TOP 11 nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng chính xác nhất
-
Ngày đăng:
06/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
149
Nội dung bài viết
ToggleViêm dạ dày tá tràng là một trong những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này, chúng ta buộc phải hiểu rõ 11 nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng chính xác nhất dưới dây. Các bạn cùng tìm hiểu nhé.
Xem thêm:
- Cách nhận biết và chuẩn đoán bệnh viêm dạ dày mãn tính
- 4 cách chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng chính xác nhất
- 5 biến chứng viêm dạ dày tá tràng nguy hiểm đến sức khoẻ
- 10 cách chữa viêm dạ dày tá tràng an toàn và hiệu quả nhất
1. Viêm dạ dày tá tràng là gì?
Để tìm ra nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng thì trước tiên cần tìm hiểu viêm dạ dày tá tràng là gì. Viêm dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày tá tràng bị tổn thương nặng với những vết viêm loét, xung huyết do pepsin và axit dịch vị kích thích.
Khi đó, lớp màng lót phía trong cùng bị bào mòn và những lớp cuối cùng của thành ruột cũng sẽ lộ hẳn ra, tổn thương và gây đau. Viêm dạ dày tá tràng có hai loại: Viêm dạ dày tá tràng cấp tính và viêm dạ dày tá tràng mạn tính:
- Viêm dạ dày tá tràng cấp tính là tình trạng viêm dạ dày tá tràng mang tính chất tạm thời có thể đi kèm với xuất huyết niêm mạc. Đây là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc của dạ dày .
- Viêm dạ dày tá tràng mạn tính là tình trạng viêm lớp niêm mạc của dạ dày tá tràng. Tình trạng này diễn ra từ từ trong một khoảng thời gian kéo dài và đây chính là tình trạng bệnh nặng của viêm dạ dày tá tràng cấp tính.
Vậy để biết được vì sao lại bị bệnh viêm dạ dày tá tràng, bạn hãy đọc phần tiếp theo để hiểu rõ những nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm dạ dày tá tràng.
2. Nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng cấp tính
Có nhiều nguyên nhân khác nhau cùng dẫn đến viêm dạ dày tá tràng cấp tính, người bệnh cần hiểu rõ để xác định đúng nguyên nhân bị bệnh. Có thể nhóm các nguyên nhân này thành 2 nhóm lớn như sau.
2.1 Những yếu tố bên trong cơ thể (yếu tố nội sinh)
Bệnh viêm dạ dày tá tràng cấp tính có thể phát sinh do một số yếu tố nội sinh trong cơ thể:
Do các độc tố từ vi khuẩn, virus:
Nếu người bệnh bị tấn công bởi những loại vi khuẩn, virus có khả năng xâm nhập qua đường miệng và cư tàn phá các lớp niêm mạc dạ dày. Chúng tiết ra những chất độc gây viêm đồng thời bào mòn những lớp nhầy có chức năng bảo vệ dạ dày. Do đó, gây nên tình trạng viêm dạ dày cấp tính.
Xuất hiện thứ phát sau khi mắc một số bệnh:
Bệnh viêm dạ dày cấp tính cũng có thể xuất hiện sau khi người bệnh mắc một số loại bệnh như sởi, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thương hàn, bạch cầu, viêm ruột thừa,…
Bệnh sinh ra do tác động của các vi khuẩn gây bệnh hoặc cũng có thể do tác dụng phụ của việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau không có steroid,…
Dị ứng:
Một số loại thức ăn như tôm, sò, ốc,… có thể rất nhạy cảm với cơ địa của một số người và gây ra những biểu hiện, nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng cấp tính.
Xem thêm:
2.2 Những yếu tố bên ngoài cơ thể (yếu tố ngoại sinh):
Bên cạnh các yếu tố nội sinh, các yếu tố bên ngoài cơ thể cũng có thể gây ra bệnh viêm dạ dày tá tràng.
2.2.1 Helicobacter Pylori (Hp) gây ra bệnh về dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter Pylori là loại xoắn khuẩn Gram âm chuyên sinh sống và tàn phá tại khu vực dạ dày.
Khi đến dạ dày, vi khuẩn Helicobacter Pylori sẽ nhanh chóng có được điều kiện môi trường thích hợp để phát triển và tiết ra những độc tố tàn phá khu vực dạ dày gây nên các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là viêm dạ dày tá tràng.
2.2.2 Ăn uống không đúng cách là nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng
Nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng cấp tính có thể phát xuất từ ăn uống, đặc biệt là vì các thực phẩm mà chúng ta thường xuyên ăn mỗi ngày.
Những món ăn có vị cay, chua, thức ăn có nhiều axit như me, chùm ruột, xoài xanh, giấm,… các loại đồ uống có chất kích thích như bia rượu, cà phê,… đều có thể gây nên cảm giác cồn cào, khó chịu cho dạ dày do chúng làm thay đổi môi trường axit trong dạ dày khiến bạn bị viêm dạ dày cấp tính.
2.2.3 Thuốc không được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh bừa bãi cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn viêm dạ dày cấp tính.
Những loại thuốc như thuốc giảm đau kháng viêm non – steroid (NSAID), các thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, các nhóm kháng sinh quinin, sulfamid, reserpin, cortancyl, phenylbutazone, digitalin,… nếu sử dụng không theo chỉ định thường xuyên sẽ là nguyên nhân viêm dạ dày.
Xem thêm: Thuốc điều trị viêm dạ dày tá tràng – Tác dụng & Cách dùng
2.2.4 Dị vật gây nguy hiểm đến dạ dày
Những dị vật đi từ đường miệng vào dạ dày có thể tạo ra những thương tổn gây viêm loét và làm hại đến niêm mạc dạ dày, giảm chức năng của dạ dày khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn.
3. Nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng mạn tính
Viêm dạ dày tá tràng mãn tính gây ra bởi nhiều lý do. Một vài nguyên nhân tương đồng với nguyên gây viêm dạ dày cấp tính và một số nguyên nhân chỉ có thể gây ra viêm loét mạn tính.
3.1 Helicobacter Pylori (Hp)
Helicobacter Pylori (Hp) là loại vi khuẩn nguy hiểm vì chúng là nguyên nhân viêm dạ dày. Sự cư trú của vi khuẩn Hp khiến môi trường axit ở dạ dày không ổn định vì chúng có khả năng tiết ra một số chất kích thích dạ dày, khiến nồng độ axit dạ dày luôn trong tình trạng bị dư thừa, lâu dài dẫn đến tình trạng viêm dạ dày tá tràng mãn tính.
Bên cạnh đó, loại virus này còn có thể làm suy yếu chức năng bảo vệ của lớp nhầy niêm mạc dạ dày gây nên bệnh dạ dày mạn tính.
Xem thêm: Vi khuẩn HP là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
3.2 Lạm dụng các thuốc lá, chất kích thích
Các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,… không chỉ rất hại cho sức khỏe mà chúng còn có thể là nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng mãn tính.
Chúng có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng thêm nặng, điển hình như Nicotine có thể kích thích tăng tiết cortisol. Cortisol sẽ gây tiết axit HCl và pepsin quá mức – hai chất này sẽ tiến hành phá hủy, ăn mòn niêm mạc dạ dày khiến dạ dày bị yếu dần dẫn tới viêm loét.
Ngoài ra, nicotine còn ức chế sự tổng hợp của Prostaglandin, đây là một chất tồn tại với tác dụng sửa chữa, bảo vệ niêm mạc dạ dày luôn khỏe mạnh.
3.3 Sử dụng thuốc bừa bãi là nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng
Như đã nhắc đến ở trên, việc sử dụng bừa bãi những loại thuốc kháng sinh như thuốc giảm đau kháng viêm non – steroid, thuốc aspirin, các thuốc giảm đau hạ sốt, quinin, sulfamid, reserpin, cortancyl, phenylbutazone,… có thể gây viêm dạ dày cấp tính và cũng hoàn toàn có thể gây viêm dạ dày mãn tính.
Mặc dù những nhóm thuốc này có công dụng ức chế các tác nhân gây viêm hiệu quả, nhưng đồng thời chúng cũng sẽ ức chế luôn cả enzyme COX2 – Enzyme có tác dụng tổng hợp prostaglandins để bảo vệ, sửa chữa và duy trì các chất nhầy bao bọc niêm mạc dạ dày.
Sử dụng thuốc kháng sinh dài không theo chỉ định mang lại nguy cơ phá hủy tất cả các yếu tố bảo vệ khiến dạ dày không được khỏe mạnh.
3.4 Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh
Những thói quen ăn uống thiếu lành mạnh như ăn nhanh, nhai không kỹ, để bụng quá đói hoặc quá no, bỏ bữa, vừa ăn vừa xem TV, bấm điện thoại,… khiến cho dạ dày mệt mỏi vì lúc nào cũng phải làm việc quá mức, quá trình tiêu hóa không diễn ra thuận lợi khiến thức ăn bị ứ đọng và dạ dày buộc phải tiết ra nhiều axit hơn để tiêu hóa.
Chính việc này sẽ khiến những niêm mạc dạ dày bị bào mòn gây viêm loét và là nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng mãn tính.
Xem thêm:
3.5 Do nhiễm khuẩn
Cơ thể nhiễm khuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những loại virus, vi khuẩn tấn công cơ thể, nhất là những loại virus có khả năng tiết ra chất độc gây ảnh hưởng đến dạ dày
3.6 Yếu tố tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật
Tâm lý thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài sẽ khiến cơ thể gia tăng Cortisol. Chính chất Cortisol này sẽ kích thích axit tại niêm mạc dạ dày tăng nhanh quá mức.
Yếu tố tâm lý không thoải mái, thường xuyên căng thẳng sẽ khơi gợi kích thích nhiều tác nhân chống đối lại dạ dày và thực hiện các hành vi tàn phá dạ dày, bào mòn niêm mạc gây viêm loét dạ dày.
3.7 Dị ứng, miễn dịch
Sức đề kháng yếu chính là nguyên nhân khiến cơ thể rất yếu ớt, dễ bị virus, vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể gây viêm loét dạ dày. Vì thế, các chuyên gia luôn khuyến khích mọi người nên thường xuyên vận động cơ thể, ăn uống lành mạnh đủ chất để tăng cường sức đề kháng, hạn chế dị ứng.
Trên đây là những nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng bạn nên biết và hiểu rõ để có những cách điều trị, phòng ngừa bệnh thích hợp nhất. Chúc bạn mau khỏi bệnh nhé.