9 triệu chứng điển hình của loét dạ dày bạn phải biết
-
Ngày đăng:
22/05/2020 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
340
Nội dung bài viết
ToggleBệnh loét dạ dày dày có triệu chứng khá dễ nhầm lẫn với một số căn bệnh khác, khiến người bệnh dễ sinh chủ quan hoặc điều trị sai. Làm thế nào để biết chính xác mình có bị bệnh không nếu chưa đi khám? Cùng tìm hiểu 9 triệu chứng điển hình nhất dưới đây nhé.
Xem chi tiết: Viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. 9 triệu chứng của loét dạ dày
Loét dạ dày là tình trạng niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, có những ổ viêm loét ăn sâu và thành dạ dày, sâu tới lớp cơ và có nhiều nguy cơ biến chứng.
Tuy nhiên, bệnh có thể được phát hiện sớm nếu bạn lưu tâm tới những dấu hiệu đặc trưng sau.
1.1. Đau âm ỉ, bỏng rát vùng thượng vị
Đau thượng vị là triệu chứng đầu tiên với những ai mắc bệnh liên quan đến dạ dày. Cơn đau sinh ra do axit dịch vị tiết ra gây bỏng niêm mạc. Các cơn đau sẽ giảm nếu bạn dùng thuốc kháng axit.
Cảm giác đau thường có tính có chu kỳ
- Theo nhịp độ của bữa ăn: đau khi đói (đau dạ dày), đau khi ăn no (đau tá tràng) hoặc đau cả 2 (bệnh đã biến chứng, thường là ung thư hóa).
- Theo mùa: vào mùa thu đông, lúc giao mùa, đây là thời điểm mà hệ miễn dịch bị suy yếu, là thời điểm vi khuẩn phát triển mạnh, sức đề kháng xuống thấp nên nguy cơ bị bệnh cao hơn.
1.2. Chán ăn
Những cơn đau dạ dày (đặc biệt là đau khi no) sẽ khiến người bệnh ngại ăn, chán ăn. Ngoài ra, việc chức năng tiêu hóa của dạ dày bị suy giảm cũng dần dần làm mất cảm giác thèm ăn.
Không chỉ vậy khi bị đau dạ dày, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, điều này sẽ khiến bạn không cảm thấy đói và không muốn ăn.
1.3. Ợ hơi
Ợ hơi ở mức độ ít có thể chỉ là biểu hiện tiêu hóa thông thường, do bạn ăn phải một số thức ăn khó tiêu. Tuy nhiên, ợ hơi nhiều và liên tục lại là biểu hiện bệnh lý.
Ợ hơi khi đau dạ dày là do axit dịch vị phản ứng với HCO3- (vốn do cơ thể tiết ra để trung hòa bớt axit dư) và sản sinh ra khí CO2, đẩy ra ngoài gây ợ.
1.4. Ợ chua
Hiện tượng được hình thành do thức ăn ứ trệ trong dạ dày, tăng cường quá trình lên men và dẫn đến triệu chứng ợ chua.
Dạ dày bị tổn thương, tiêu hóa lâu và tăng tiết axit nhiều thì tình trạng ợ chua càng diễn ra nhiều hơn.
Ợ chua đôi khi có thể đi kèm dòng thức ăn và dịch vị trào lên thực quản và miệng, gây cảm giác chua miệng và nóng rát cực kỳ khó chịu.
1.5. Thiếu máu
Loét dạ dày khiến cơ thể tiêu hóa kém, không hấp thụ đủ dinh dưỡng tham gia vào quá trình tạo máu như vitamin B9, Vitamin B6, Sắt…, dẫn tới tạo máu kém và bị thiếu máu.
Biểu hiện rõ nhất là mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao, hay chóng mặt, lâu ngày có thể bị tuần hoàn máu kém, hay quên…
1.6. Phân đen có lẫn máu
Phân đen là do xuất huyết đường tiêu hóa trên. Trong trường hợp này là do loét dạ dày ăn sâu, làm dạ dày bị chảy máu. Máu cùng thức ăn đi xuống ruột, chịu tác động của đường tiêu hóa và chuyển thành màu đen.
Xuất huyết càng nhiều thì phân càng đen và nát, có thể có mùi hôi tanh bất thường.
1.7. Buồn nôn và nôn
Người bệnh có thể bị buồn nôn và nôn sau khi ăn no do dạ dày quá tải, đẩy thức ăn ra ngoài. Hoặc đau khi đói vào buổi sáng do dạ dày bị kích thích bởi axit.
Ợ hơi và ợ chua liên lục cũng có thể khiến cảm giác buồn nôn tăng lên.
Người bệnh có thể nôn ra máu hoặc thức ăn có mùi hôi tanh khó chịu nếu bệnh tiến triển nặng.
1.8. Táo bón xen kẽ tiêu chảy
Loét dạ dày không chỉ ảnh hưởng riêng tới dạ dày mà còn ảnh hưởng tới cả hệ tiêu hóa nói chung.
Thức ăn đưa vào cơ thể tiêu hóa khó khăn, không tiêu hoá hết, dẫn đến việc ruột già và cả ruột non chịu một áp lực lớn, gây rối loạn nhu động ruột. Do đó mà đi ngoài không đều, lúc khô lúc lỏng.
1.9. Sút cân
Hệ thống tiêu hoá gặp vấn đề và ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể. Do đó, cơ thể không có đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết, dẫn tới việc giảm sút cân.
Mới đầu, người bệnh có thể chỉ bị giảm cân nhẹ, nhưng về sau sẽ giảm nhanh và rõ rệt hơn.
Xem thêm: Top 10 triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn Hp bạn có thể bỏ xót
2. Khi nào nên đi gặp bác sĩ
Đau dạ dày ở mức nhẹ thì thường có thể được điều trị thông qua việc điều chỉnh lối sống. Tuy nhiên, loét dạ dày là đau dạ dày ở mức tương đối nặng. Do đó, người bệnh nên đi khám bác sĩ sớm, nhất là khi có các biểu hiện.
- Đau bụng âm ỉ thường xuyên, đặc biệt là thượng vị, đau từ 1 – 2 tuần không đỡ
- Hay buồn nôn chán ăn, không muốn ăn gì lúc đói và vị giác mất dần, không tìm được nguyên nhân gây chán ăn
- Táo bón xen kẽ tiêu chảy theo ngày và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung
- Sụt cân không rõ nguyên nhân, dù ăn uống như thường nhưng không nạp được dinh dưỡng vào cơ thể
- Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nếu cần đi khám ngay dù có triệu chứng đau nhẹ:
- Trong nhà có người thân mắc bệnh loét dạ dày
- Thường xuyên sử dụng những chất kích thích có hại như thuốc lá, rượu bia…
- Thường sử dụng thuốc giảm đau nhóm Nsaid
- Bị căng thẳng, stress kéo dài
- Có nhóm máu O
Xem thêm:
- Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Câu trả lời chuẩn xác
- 5 Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
3. Các bệnh dễ nhầm lẫn loét dạ dày
Một số biểu hiện của loét dạ dày như đau bụng, mệt mỏi… cũng khá giống với biểu hiện của một số căn bệnh khác. Do đó, có những 1, 2 dấu hiệu này không có nghĩa là bạn đã chắc chắn mắc bệnh loét dạ dày.
Những bệnh có thể bị nhầm lẫn với loét dạ dày có thể kể tới.
Sỏi đường mật:
Biểu hiện của bệnh thường thấy là đau vùng tim và lườn dưới bên phải, không có quy luật cụ thể và đôi khi đau kéo theo đầy hơi, chướng bụng gần giống với triệu chứng của bệnh dạ dày.
Bệnh cũng bị ảnh hưởng do ăn nhiều đồ dầu mỡ hoặc ăn uống không đúng cách. Nếu không qua nội soi cụ thể thì rất nhiều bác sĩ có thể phán đoán nhầm dựa trên những biểu hiện này.
Bệnh lý ở gan:
Người mắc bệnh về gan có khá nhiều biểu hiện tương đồng với người bị loét dạ dày như mệt mỏi, vàng da, chướng bụng, và ăn không tiêu, không tiêu hoá…
Bệnh lý về tụy:
Biểu hiện dễ thấy nhất của người mắc bệnh tụy là đau bụng tái phát nhiều lần và vàng da, sốt. Vị trí cơ đau ở phía bụng trái trên hoặc vùng bụng trên, khá gần với vị trí của dạ dày nên dễ gây nhầm lẫn.
Xem thêm: 4 phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng chính xác nhất
Để xác định chính xác mình bị bệnh nào, người bệnh cần tới cơ sở y tế để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Dựa vào 9 triệu chứng tiêu biểu của bệnh loét dạ dày kể trên, người bệnh có thể tương đối dự đoán được tình trạng bệnh của mình. Tuy nhiên, sự tham vấn ý kiến từ bác sĩ là cần thiết để có thể trị bệnh tận gốc và triệt để.