Bệnh viêm loét hành tá tràng có gây ung thư không?
-
Ngày đăng:
06/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
285
Nội dung bài viết
ToggleViêm loét dạ dày hành tá tràng là loại bệnh phổ biến trên thế giới, và thường bị mắc phải ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Viêm loét hành tá tràng cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm là bệnh ung thư tá tràng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về căn bệnh này.
Xem thêm:
- Top 4 cách chuẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng chính xác
- Những hậu quả của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
1. Bệnh viêm loét hành tá tràng là gì?
Hành tá tràng là đoạn đầu của tá tràng – phần đầu của ruột non – dài khoảng 30cm và cong hình dạng chữ C. Hành tá tràng nằm gần với dạ dày nhất, và tiếp nhận một phần thức ăn được tiêu hóa của dạ dày cùng với các enzyme tiêu hóa và acid dạ dày.
Điều này có nghĩa là hành tá tràng phải chịu một lượng đáng kể các kích thích và tổn thương hóa học. Cùng lúc, các enzyme tiêu hóa mạnh từ tuyến tụy trống tràn vào hành tá tràng để tiếp tục tiêu hóa thức ăn. Vì thế hành tá tràng có nguy cơ bị viêm và tổn thương và biến chuyển thành căn bệnh viêm loét hành tá tràng.
Bệnh viêm loét hành tá tràng là viêm phần tá tràng nằm ở đầu của ruột non. Nó khá giống với viêm dạ dày, bị viêm ở niêm mạc dạ dày, và ở hầu hết các ca bệnh, viêm dạ dày thường kéo theo viêm hành tá tràng. Giống như viêm dạ dày, viêm hành tá tràng xuất phát từ sự kích thích lên niêm mạc của thành tá tràng. Điều này hình thanh các vết loét ở hành tá tràng.
2. Ung thư là biến chứng của viêm loét dạ dày hành tá tràng?
Trong một số trường hợp, nếu bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ trở thành loét tá tràng. Các tổn thương nhiễm trùng cũng như loét trên niêm mạc tá tràng có thể tiến triển thành ung thư tá tràng. Nhiễm trùng do vi khuẩn Hp gây ra cũng có thể là nguyên nhân gây ra loét.
Các triệu chứng của ung thư tá tràng là:
- Đau ở vùng thượng vị, tức là dưới phần xương ngực, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi sau khi ăn, sút cân đột ngột và xuất huyết từ tá tràng được phát hiện bằng cách xuất hiện máu đen trong phân.
- Những triệu chứng này rất dễ gây nhầm lẫn với chứng loét dạ dày hành tá tràng nên rất khó phát hiện khi nó chuyển sang giai đoạn ung thư, vì vậy khi bệnh nhân phát hiện ra mình đã mắc ung thư hành tá tràng, căn bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng.
- So với những nguyên nhân khác gây ra ung thư hành tá tràng, những bệnh nhân bị viêm loét hành tá tràng sẽ có thể dự báo được sớm hơn về biến chứng gây ung thư vì khi bị viêm loét hành tá tràng, bệnh nhân thường được bác sĩ cảnh báo rằng mình có triệu chứng tiền ung thư ở tá tràng và được khuyên rằng thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Ngoài ra, để tránh biến chứng ung thư, người bệnh cũng nên:
- Bổ sung chế độ ăn gồm các loại thức ăn chống lại ung thư như các loại rau, quả và những thức ăn từ thực vật, đây là nguồn cung cấp chất xơ rất lớn. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch hệ tiêu hóa và giữ chúng khỏe mạnh.
- Nên hạn chế chất béo, bơ, thịt, sữa nguyên chất, trứng,…
- Nên tránh cả đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, thức ăn cay nóng và thức ăn đóng hộp.
- Cũng nên uống đủ nước: Nước có thể giúp cuốn các độc tố khỏi cơ thể.
- Không nên làm cho dây thần kinh trở nên căng thẳng trong một thời gian dài.
Xem thêm:
Hi vọng với thông tin về căn bệnh viêm loét hành tá có thể giúp các bạn hiểu được về những biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Vì vậy khi bắt đầu có dấu hiệu các bạn cần đến cơ sở y tế khám để có phác đồ điều trị tốt nhất.