ bị tổn thương bởi axit dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày thực quản khiến cho axit có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với niêm mạc thực quản.
  • Điều đó khiến cho niêm mạc thực quản bị viêm tạo thành các vết loét dễ nhiễm trùng. Viêm loét thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng,…

3.2. Viêm đường hô hấp

Axit dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên thực quản và tới tận khoang miệng có thể đi vào các cơ quan của hệ hô hấp. Sự tiếp xúc của axit dạ dày với những cơ quan này gây ra tổn thương với những bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,…

3.3. Hẹp thực quản

Sau khi viêm loét thực quản xảy ra, các vết loét này sẽ trở thành những mô sẹo trong thực quản. Càng nhiều mô sẹo thì sẽ càng khiến cho ống thực quản hẹp hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy khó nuốt thức ăn và đau khi cố nuốt thức ăn đặc. Dần dần, người bệnh có xu hướng sợ ăn dẫn tới thiếu chất, mệt mỏi.

Nóng dạ dày lâu ngày gây hẹp thực quản

3.4. Barrett thực quản

Khoảng 10% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản gặp phải biến chứng Barrett thực quản. Axit dạ dày tấn công thường xuyên lên thực quản làm thay đổi lớp biểu mô tế bào thực quản. Chúng là những biểu mô dị sản có khả năng phát triển thành ung thư thực quản. Đây là biến chứng khá nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày.

Tuy nhiên, Barrett thực quản không gây ra các triệu chứng đáng kể nào khi mà các tế bào biểu mô dị sản không nhạy cảm với axit dạ dày như tế bào bình thường. Vì thế mà hầu hết người bệnh không nhận biết được bệnh đang tiến triển nặng hơn.

3.5. Ung thư thực quản

Những thay đổi ở mô lót thực quản có thể phát triển thành ung thư. Đa số những trường hợp mắc ung thư thực quản là ở những người trên 50 tuổi với các triệu chứng điển hình như khó nuốt, nuốt đau, sụt cân. Các triệu chứng khác gồm buồn nôn, nôn ra máu, khàn tiếng, ho, viêm phổi,… Ung thư thực quản có thể di căn sang hạch, gan, phổi,…

4. Những phương pháp điều trị trào ngược dạ dày 

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bị trào ngược, bạn có thể bắt đầu điều trị từ những điều đơn giản nhất như điều chỉnh thói quen ăn uống. Cùng với đó là đi khám bác sĩ để được tư vấn và có phác đồ điều trị thích hợp.

4.1. Điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt

  • Duy trì cân nặng phù hợp, giảm cân khi lượng mỡ thừa quá nhiều chèn ép dạ dày.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường trao đổi chất, tăng cường tiêu hóa.
  • Không nằm, không vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Không mặc quần áo bó sát bụng.
  • Giảm stress, tránh căng thẳng.
  • Ăn uống khoa học: ăn đúng bữa, đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, ăn nhiều bữa nhỏ với lượng thức ăn phù hợp thay vì ăn ít bữa chính với lượng thức ăn lớn. Ăn muộn nhất 1h trước khi ngủ, không bỏ bữa.
  • Không ăn các thức ăn kích ứng dạ dày: đồ ăn cay nóng (ớt, hạt tiêu, mù tạt,…), đồ ăn nhiều axit (chanh, bưởi, xoài xanh, mơ, mận, cà chua,…)
  • Không ăn thức ăn khó tiêu: đồ ăn nhiều dầu mỡ, hành tây, măng tây, rau củ già,…
  • Ăn các thực phẩm tốt cho dạ dày: đồ ăn dễ tiêu hóa (súp, cháo, canh,..), thực phẩm có tính kiềm để trung hòa axit trong dạ dày (bơ, chuối, hạnh nhân, đu đủ chín, dưa hấu,…).
Ợ hơi nóng dạ dày cần được chẩn đoán kỹ lưỡng

4.2. Đến khám tại các phòng khám

  • Do trào ngược dạ dày có thể phát triển thành các biến chứng nguy hiểm nên người bệnh khi phát hiện thấy các triệu chứng cần tới ngay các cơ sở y tế để khám.
  • Qua các xét nghiệm và kiểm tra, bác sĩ có thể xác định được bệnh đã tiến triển tới mức độ nào. Từ đó, người bệnh sẽ được điều trị với phác đồ phù hợp.
  • Bệnh nhân lưu ý nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín, tránh các phòng khám không đảm bảo chất lượng với dụng cụ kém vệ sinh.

Hi vọng với những chia sẻ ở trên bạn đã biết được trào ngược dạ dày có nguy hiểm không. Từ đó, có cách điều trị phù hợp khi có những biểu hiện của bệnh.

Những biến chứng của trào ngược dạ dày tác động xấu tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy, người bị trào ngược dạ dày cần tích cực sử dụng những phương pháp điều trị phù hợp để ngăn ngừa biến chứng.

>>> Xem thêm thông tin bệnh lý dạ dày trào ngược tại đây để có phương pháp bảo vệ sức khỏe.

Mẹo chữa trào ngược dạ dày hiệu quả từ nghệ

Nghệ đã luôn được biết đến là vị thuốc đơn giản và hữu hiệu trong điều trị các bệnh đường tiêu hóa. Đặc biệt, nghệ cũng chính là một mẹo chữa trào ngược dạ dày mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua.

Tại sao nghệ được coi là mẹo chữa trào ngược dạ dày hiệu quả?

Nghệ vốn là một gia vị phổ biến trong các bữa ăn của người Việt. Không những vậy, nghệ chính là một vị thuốc hữu hiệu trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Nghệ tươi giúp làm lành dạ dày hiệu quả

Thành phần chính có trong nghệ là curcumin. 3 tác dụng của curcumin trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản gồm có:

  • Ngăn ngừa bài tiết acid dạ dày: Khi acid dạ dày tiết quá nhiều, nguy cơ dịch dạ dày trào ngược tăng cao gây ra các triệu chứng ợ nóng, nóng rát thực quản, đau tức ngực. Curcumin giúp ngăn ngừa tình trạng này.
  • Chống viêm, giúp vết loét mau lành: Acid dạ dày trào ngược lên thự quản, gây viêm tạo ra các ổ loét cho người bệnh. Biến chứng nguy hiểm bao gồm hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư. Nghệ hỗ trợ chống viêm và giúp mau lành vết loét.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng ung thư.

Thành phần curcumin có trong nghệ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Cùng tìm hiểu các phương pháp sử dụng nghệ làm mẹo chữa trào ngược dạ dày hiệu quả.

Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản với nghệ

Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng tinh bột nghệ tự chế

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm với tác dụng của tinh bột nghệ do chính tay bạn chế biến. Tinh bột nghệ được làm rất đơn giản, mang đến hiệu quả khác biệt.

Cách làm: Rửa sạch nghệ tươi (sử dụng nghệ vàng), loại bỏ vỏ, thái lát, xay trong máy xay sinh tố cùng một lượng nước nhất định.

Lọc phần nước cốt nghệ đến trong, thêm một phần nước rồi để lắng trong 4 giờ đồng hồ. Sau đó, bạn gạn lấy phần bột dưới đáy, đun sôi cùng nước, bay hơi thu được tinh bột nghệ.
Tinh bột nghệ được sử dụng hàng ngày, bảo quản trong tủ lạnh. Sau 7 ngày, bạn nên thực hiện một mẻ tinh bột nghệ mới.

Nước nghệ xay giúp giảm trào ngược

Mẹo chữa trào ngược dạ dày với tinh bột nghệ + mật ong

Nghệ và mật ong là mẹo chữa trào ngược dạ dày đươc truyền qua nhiều năm nay, đã chứng minh được hiệu quả tuyệt vời.

Cách làm 1:

3 thìa tinh bột nghệ + 1 thìa mật ong + 1 phần nước, khuấy đều và uống hàng ngày.

Khả năng chữa trào ngược dạ dày của curcumin có trong dạ dày kết hợp với mật ong là kháng sinh tự nhiên tạo ra tác dụng phối hợp. Bạn cần kiên trì thực hiện cách làm này trong 2 tháng để có kết quả.

Cách làm 2:

Tinh bột nghệ cùng mật ong theo tỷ lệ 2 : 1 ( thường là 120g tinh bột nghệ : 60g mật ong), trộn đều thành hỗn hợp bột nhuyễn, viên thành các viên tròn cỡ ngón tay út. Bảo quản các viên tròn trong lọ thủy tinh, để trong ngăn mát tủ lạnh.

Bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản dùng 3 viên một lần, 1 ngày 3 lần, liên tục trong ít nhất 30 ngày để tạo ra hiệu quả tốt nhất.

Cách làm này phù hợp hơn với những người bệnh không uống được nước tinh bột nghệ.

Viên nghệ được làm tốt cho người bệnh dạ dày

Mẹo hỗ trợ chữa bằng sản phẩm chứa tinh bột nghệ Nano Curcumin

Việc sử dụng các bài thuốc từ nghệ như hướng dẫn ở trên không có tính tiện lợi. Thậm chí phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ.

Trong điều kiện thông thường tinh bột nghệ + mật ong chỉ bảo quản được 1 tuần. Như vậy nếu bảo quản không tốt thành phần tính chất của bài thuốc thay đổi có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.

Giải quyết vấn đề này Viện Hàn Lâm & KHCN Việt Nam đã nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất Nano Curcumin. Đây là hợp chất được tách chiết từ nghệ tươi thông qua công nghệ nano. Nhờ đó đem đến tác dụng gấp 40 lần nghệ thông thường. Sản phẩm CumarGold New chính là kết quả to lớn ứng dụng công nghệ hàng đầu này.

Thay vì sử dụng nghệ không hiệu quả, dễ gặp tác dụng phụ, việc bào chế phức tạp, người bệnh có thể dùng ngay CumarGold New. Sản phẩm còn có chứa thành phần Chiết xuất Gừng chuẩn hóa, đem đến tác dụng:

  • Giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đau, nóng rát, ợ hơi, ợ chua, tức ngực, buồn nôn…
  • Tái tạo và phục hồi niêm mạc dạ dày, thực quản bị tổn thương do acid dịch vị, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
  • Ức chế Hp, “loại bỏ” các căn nguyên gây bệnh (stress, viêm loét dạ dày, tiêu hóa kém), giúp hạn chế tái phát.

Bạn có thể đến trực tiếp hệ thống các nhà thuốc của CumarGold New trên toàn quốc để mua trực tiếp sản phẩm hoặc đặt hàng trực tiếp tại đây.

Chẩn đoán và cách chữa bệnh trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày không phải cùng 1 căn bệnh. Tuy nhiên chúng có mối quan hệ với nhau. Bài viết sau đây sẽ trình bày về cách chẩn đoán và chữa bệnh trào ngược dịch mật.

1. Chẩn đoán bệnh trào ngược dịch mật

Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán là bạn có vấn đề về trào ngược thông qua việc bạn mô tả triệu chứng. Tuy nhiên, việc phân biệt giữa trào ngược acid và trào ngược dịch mật rất khó khăn và cần phải kiểm tra thêm. Bạn cũng có thể có các xét nghiệm để kiểm tra xem có vấn đề về thực quản và dạ dày hay không, cũng như những thay đổi tiền ung thư.

Có nhiều phương pháp chẩn đoán tình trạng ợ nóng

Nội soi: Một ống mỏng, dẻo với máy ảnh (nội soi) được truyền qua cổ họng của bạn. Nội soi có thể cho thấy loét dạ dày hoặc viêm dạ dày thực quản. Bác sĩ của bạn cũng có thể lấy mẫu mô để kiểm tra Barrett thực quản hoặc ung thư thực quản.

Thử nghiệm acid ambulatory: Các xét nghiệm này sử dụng đầu dò axit để xác định khoảng thời gian mà axit dạ dày vào thực quản của bạn. Trong một thử nghiệm, một ống mỏng, linh hoạt (ống thông) với một đầu dò ở cuối được luồn qua mũi của bạn vào thực quản của bạn. Trong một thử nghiệm khác (Bravo), đầu dò được gắn vào phần dưới của thực quản trong nội soi. Các xét nghiệm acid ambulatory có thể giúp bác sĩ bác bỏ trào ngược acid nhưng không phải trào ngược dịch mật.

Đo lường pH: Thử nghiệm này đo lường xem khí hoặc chất lỏng trào ngược vào thực quản. Nó hữu ích cho những người bị trào ngược dịch mật.

2. Cách điều trị bệnh trào ngược dịch mật

Điều chỉnh lối sống và thuốc men có thể rất hiệu quả đối với trào ngược acid, nhưng trào ngược dịch mật là khó điều trị hơn.

2.1. Thuốc men

Ursodeoxycholic acid. Thuốc này giúp thúc đẩy lưu thông mật. Nó có thể làm giảm tần số và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bạn.

  • Thuốc ức chế mật

Các bác sĩ thường kê toa thuốc ức chế mật, phá vỡ lưu thông mật. Nhưng các nghiên cứu cho thấy các thuốc này ít hiệu quả hơn các phương pháp điều trị khác. Các phản ứng phụ, chẳng hạn như đầy hơi, có thể nghiêm trọng.

Dùng nhiều kháng sinh gây tác dụng phụ
  • Thuốc ức chế bơm proton

Những loại thuốc này thường được kê đơn để ngăn chặn sản xuất axit, nhưng chúng không có vai trò rõ ràng trong điều trị chứng trào ngược máu.

2.2. Phẫu thuật điều trị

Các bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật nếu thuốc không làm giảm các triệu chứng trầm trọng hoặc có những thay đổi tiền ung thư thực quản của bạn. Một số loại phẫu thuật có thể thành công hơn những loại khác, do đó hãy chắc chắn thảo luận về những ưu và khuyết điểm với bác sĩ của bạn.
Các lựa chọn bao gồm:

  • Phẫu thuật biến dạng (Roux-en-Y)

Biện pháp này, cũng là một loại phẫu thuật giảm cân, có thể được khuyến cáo cho những người đã có phẫu thuật dạ dày trước đây với việc loại bỏ pylorus. Trong Roux-en-Y, các bác sĩ phẫu thuật tạo một kết nối mới để thoát nước mật ở xa ruột non, chuyển mật từ dạ dày.

  • Phẫu thuật chống trào ngược (fundoplication)

Phần dạ dày gần nhất của thực quản được gói lại và sau đó khâu lại quanh cơ vòng thực quản dưới. Phẫu thuật này tăng cường van và có thể làm giảm trào ngược acid. Có rất ít bằng chứng về hiệu quả của phẫu thuật đối với chứng trào ngược.

3. Điều chỉnh thói quen sống

Ngủ đúng tư thế giúp giảm trào ngược, giấc ngủ ngon hơn

Không giống như trào ngược acid, trào ngược dịch mật có vẻ không liên quan đến các yếu tố lối sống. Nhưng vì nhiều người trải qua cả trào ngược axit và trào ngược dịch mật, các triệu chứng có thể được giảm bằng cách thay đổi lối sống:

  • Bỏ thuốc lá. Hút thuốc làm tăng sản xuất acid dạ dày và làm khô nước bọt, giúp bảo vệ thực quản.
  • Ăn các bữa ăn nhỏ. Ăn các bữa nhỏ, thường xuyên hơn làm giảm áp lực lên cơ vòng thực quản dưới, giúp ngăn không cho van mở cửa vào đúng thời điểm.
  • Giới hạn thức ăn béo. Các bữa ăn giàu chất béo sẽ làm giảm cơ vòng thực quản dưới. Thêm vào đó là làm chậm lại tốc độ của thức ăn từ dạ dày.
  • Giới hạn hoặc tránh uống rượu. Uống rượu sẽ làm giảm cơ vòng thực quản dưới và kích thích thực quản.
  • Giảm cân (nếu bạn bị béo phì hoặc thừa cân)
  • Nâng cao giường của bạn.Thư giãn. Khi bạn bị căng thẳng, tiêu hóa chậm, có thể trầm trọng thêm triệu chứng trào ngược. Các kỹ thuật thư giãn như thở sâu, thiền hay yoga,… có thể giúp ích.

>>> Xem thêm thông tin bệnh lý dạ dày trào ngược tại đây để có phương pháp bảo vệ sức khỏe.

Trào ngược dạ dày mãn tính và cách khắc phục hiệu quả

Trào ngược dạ dày là một bệnh nếu không được điều trị đúng cách và triệt để rất dễ tái phát trở lại và trở thành mãn tính. Trào ngược dạ dày mãn tính có nguy hiểm không? Làm thế nào để khắc phục được? Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết ngay dưới đây!

1. Trào ngược dạ dày và các triệu chứng

1.1. Bệnh trào ngược dạ dày 

Trào ngược dạ dày có thể được hiểu theo một cách rất đơn giản là hiện tượng acid dịch vị chảy ngược từ dạ dày lên thực quản. Trong cơ thể chúng ta, ở ngay lối vào dạ dày của bạn có một vòng cơ được gọi là cơ thắt thực quản dưới. Chúng hoạt động như một cái van ngăn không cho thức ăn không tràn ra ngoài vào thực quản và chỉ mở ra để tống thức ăn đi xuống dạ dày.

Cơ chế của trào ngược dạ dày thực quản

Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân nào đó mà cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu, chúng không đóng lại dẫn đến việc acid dịch vị quay đầu ngược trở lại thực quản. Và chúng được gọi là trào ngược dạ dày.

1.2. Triệu chứng trào ngược dạ dày

Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của trào ngược dạ dày là chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua và trào ngược acid. Một cảm giác nóng rát di chuyển từ dưới dạ dày lên đến ngực thậm chí là cổ họng của bạn kèm theo đó là vị chua hoặc đắng trong miệng và có cảm giác thức ăn đang quay ngược trở lại miệng. Cảm giác này càng tồi tệ hơn khi bạn cúi hoặc nằm xuống.

Nếu những triệu chứng trên xảy trên 2 tuần, có thể khẳng định bạn đang bị trào ngược dạ dày.

Các triệu chứng phổ biến khác của bệnh trào ngược có thể gặp phải như:

  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau tức ngực
  • Gặp phải một số vấn đề về hô hấp như: viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, ho hen….
  • Khó nuốt, cảm giác nghẹn ở cổ họng
  • Tiết nhiều nước bọt, chảy nước dãi trong khi ngủ
  • Miệng đắng do dịch mật tràn lên thực quản
Trào ngược dạ dày gây ợ nóng, ợ hơi

2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày mãn tính

Về mặt lý thuyết, chứng trào ngược dạ dày có thể được chữa khỏi nếu được điều trị đúng phác đồ và kiểm soát được các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh thường có xu hướng chuyển thành mãn tính vì một số những lý do sau:

2.1. Do tâm lý chủ quan

Những triệu chứng có thể xuất hiện thoáng qua không thường xuyên nên người bệnh thường chủ quan, không chữa trị sớm và dứt điểm.

Người bệnh chỉ thật sự ý thức được việc cần phải điều trị khi xuất hiện thêm nhiều triệu chứng mới, bệnh đã tiến triển nặng thêm và việc điều trị sẽ phức tạp hơn.

2.2. Do bệnh tái phát lại nhiều lần

Người bệnh đã điều trị bệnh nhưng không kiểm soát được các yếu tố nguyên nhân khiến bệnh tái phát trở lại. Ngoài ra, còn do người bệnh mất kiên nhẫn, bỏ thuốc sau khi thấy những triệu chứng khó chịu không còn xuất hiện hoặc không tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị. Chính điều này đã góp phần làm cho bệnh hay tái phát trở lại và kéo dài dai dẳng, không điều trị được hết.

2.3. Do sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn

Tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có rất nhiều phác đồ để điều trị trào ngược dạ dày, mỗi phác đồ được xây dựng dựa theo tình trạng thực tế của từng bệnh nhân, vì thế bạn không thể tự ý sử dụng phác đồ điều trị của người khác. Điều trị không đúng thuốc không những không hết bệnh mà còn có thể làm bệnh nặng hơn.

2.4. Do thói quen ăn uống và sinh hoạt

Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt, xây dựng những thói quen sống lành mạnh là một cách vô cùng hiệu quả để phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân đều không kiên nhẫn để có thể tuân thủ đúng như những gì đã vạch ra. Và chính những thói quen xấu tưởng như vô hại như ăn không đúng bữa, thức khuya, stress, sử dụng đồ ăn cay nóng…lại là những nguyên nhân hàng đầu ” kêu gọi” trào ngược dạ dày quay trở lại.

3. Cách khắc phục trào ngược dạ dày mãn tính

Khi trào ngược dạ dày trở thành một bệnh mãn tính điều này đồng nghĩa với việc chúng trở nguy hiểm hơn, khó điều trị khỏi hẳn theo những cách thông thường và có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Để phòng tránh những biến chứng bất lợi có thể xảy ra đồng thời kiểm soát và khắc phục được bệnh tình, bạn có thể thực hiện một số những biện pháp sau:

  • Bạn cần đi khám chuyên khoa tại bệnh viện để bác sĩ có thể xác định chính xác tình trạng bệnh hiện tại và xây dựng cho bạn một phác đồ điều trị phù hợp nhất.
  • Tuân thủ thực hiện theo đúng phác đồ điều trị, sử dụng đúng thuốc, đủ liều, đủ thời gian. Không tự ý đổi thuốc, bỏ thuốc.
  • Thay đổi thói quen ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh và nghiêm túc thực hiện chúng.
  • Giảm trào ngược bằng thảo dược thiên nhiên
Hãy đến gặp bác sĩ chuyên môn khi có dấu hiệu bất thường

Trào ngược dạ dày mãn tính có thể gây ra những biến chứng khó lường nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn đang bị trào ngược dạ dày, đừng ngược đãi sức khỏe của mình, hãy thay đổi và xây dựng cho mình những thói quen tốt ngay từ hôm nay. 

>>> Xem thêm thông tin bệnh lý dạ dày trào ngược tại đây để có phương pháp bảo vệ sức khỏe.

Cảnh báo trào ngược dạ dày gây viêm xoang ít người ngờ tới

Nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng trào ngược dạ dày gây viêm xoang. Vậy vì sao trào ngược dạ dày lại gây ra tình trạng này và cách xử lý như thế nào là hiệu quả nhất?

1. Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày làm cho cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu. Cơ thế bảo vệ chống trào ngược bị phá vỡ. Hoạt động mở ra – đóng vào của cơ thắt thực quản dưới nhiều hơn bình thường, làm cho dịch acid, dịch mật đôi khi chứa cả thức ăn bị trào ngược lên thực quản.

Căng thẳng, stress thường xuyên, thói quen ăn uống thiếu khoa học, do thoái vị, do dùng thuốc,…. là những lý do phổ biến dẫn tới trào ngược.

Trào ngược dạ dày biểu hiện bằng hàng loạt các triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, đau tức ngực, buồn nôn,… Bệnh không chỉ gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Axit dạ dày trào ngược lên thực quản đôi khi tràn vào các cơ quan của hệ hô hấp, phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ. Từ đó gây ra các vấn đề về hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản…

2. Trào ngược dạ dày gây viêm xoang?

Cơ chế trào ngược gây viêm xoang

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trào ngược dạ dày có thể là một trong những nguyên nhân gây ra viêm xoang. Điều đó dựa vào những cơ chế:

  • Trào ngược dạ dày thực quản gây viêm xương do vi khuẩn HP phát triển. Vi khuẩn HP theo acid trào lên gây nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Axit dạ dày có thể tiếp xúc thường xuyên và kích thích những dây thần kinh giao cảm của hệ hô hấp. Hệ hô hấp phản ứng lại bằng các biểu hiện như dịch chảy sau mũi, nghẹt mũi, tiết dịch mũi quá mức,…
  • Axit dạ dày có thể tràn lên tới khoang miệng và đi vào mũi và làm tổn thương niêm mạc mũi xoang. Tiếp đó là sự kích thích của các đáp ứng viêm miễn dịch. Hệ quả là các yếu tố gây nhiễm trùng dễ dàng tấn công gây viêm xoang.
Trào ngược dạ dày thực quản gây ảnh hưởng đến cổ họng

Cơ chế liên quan giữa trào ngược dạ dày và bệnh viêm xoang là do axit dạ dày tràn lên vùng mũi họng làm axit hóa khu vực này khiến hệ thống lông nhầy trong mũi bị rối loạn. Viêm nhiễm tại niêm mạc mũi dẫn tới phù nề, bít tắc các lỗ thông mũi xoang dẫn tới viêm xoang.

Cơ chế bệnh sinh giữa trào ngược dạ dày và viêm xoang là do phù nề làm ứ đọng dịch trong khoang mũi khiến chức năng mũi khó hoạt động bình thường làm suy giảm oxy trong khoang. Áp suất trong khoang mũi giảm khiến niêm mạc dày lên, tăng xuất tiết dẫn tới viêm xoang.

Biểu hiện tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm xoang

  • Đau nhức vùng trán hai bên hốc mắt, nghẹt mũi,… tăng lên về đêm, khi người bệnh đang ngủ.
  • Các triệu chứng tăng lên khi người bệnh ăn thức ăn cay nóng, rượu bia,…
  • Ngoài ra, người bệnh còn thấy xuất hiện thêm các triệu chứng của bệnh trào ngược là ợ chua, ợ nóng, nóng rát dạ dày, đau tức vùng ngực, đau thượng vị và các vấn đề về tiêu hóa khác.

3. Điều trị viêm xoang do trào ngược dạ dày

Khi bị viêm xoang nghi ngờ do trào ngược dạ dày gây ra, bạn cần đến ngay bệnh viện để khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Nếu các bác sĩ xác nhận đúng là do trào ngược dạ dày gây ra thì bạn cần điều trị viêm xoang kết hợp với điều trị trào ngược dạ dày để viêm xoang được trị dứt điểm.

Hiện tượng buồn nôn thường thấy ở người bệnh dạ dày

Cùng với đó, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt làm việc khoa học hơn với những lưu ý sau:

  • Tránh ăn các loại thực phẩm gây kích ứng và kích thích dạ dày, đặc biệt là vào bữa tối.
  • Tránh ăn, uống bất cứ thứ gì trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút, trừ nước.
  • Ăn uống khoa học: ăn đủ, ăn chậm nhai kỹ, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
  • Ngủ đúng giờ, không thức khuya.
  • Tránh stress, hạn chế căng thẳng, áp lực để cơ thể được thư giãn.

Trào ngược dạ dày gây viêm xoang có thể được điều trị hiệu quả nếu người bệnh sử dụng những phương pháp phù hợp. Bằng cách đi khám bác sĩ và có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bệnh nhân trào ngược dạ dày sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng của mình.

>>> Xem thêm thông tin bệnh lý dạ dày trào ngược tại đây để có phương pháp bảo vệ sức khỏe.

Cách làm trà gừng nha đam hỗ trợ trào ngược dạ dày

Có nhiều mẹo chữa đau dạ dày hiệu quả, một trong số đó là sử dụng trà gừng nha đam. Vậy cụ thể cách làm như thế nào chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Lô hội hỗ trợ trào ngược dạ dày

Trong đông y, lô hội đã được dùng làm thuốc từ rất lâu. Lô hội có vị đắng, tính mát, vào 4 kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, mát huyết, chỉ huyết (cầm máu), nhuận tràng, thông đại tiện.

Lô hội tốt cho tình trạng trào ngược 

Hoạt chất chủ yếu của lô hội là aloin bao gồm nhiều antraglucosid dưới dạng tinh thể, vị đắng và có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lệ 16-20%. Các nhà khoa học còn thấy lô hội chứa một ít tinh dầu màu vàng có mùi đặc biệt, nhựa cây chiếm 12-13% cũng có tác dụng tẩy.Ngoài ra, trong lô hội còn có thành phần anthraquinon, đây là thành phần có tác dụng ngăn ngừa acid. Và một thành phần khác có tên là glucomannans giúp cân bằng hệ thống tiêu hóa bị xáo trộn do phản ứng trào ngược axit gây ra. Chính vì vậy, mà nước ép nha đam luôn được nhiều người bệnh lựa chọn trong việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

2. Gừng có tác dụng điều trị đau dạ dày như thế nào ?

Trà gừng là loại thức uống khá phổ biến, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Uống trà gừng mỗi ngày có tác dụng giúp bạn khỏi mệt mỏi, giảm stress, phấn trấn tinh thần. Đặc biệt, trà gừng giúp bạn bảo về sức khỏe tim mạch, giảm đau đầu, cảm cúm và chứng đau bụng kinh của chị em phụ nữ… Nổi bật và được nhiều người biết đến nhất là gừng được sử dụng chữa trào ngược dạ dày thực quản rất tốt.

3. Cách làm trà gừng nha đam hỗ trợ trào ngược dạ dày

  • Thành phần:
    •  ½ thìa cà phê gừng tươi (đảm bảo không quá 3gr gừng)
    • 1 thìa ruột nha đam làm sẵn
    • 1 cốc nước
    • 1 thìa cà phê mật ong
Gừng mật ong dùng cho người trào ngược
  • Cách làm:
    • Đun sôi nước. Sau đó, cho gừng tươi đã thái lát và nha đam vào nước. Bạn nên lấy phần lõi trong thân cây nha đam.
    • Đun sôi khoảng 15 phút. Tiếp theo để nguội khoảng 10 phút.
    • Chắt phần nước để uống. Nếu muốn uống ngọt thì bổ sung thêm mật ong vào. Hãy dùng nó vào bữa sáng hàng ngày.

Lưu ý: Nếu bạn bị mắc bệnh huyết áp cao, bệnh viêm đường ruột hoặc sỏi thận thì không nên ăn gừng. Và quan trọng hơn, đừng tiêu thụ quá nhiều nha đam nếu bạn không muốn cơ thể bị nguy hiểm.

4. Giải pháp khi bạn không thể luôn mang theo gừng và lô hội

Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng gừng nha đam lô hội chỉ có tác dụng giảm triệu chứng tạm thời cho bạn mà không thể giải quyết tận gốc được căn nguyên gây ra bệnh trào ngược dạ dày.

CumarGold New là sản phẩm tác động và xử lý được các tổn thương dạ dày, ngăn nguyên nhân gây trào ngược. Sản phẩm còn giúp ức chế vi khuẩn Hp gây hại, giảm tiết acid. Nhờ đó giải quyết được các triệu chứng trào ngược dạ dạ dày, ngăn tái phát trở lại.

CumarGold New chứa tinh nghệ Nano Curcumin (chuyển giao từ Viện Hàn Lâm & KHCN Việt Nam) kết hợp cùng Chiết xuất Gừng chuẩn hóa (nhập khẩu từ châu Âu). Sự kết hợp này đem đến tác động mạnh mẽ với người mắc các vấn đề về dạ dày, viêm loét, trào ngược. Đến nay, CumarGold New đã có mặt trên thị trường gần 10 năm, hỗ trợ hơn 1,5 triệu người bệnh ổn định sức khỏe.

CumarGold New hiện được bán rộng rãi phổ biến tại hệ thống các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể dễ dàng mua tại đây.

 

Uống nhiều rượu bia có bị trào ngược dạ dày không?

Việt Nam là 1 trong những những quốc gia uống rượu bia nhiều nhất thế giới. Đối với những người nghiện rượu bia, họ có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh. Vậy uống nhiều rượu bia có bị trào ngược dạ dày không?

Việt Nam là 1 trong những những quốc gia uống rượu bia nhiều nhất thế giới. Đối với những người nghiện rượu bia, họ có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh. Vậy uống nhiều rượu bia có bị trào ngược dạ dày không?

Trào ngược acid là một trong những bệnh phổ biến nhất mà mọi người cần tới sự can thiệp của chăm sóc y tế. Một số yếu tố giải phẫu, sinh lý và lối sống có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược acid. Hầu hết các nhà nghiên cứu đồng ý rằng uống rượu, đặc biệt với số lượng lớn, làm tăng khả năng bị trào ngược dạ dày.

1. Suy yếu cơ

Triệu chứng trào ngược xuất hiện khi các dịch dạ dày có tính axit trở ngược lên trong thực quản của bạn và kích thích lớp lót nhạy cảm thực quản. Trong điều kiện bình thường, trào ngược dạ dày được giảm thiểu bằng một số cơ chế.

Ợ nóng khó tiêu

Các cơn co thắt cơ của thực quản sẽ làm bong tróc nội mạc tử cung, và vùng van giống tại chỗ nối của thực quản và dạ dày – cơ quan thực quản thấp hơn – ngăn ngừa acid dạ dày. Ngoài ra, nuốt nước bọt giúp trung hòa axit hồi lưu.

Bất cứ điều gì cản trở những cơ chế bình thường này có thể dẫn đến trào ngược. Ví dụ, một giả thuyết có thể xảy ra: acetaldehyde và các sản phẩm phụ độc hại khác của quá trình trao đổi chất cồn ảnh hưởng đến các cơn co thắt thực quản và làm giảm chức năng cơ vòng thực quản dưới, tăng nguy cơ bị trào ngược acid.

2. Trực tiếp phá hủy mô

Ngoài các ảnh hưởng của nó đối với các chức năng cơ học của thực quản và cơ vòng thực quản dưới thì rượu và các sản phẩm phụ của nó có thể trực tiếp gây thương tích màng niêm mạc tinh tế trong dạ dày và thực quản của bạn.

Đồ uống có hàm lượng cồn cao có nhiều khả năng gây ra thiệt hại về hóa chất trên đường tiêu hóa của bạn, trong khi đồ uống có hàm lượng cồn thấp hơn như bia và rượu vang, có xu hướng kích thích sự tiết acid trong dạ dày.

Một trong những hiệu ứng này có thể làm trầm trọng thêm chứng trào ngược dạ dày và làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn.

Trào ngược dạ dày gây ợ hơi

3. Các biến chứng dài hạn

Mặc dù sử dụng rượu nặng được cho rằng làm tăng nguy cơ bị trào ngược acid, sự liên quan của uống rượu bia với các biến chứng lâu dài của trào ngược dạ dày lại không rõ ràng. Viêm thực quản, Barrett thực quản – tình trạng tiền ung thư – và ung thư thực quản có thể xảy ra ở những người có chứng trào ngược dạ dày dù họ uống rượu hay không.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các điều kiện này có liên quan đến tiêu thụ rượu, nhưng một số khác thì không. Để thêm nhầm lẫn cho vấn đề này, một nghiên cứu đăng trên số ra tháng 3 năm 2009 của “Gastroenterology” gợi ý rằng uống rượu thậm chí có thể bảo vệ một số cá nhân khỏi thực quản trào ngược, viêm thực quản và Barrett thực quản ung thư biểu mô thực quản, đây là dạng phổ biến nhất của ung thư thực quản.

4. Cân nhắc uống bia rượu

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa sử dụng rượu nặng và trào ngược acid, và các triệu chứng trào ngược acid có thể được kiểm soát khi đồ uống có cồn bị ngưng.

Bia rượu, chất kích thích cần tránh để không mắc ợ hơi buồn nôn

Trong một cuộc khảo sát trên 2.500 người ở Trung Quốc, nơi bệnh trào ngược acid ít phổ biến hơn so với ở các nước phương Tây, những người uống rượu mạnh thường gần như gấp ba lần những người không uống rượu báo cáo các triệu chứng trào ngược dạ dày.

Ngoài ảnh hưởng của nó đối với trào ngược acid, việc lạm dụng rượu nặng, nặng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như bệnh gan. Rượu bia nếu uống 11 mức độ vừa phải có thể ảnh hưởng tích cực, tuy nhiên không phải ai cũng uống rượu bia điều độ. Và mặc dù có thể thiếu sự đồng thuận về việc liệu rượu có liên quan đến ung thư biểu mô thực quản thực quản hay không, bia rượu vẫn có mối liên quan với một dạng ung thư thực quản thực sự – ung thư biểu mô tế bào vảy.

>>> Xem thêm thông tin bệnh lý dạ dày trào ngược tại đây để có phương pháp bảo vệ sức khỏe.

Bệnh trào ngược dạ dày gây khàn tiếng mà ít người biết

Nhiều người thường nhầm lẫn trào ngược dạ dày khàn tiếng với các chứng bệnh thông thường nên thường chủ quan khi chữa trị. Bởi thế tình trạng bệnh có thể nặng hơn và tốn thêm nhiều thời gian, chi phí để điều trị. Vậy trào ngược dạ dày gây khàn tiếng có đặc điểm gì và cách chữa trị như thế nào?

1. Khàn tiếng

Khàn tiếng là hiện tượng giọng nói của một người bị thay đổi bất thường khiến các âm thanh khó phát ra, có tiếng  hoặc âm phát ra thều thào không rõ.

Trào ngược dạ dày gây viêm họng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khàn tiếng là do các dây thanh quản bị tổn thương do bệnh lý hoặc các yếu tố bên ngoài gây ra.

Do bệnh lý: Theo các chuyên gia về đường hô hấp, khàn tiếng là biểu hiện đặc trưng của một số căn bệnh dạ dày, điển hình là trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài bị khàn tiếng, người bị trào ngược còn hay bị ợ nóng, ợ chua vào buổi sáng, ngực nóng rát, buồn nôn, đắng miệng…

Do yếu tố bên ngoài như thời tiếtvirusăn đồ lạnh… gây viêm họng thì người bị khàn tiếng chỉ cảm thấy họng đau rátkhó nuốt và không có những biểu hiện đi kèm như người bị trào ngược.

Khàn tiếng do viêm họng là tình trạng cấp tính nhanh chóng biến mất sau vài ngày. Nhưng khàn tiếng do trào ngược thì kéo dài nhiều năm liền và có thể trở thành mãn tính nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.

2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây khàn tiếng

Các trường hợp khàn tiếng do trào ngược dạ dày rất dễ bị xác định nhầm nguyên nhân. Đa số người bệnh có xu hướng tự điều trị khàn tiếng bằng các thuốc chống viêm, giúp giảm triệu chứng tạm thời, sau đó, khi ngưng thuốc bệnh lại nhanh chóng tái phát trở lại.

Trào ngược dạ dày thực quản

Lý giải về hiện tượng trào ngược dạ dày gây khàn tiếng, các bác sĩ cho biết: Trong bệnh lý trào ngược, dịch vị bao gồm acid và enzyme tiêu hóa sẽ bị đẩy ngược lên phía trên dạ dày gồm thực quản, hầu, họng, …. Khi dịch vị bị đẩy đến ngã ba hầu họng, chúng có thể tiếp xúc trực tiếp với dây thanh quản và khiến dây thành quản bị phù nề, sưng, viêm. Dây thanh quản bị tổn thương là nguyên nhân khiến các âm phát ra bị khàn tiếng kèm theo đau họng.

Đây cũng là lý do khiến người bệnh không hiểu tại sao cứ ngưng thuốc chống viêm thì tình trạng khàn tiếng lại xuất hiện trở lại, thậm chí trở nên nặng nề hơn do một số loại thuốc chống viêm không tốt cho dạ dày. Để điều trị dứt điểm khàn tiếng trong trường hợp này, người bệnh cần tiến hành điều trị loại bỏ hoàn toàn bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

3. Cách giảm trào ngược dạ dày khàn tiếng

Để khắc phục hiện tượng trào ngược dạ dày khàn tiếng, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà sau đây:

3.1 Dùng tỏi

Không chỉ là một loại gia vị, củ tỏi còn được dùng như một loại kháng sinh tự nhiên nhờ thành phần hợp chất hữu cơ alicin. Hợp chất này có khả năng kháng viêm và tiêu diệt một số vi khuẩn.
Với những người bị trào ngược dạ dày khàn tiếng, sử dụng tỏi giúp giảm viêm, phù nề thanh quản và ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn từ đó khắc phục hiệu quả tình trạng khàn tiếng.

Dùng tỏi để giảm trào ngược, đau họng

Cách làm:

  • Bước 1: Lấy khoảng 3 – 4 nhánh tỏi, bỏ vỏ khô bên ngoài, rửa qua nước sạch.
  • Bước 2: Cho tỏi đã rửa sạch vào cối hoặc máy sinh tố giã nát
  • Bước 3: Trút phần tỏi đã nát vào một ly sữa nóng rồi lọc bỏ xác tỏi. Uống ngay khi sữa còn ấm

3.2 Nước muối ấm

Nước muối ấm kích thích các tuyến nước bọt tăng tiết làm trung hòa được lượng acid trào ngược từ dạ dày lên từ đó ngăn chặn được tình trạng acid dịch vị làm tổn thương thanh quản. Ngoài ra, độ mặn của nước muối cũng giúp khắc phục tình trạng phù nề, sưng rát của họng, thực quản, ngăn chặn viêm và chống nhiễm khuẩn.

Cách làm:

Cách sử dụng nước muối để khắc phục tình trạng khàn tiếng do trào ngược rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng 1 chút muối hạt pha với nước ấm sau đó súc miệng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối mỗi ngày.

3.3 Điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống

Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng và xử lý giảm nhẹ tác động của acid trào ngược lên, người bệnh cũng cần điều chỉnh một số thói quen để bảo vệ thanh quản cũng như hỗ trợ quá trình phục hồi thuận lợi hơn:

  • Tránh nói quá lớn hoặc nói liên tục trong thời gian dài
  • Kiêng sử dụng các sản phẩm hoặc chế phẩm chứa chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
  • Tránh ăn hoặc uống các thực phẩm lạnh trong thời gian này
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng ngực và vùng cổ nếu thời tiết lạnh
Ăn chậm nhai kỹ là cách để bảo vệ hệ tiêu hóa

3.4 Lưu ý về cách dùng chanh và mật ong chữa viêm thanh quản

Có rất nhiều người lựa chọn phương pháp sử dụng mật ong và chanh để kiểm soát tình trạng viêm thanh quản dẫn đến khàn giọng. Trên thực tế phương pháp này tỏ ra rất hiệu quả ở các trường hợp khàn giọng thông thường. Bởi mật ong là vị thuốc Đông y có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Mật ong kết hợp cùng chanh còn tạo ra tác dụng tiêu đờm, bổ phế, cải thiện hiện tượng viêm thanh quản hiệu quả.

Tuy nhiên, khi hiện tượng khàn giọng xảy ra xuất phát từ nguyên nhân trào ngược thì phương pháp dùng mật ong chanh lại không cho hiệu quả như mong muốn.

Các bác sĩ cho biết, hàm lượng đường của mật ong rất cao, nếu dùng liên tục trong thời gian dài có thể kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn. Kết hợp với hàm lượng acid tự nhiên có sẵn trong chanh khiến cho tình trạng trào ngược càng trở nên trầm trọng. Tất nhiên, khi hiện tượng trào ngược dạ dày nặng hơn thì vấn đề khàn tiếng cũng không thể được giải quyết triệt để.

Bởi vậy nếu muốn dùng cách này để giảm khàn tiếng thì bạn nên chú ý tỷ lệ giữa mật ong và chanhKhông nên pha quá ngọt hoặc chua và cũng không nên dùng quá thường xuyên để tránh xảy ra tình trạng trên.

4. Chữa trào ngược dạ dày để dứt điểm hiện tượng khàn tiếng

Xuyên suốt toàn bộ nội dung trên, chắc hẳn bạn đã nhận thấy cách tốt nhất để giải quyết tình trạng khàn tiếng là phải xác định và loại bỏ nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Bởi vậy, người bị khàn tiếng do trào ngược dạ dày gây ra cần phải điều trị dứt điểm chứng bệnh này.

Hãy đến gặp bác sĩ chuyên môn khi có dấu hiệu bất thường

Cần lưu ý, các phương pháp mẹo chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc áp dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị. Trong trường hợp trào ngược dạ dày có dấu hiệu nặng hơn, bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế. Các dấu hiệu cho biết trào ngược dạ dày nặng hơn bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Nuốt nghẹn
  • Khó thở, tức ngực
  • Nôn/ buồn nôn

Nhìn chung, trào ngược dạ dày khàn tiếng hoàn toàn có thể khắc phục nhanh chóng chỉ cần người bệnh áp dụng đúng cách. Hy vọng những phương pháp mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu cần hỗ trợ thêm về phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng này, bạn chỉ cần để lại thông tin cho chúng tôi ngay dưới bài viết. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

>>> Xem thêm các thông tin sức khỏe hữu ích về dạ dày trào ngược tại đây.

Hướng dẫn sử dụng trà dây trị trào ngược dạ dày đúng cách

Trà dây trị trào ngược dạ dày đang là một trong những giải pháp được nhiều người quan tâm để ngăn chạn tình trạng này. Ban đầu trào ngược chỉ có những biểu hiện nhẹ khiến người bệnh chủ quan. Chỉ đến khi bệnh trở nặng mới tiến hành điều trị thì việc chữa bệnh đã trở nên hết sức khó khăn.

Bệnh không chỉ gây cho bệnh nhân những khó chịu và còn có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm khác như loét, hẹp, chảy máu thực quản và thậm chí nặng nhất có thể dẫn đến ung thư dạ dày, đe dọa tính mạng của bệnh nhân. 

1. Chữa trào ngược dạ dày bằng Tây y

Khi chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng Tây y, các bạn sẽ được khuyên dùng các loại thuốc như:

  • Metoclopramid: có tác dụng vào vùng lẫy cò trực tiếp, tác dụng lên ống cơ tiêu hóa giúp gia tăng vận động, thúc đẩy việc mở môn vị. Nhờ đó cảm giác trào ngược dạ dày vơi đi.
  • Sulpirid có tác dụng gia tăng trương lực ở đoạn cơ vòng thực quản. Nhờ đó mà thức ăn không còn trào ngược lên vùng thực quản nữa…

Tuy nhiên điều trị bằng Tây y có nhiều tác dụng phụ như Sulpirid có thể gây ra buồn ngủ, bất lực và hội chứng ngoại tháp.

2. Trà dây trị trào ngược dạ dày hiệu quả

Trà dây trị trào ngược dạ dày thực quản – căn bệnh dai dẳng gây không ít khó chịu cho người bệnh vô cùng hiệu quả.

2.1 Cây trà dây là cây gì?

Trà dây là loại trà sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên, được lấy từ trong rừng hay các trên các sườn núi. Đây là loại thực vật có vị ngọt đắng, tính mát, kháng viêm và giải độc mạnh.

Ngoài ra, trà dây có hoạt chất Flavonoid và Tanin có khả năng diệt nhanh tác nhân gây bệnh dạ dày, trung hòa axit, loại bỏ các triệu chứng ợ hợi, ợ chua và các triệu chứng khác.

Trà dây được dùng để chữa trào ngược

Trà dây trị trào ngược dạ dày thực quản đồng thời giúp mát gan, ngủ sâu giấc… Tuy nhiên sự dụng chè dây như thế nào cho đúng cách không phải ai cũng biết.

2.2 Phân biệt trà dây chất lượng dùng để trị trào ngược dạ dày

Trà dây được lấy từ trên rừng về cần qua các công đoạn sơ chế như thái nhỏ, ủ, phơi, sấy, sao qua cho thơm, bảo quản.

Lưu ý là một sản phẩm trà dây đúng chất lượng sẽ có một lớp bột bám vào màu trắng như bị mốc. Đây chính là dấu hiệu phân biệt trà dây có đảm bảo chất lượng hay không.

Trà dây sau khi sơ chế sẽ có bột trắng gọi là phấn của trà dây. Trà dây có rất nhiều phấn và phấn làm tăng hương vị của trà dây.

2.4 Sử dụng trà dây trị trào ngược dạy dày đúng cách

Sau khi sơ chế thông thường, tùy vào mục đích sử dụng mà có các cách sử dụng Trà dây khác nhau.

  • Cách uống trà dây trị trào ngược dạ dày – thực quản và các bệnh liên quan đến dạ dày khác
  • Sáng sớm ngủ dậy, sau khi vệ sinh cá nhân xong, cho 4 túi lọc và 1 lít nước đã đun sôi (90ºC-100ºC) sau đó để nguội và uống no nhất có thể khi bụng đang còn đói, đợi khoảng 15-20 phút sau rồi ăn sáng. Đây là điểm quan trọng nhất trong việc diệt khuẩn HP. Thời điểm buổi sáng sớm khuẩn HP bám ở thành dạ dày, trà dây bao phủ, diệt trừ và bài tiết ra ngoài. Đây cũng là ưu điểm nổi trội trong việc tiêu diệt khuẩn HP của trà dây. Trong ngày uống thêm 3-4 túi lọc thay nước uống bình thường để trung hòa acid dịch vị dạ dày và giúp làm lành nhanh vết loét.
  • Uống trà dây làm mát gan, thanh lọc cơ thể để có giấc ngủ sâu: Mỗi ngày sử dụng 3 – 5 gói trà dây túi lọc pha với 01 lít nước sôi, dung thay nước uống hàng ngày.
Dùng chè dây mỗi ngày để giảm trào ngược

3. Mẹo hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày

Ngoài việc sử dụng trà dây trị trào ngược dạ dày thì CumarGold New đang là giải pháp chuyên biệt cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Điểm khác biệt của CumarGold New là sử dụng Nano Curcumin theo tiêu chuẩn hóa của Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Nano Curcumin giúp CumarGold New nhanh chóng phát huy tác dụng, tăng sinh khả dụng và đạt được hiệu quả tối đa:

  • Hỗ trợ ức chế vi khuẩn Hp, làm lành các tổn thương niêm mạc, tránh tái phát các vấn đề của dạ dày, trào ngược
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đầy chướng, khó tiêu, nghẹn cổ, tức ngực, khó nuốt…

Các triệu chứng khó chịu giảm đáng kể sau 2 – 3 tuần sử dụng và hầu như hết hẳn sau 1 – 3 tháng sử dụng. Khi trào ngược dạ dày thuyên giảm thì chứng ho do trào ngược sẽ giảm bớt và nhanh chóng chữa khỏi.

Bạn có thể xem hệ thống các nhà thuốc của CumarGold New trên toàn quốc để mua trực tiếp sản phẩm hoặc đặt hàng trực tiếp tại đây.

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x