Tại sao người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn đồ cay?
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
101
Nội dung bài viết
ToggleViêm loét dạ dày là căn bệnh khó chữa nếu không được điều trị cẩn thận. Tuy nhiên, ngoài việc chữa trị bằng thuốc, người bệnh viêm loét dạ dày cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình, vì việc quyết định sẽ ăn gì đóng vai trò rất quan trọng trong việc hồi phục. Bài viết sau đây sẽ giải thích cho câu hỏi vì sao người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn đồ ăn cay.
Xem thêm:
1. Nguyên nhân đồ ăn cay làm xấu đi tình trạng đau dạ dày của bạn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồ ăn cay không phải là nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, mà đối với nhiều người bệnh, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp) gây ra. Vi khuẩn này xuất hiện trong dạ dày và có khuynh hướng tấn công lớp niêm mạc dạ dày, làm giảm tính acid trong dạ dày và giảm hệ miễn dịch. Có thể nói, ăn nhiều đồ ăn cay không phải là nguyên nhân khiến một người bị viêm loét dạ dày, nhưng khi đã mắc phải bệnh này, người bệnh cần phải tránh ăn đồ cay nóng để không làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Lý do là vì đồ ăn cay không có tính chữa lành vết thương và khiến dạ dày phải tiết nhiều acid để có thể tiêu hoá được, làm cho vét loét trong dạ dày có thể bị xót khi tiếp xúc. Sự gia tăng acid dạ dày tấn công vào vị trị viêm loét gây ra, gây kích ứng dữ dội cho lớp niêm mạc dạ dày. Việc này cũng giống như ta đổ dấm lên một vết thương ngoài da vậy, nó sẽ gây ra đau đớn ngay lập tức và làm chúng trở nên rất xót.
2. Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn gì?
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên tuyệt đối tránh các thức ăn làm tăng sự bài tiết acid dạ dày – nguyên nhân chính gây ra đau dạ dày, các thức ăn khó tiêu hoá, những thức ăn làm tăng tiết dịch vị, những thức ăn làm lạnh bụng và những thức ăn có chứa các chất kích thích đường ruột gây nôn oẹ, những thức ăn đó cụ thể là:
- Đồ ăn có chứa gia vị có tính kích thích như tỏi, ớt, tiêu…
- Đồ ăn có vị quá mặn.
- Các chất kích thích như những loại nước uống có ga, bia, rượu, cà phê,…
- Những món đồ chiên, xào và quá nhiều dầu mỡ.
- Đồ hải sản.
- Thực phẩm lạnh từ trong tủ lạnh chưa được rã đông.
- Những loại quả có vị chua.
- Các loại nấm.
Như vậy, với những loại thực phẩm kể trên, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên hạn chế ăn, để tránh việc những thức ăn này kích thích dạ dày có thể gây ra cơn đau cấp tính rất dữ dội. Thêm vào đó, ngoài việc gây ra đau bụng, viêm loét dạ dày còn gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa và sút cân. Vết loét trong dạ dày có thể chảy máu và làm người bệnh nôn ra máu hoặc thải ra trong phân của người bệnh. Chính vì vậy, ưu tiên hàng đầu của người bị viêm loét dạ dày là có một chế độ ăn hợp lý để vết loét có thể được chữa lành.
Xem thêm: Cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng liệu pháp tự nhiên