Skip to main content

Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

  • Ngày đăng:

    07/03/2023
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    301

Bệnh trào ngược dạ dày đang ngày càng phổ biến nhưng ít ai biết được rằng nó có thể gây ra nhiều biến chứng. Biến chứng của trào ngược dạ dày có nguy hiểm không ? Những lý giải sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ.

1. Bệnh trào ngược dạ dày là gì? 

Trào ngược dạ dày là tình trạng mà axit dạ dày có thể kèm dịch mật, pepsin, thức ăn,… thường xuyên tràn vào thực quản – ống nối giữa miệng và dạ dày. Trào ngược làm cho axit dạ dày tiếp xúc thường xuyên với thực quản và các cơ quan của hệ thống hô hấp. Từ đó gây ra các triệu chứng bệnh khó chịu.

Trào ngược dạ dày gây viêm họng

Thông thường, bạn có thể bị trào ngược trong 1 số trường hợp nhất định như khi ăn quá nhiều, ăn đồ cay nóng,… Tuy nhiên, nếu trào ngược xảy ra nhiều hơn 2 lần 1 tuần cho thấy bạn đã bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Hầu hết các trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ có thể được điều trị tại nhà bằng những phương pháp tự nhiên như điều chỉnh lối sống, sinh hoạt,… Tuy nhiên, khi bệnh đã phát triển thành trào ngược dạ dày lâu năm, người bệnh sẽ cần phải đi khám và được điều trị đúng cách.

2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Trước khi tìm hiểu trào ngược dạ dày có nguy hiểm không bạn nên tìm hiểu cụ thể nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng như thế nào.

2.1. Nguyên nhân trào ngược

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản trong đó có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu là:

  • Do lối sống, sinh hoạt:
    • Thường xuyên ăn thực phẩm khó tiêu
    • Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
    • Ăn nhiều thực phẩm chứa caffein
    • Tinh bột khó tiêu
    • Thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá.
    • Người có thói quen nằm ngay sau ăn, ăn quá nhiều, béo phì,… là đối tượng dễ bị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Nguyên nhân bệnh lý:
    • Mang thai
    • Viêm loét dạ dày – tá tràng
    • Bẩm sinh cơ thắt thực quản dưới bị yếu
    • Thoát vị cơ hoành
    • Sa dạ dày,… là những bệnh có thể gây ra trào ngược dạ dày.
    • Sử dụng 1 số loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Căng thẳng, stress gây ợ chua nóng cổ

2.2. Những triệu chứng điển hình

Người bị trào ngược dạ dày thường gặp phải ít nhất 2 triệu chứng dưới đây:

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.
  • Nuốt nghẹn, khó nuốt, cảm giác bị mắc trong cổ họng.
  • Thở khò khè, khó thở, ho.
  • Khàn giọng, mất giọng, viêm đau họng.
  • Miệng tiết nhiều nước bọt.
  • Cảm nhận được vị đắng trong miệng.
  • Nóng bụng, nóng rát ngực có thể lan sang hai bên xương ức.

3. Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? 

Bệnh trào ngược dạ dày không chỉ đơn thuần là một rối loạn tiêu hóa như nhiều người lầm tưởng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Đặc biệt, trào ngược dạ dày nguy hiểm là bởi các triệu chứng của bệnh rất dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh khác như viêm họng, viêm phế quản,..

Người bệnh thường chủ quan, đi khám muộn khiến bệnh thường phát hiện ở giai đoạn nặng. Nếu không có biến pháp khắc phục kịp thời, trào ngược dạ dày có thể sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau đây.

3.1. Viêm loét thực quản

  • Không giống như viêm mạc dạ dày có cấu tạo để có thể chịu được axit, niêm mạc thực quản dễ bị tổn thương bởi axit dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày thực quản khiến cho axit có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với niêm mạc thực quản.
  • Điều đó khiến cho niêm mạc thực quản bị viêm tạo thành các vết loét dễ nhiễm trùng. Viêm loét thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng,…

3.2. Viêm đường hô hấp

Axit dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên thực quản và tới tận khoang miệng có thể đi vào các cơ quan của hệ hô hấp. Sự tiếp xúc của axit dạ dày với những cơ quan này gây ra tổn thương với những bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,…

3.3. Hẹp thực quản

Sau khi viêm loét thực quản xảy ra, các vết loét này sẽ trở thành những mô sẹo trong thực quản. Càng nhiều mô sẹo thì sẽ càng khiến cho ống thực quản hẹp hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy khó nuốt thức ăn và đau khi cố nuốt thức ăn đặc. Dần dần, người bệnh có xu hướng sợ ăn dẫn tới thiếu chất, mệt mỏi.

Nóng dạ dày lâu ngày gây hẹp thực quản

3.4. Barrett thực quản

Khoảng 10% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản gặp phải biến chứng Barrett thực quản. Axit dạ dày tấn công thường xuyên lên thực quản làm thay đổi lớp biểu mô tế bào thực quản. Chúng là những biểu mô dị sản có khả năng phát triển thành ung thư thực quản. Đây là biến chứng khá nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày.

Tuy nhiên, Barrett thực quản không gây ra các triệu chứng đáng kể nào khi mà các tế bào biểu mô dị sản không nhạy cảm với axit dạ dày như tế bào bình thường. Vì thế mà hầu hết người bệnh không nhận biết được bệnh đang tiến triển nặng hơn.

3.5. Ung thư thực quản

Những thay đổi ở mô lót thực quản có thể phát triển thành ung thư. Đa số những trường hợp mắc ung thư thực quản là ở những người trên 50 tuổi với các triệu chứng điển hình như khó nuốt, nuốt đau, sụt cân. Các triệu chứng khác gồm buồn nôn, nôn ra máu, khàn tiếng, ho, viêm phổi,… Ung thư thực quản có thể di căn sang hạch, gan, phổi,…

4. Những phương pháp điều trị trào ngược dạ dày 

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bị trào ngược, bạn có thể bắt đầu điều trị từ những điều đơn giản nhất như điều chỉnh thói quen ăn uống. Cùng với đó là đi khám bác sĩ để được tư vấn và có phác đồ điều trị thích hợp.

4.1. Điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt

  • Duy trì cân nặng phù hợp, giảm cân khi lượng mỡ thừa quá nhiều chèn ép dạ dày.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường trao đổi chất, tăng cường tiêu hóa.
  • Không nằm, không vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Không mặc quần áo bó sát bụng.
  • Giảm stress, tránh căng thẳng.
  • Ăn uống khoa học: ăn đúng bữa, đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, ăn nhiều bữa nhỏ với lượng thức ăn phù hợp thay vì ăn ít bữa chính với lượng thức ăn lớn. Ăn muộn nhất 1h trước khi ngủ, không bỏ bữa.
  • Không ăn các thức ăn kích ứng dạ dày: đồ ăn cay nóng (ớt, hạt tiêu, mù tạt,…), đồ ăn nhiều axit (chanh, bưởi, xoài xanh, mơ, mận, cà chua,…)
  • Không ăn thức ăn khó tiêu: đồ ăn nhiều dầu mỡ, hành tây, măng tây, rau củ già,…
  • Ăn các thực phẩm tốt cho dạ dày: đồ ăn dễ tiêu hóa (súp, cháo, canh,..), thực phẩm có tính kiềm để trung hòa axit trong dạ dày (bơ, chuối, hạnh nhân, đu đủ chín, dưa hấu,…).
Ợ hơi nóng dạ dày cần được chẩn đoán kỹ lưỡng

4.2. Đến khám tại các phòng khám

  • Do trào ngược dạ dày có thể phát triển thành các biến chứng nguy hiểm nên người bệnh khi phát hiện thấy các triệu chứng cần tới ngay các cơ sở y tế để khám.
  • Qua các xét nghiệm và kiểm tra, bác sĩ có thể xác định được bệnh đã tiến triển tới mức độ nào. Từ đó, người bệnh sẽ được điều trị với phác đồ phù hợp.
  • Bệnh nhân lưu ý nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín, tránh các phòng khám không đảm bảo chất lượng với dụng cụ kém vệ sinh.

Hi vọng với những chia sẻ ở trên bạn đã biết được trào ngược dạ dày có nguy hiểm không. Từ đó, có cách điều trị phù hợp khi có những biểu hiện của bệnh.

Những biến chứng của trào ngược dạ dày tác động xấu tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy, người bị trào ngược dạ dày cần tích cực sử dụng những phương pháp điều trị phù hợp để ngăn ngừa biến chứng.

>>> Xem thêm thông tin bệnh lý dạ dày trào ngược tại đây để có phương pháp bảo vệ sức khỏe.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x