Skip to main content

Vi khuẩn HP gây bệnh gì? 5 căn bệnh nguy hiểm do HP gây ra

  • Ngày đăng:

    10/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    275

Vi khuẩn HP không phải là khái niệm quá xa lạ. Tuy nhiên vi khuẩn HP gây bệnh gì vẫn còn là băn khoăn của rất nhiều người. Để đi tìm câu trả lời, bạn hãy tìm hiểu ngay những thông tin về nhóm vi khuẩn HP trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm:

1. Tổng quan

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là một xoắn khuẩn tồn tại và gây bệnh tại niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP thường được lây lan qua đường tiêu hoá. 70% dân số nhiễm vi khuẩn HP nhưng chỉ 20% trong số đó bị phát bệnh do vi khuẩn HP.

hình ảnh vi khuẩn HP
Hình ảnh vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày

Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP bao gồm:

  • Tại niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP tiết ra nội độc tố gây viêm, thậm chí gây ung thư niêm mạc dạ dày.
  • Đồng thời, vi khuẩn HP tiết ra men urea làm phá huỷ lớp nhầy bảo vệ niêm mạc.
  • Men urea cũng là lớp áo bảo vệ loại vi khuẩn này không bị tiêu diệt bởi acid dịch vị dạ dày.

Triệu chứng lâm sàng khi vi khuẩn HP gây bệnh:

  • Đau bụng, đặc biệt là bùng trên rốn
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Ợ chua, ợ nóng
  • Nôn hoặc buồn nôn
Sơ đồ cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP
Sơ đồ cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP

Để kiểm tra vi khuẩn HP gây bệnh, bạn phải thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu không điều trị sớm, tác hại của HP dạ dày gây ra có thể diễn biến sang viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP gây ra các bệnh liên quan đến dạ dày như:

  • Viêm dạ dày mãn tính
  • Viêm trợt niêm mạc dạ dày
  • Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày, hang vị dạ dày
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày

Sau đây chúng tôi sẽ phân tích chi tiết các bệnh trên với nguyên nhân do vi khuẩn HP gây ra.

Xem thêm:

2. Vi khuẩn HP gây ra bệnh gì?

2.1  Vi khuẩn HP gây viêm bệnhdạ dày mãn tính

Vi khuẩn HP gây ra bệnh viêm dạ dày mãn tính Type B, là loại viêm dạ dày mãn tính phổ biến nhất. Viêm dạ dày mãn tính sẽ diễn ra trong thời gian dài, nếu không điều trị nguyên nhân gây bệnh kịp thời, bệnh có thể tiến triển đến ung thư dạ dày.

Triệu chứng

Triệu chứng của viêm dạ dày mãn tính do vi khuẩn HP gây ra:

  • Đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn)
  • Khó tiêu, đầy hơi trong thời gian dài
  • Ợ chua, tần suất khoảng 10-20 lần/ngày
  • Ăn không ngon
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Giảm cân trong thời gian dài
Viêm dạ dày mãn tính
Vi khuẩn HP gây bệnh viêm dạ dày mãn tính

Chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm dạ dày mãn tính do vi khuẩn HP bạn cần chẩn đoán các bước sau:

  • Xác định tiền sử dùng thuốc, các yếu tố nguy cơ và yếu tố di truyền có thể gây viêm dạ dày mãn tính
  • Xét nghiệm vi khuẩn HP gây viêm dạ dày mãn tính
  • Xét nghiệm máu xác định sự gia tăng số lượng bạch cầu ái toan (đặc trưng cho các bệnh viêm mãn tính)
  • Nội soi xác định tình trạng viêm, và tìm vi khuẩn HP

Điều trị

Trường hợp viêm dạ dày mãn tính do vi khuẩn HP gây ra, bác sĩ sẽ cho bạn dùng các loại thuốc sau:

  • Kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP gây bệnh
  • Thuốc kháng acid (Antacid)
  • Thuốc ức chế tiết acid như: Omeprazole, Lansoprazole…
  • Thuốc ức chế histamin H2, giảm kích ứng và viêm dạ dày như Zantac (Ranitidine)

Ngoài ra bạn cần kiêng một số loại thức ăn chua, thức ăn cay và một số thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, ibuprofen…

Xem thêm: Viêm dạ dày mạn tính – Cách nhận biết và chẩn đoán bệnh chính xác nhất

2.2. Vi khuẩn HP gây bệnh viêm trợt dạ dày

Viêm trợt niêm mạc dạ dày tá tràng là giai đoạn nhẹ nhất trong các loại viêm dạ dày tá tràng. Nguyên nhân do vi khuẩn HP gây ra chiếm lên tới hơn 50%.

Triệu chứng

  • Các cơn đau của viêm trợt hang vị dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây ra thường không điển hình, không rõ ràng.
  • Cơn đau thường xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn khoảng 2 tiếng
  • Cơn đau có thể lan sang lưng và lên trên xương ngực làm người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
  • Triệu chứng ợ chua, ợ hơi lên quan đến vi khuẩn HP không điển hình
  • Khó tiêu, ăn mất ngon
  • Có thể thiếu máu nhẹ do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, không hấp thu được sắt.
Ảnh viêm trợt phù nề niêm mạc dạ dày do vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP gây bệnh viêm trợt niêm mạc hang vị dạ dày – hình ảnh viêm trợt giai đoạn phù nề

Chẩn đoán

Vi khuẩn HP gây viêm trợt niêm mạc dạ dày không thể chẩn đoán thông qua triệu chứng bên ngoài. Khi gặp các triệu chứng như vừa mô tả,  bạn cần trực tiếp đến các cơ sở y tế để được thăm khám chuyên khoa, nội soi, xét nghiệm tìm vi khuẩn HP gây bệnh.

Điều trị

Điều trị vi khuẩn HP gây viêm trợt niêm mạc dạ dày tương tự như điều trị vi khuẩn HP gây viêm dạ dày mãn tính (đề cập ở mục 2.1).

Ngoài ra, do viêt trợt niêm mạc dạ dày do vi khuẩn HP là một triệu chứng viêm nhẹ, bệnh nhân không cần quá lo lắng. Một số trường hợp chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì có thể khỏi bệnh.

Xem thêm: Viêm trợt hang vị là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

2.3. Vi khuẩn HP gây bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày

Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày là giai đoạn tiếp theo của viêm trợt niêm mạc dạ dày. Ở giai đoạn này, các mạch máu dưới niêm mạc dạ dày bị nhiễm khuẩn HP gây viêm xung huyết, có thể xuất huyết, chảy máu niêm mạc.

Triệu chứng

Ngoài các triệu chứng tương tự viêm trợt niêm mạc dạ dày và viêm dạ dày mãn tính do vi khuẩn HP gây ra. Bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày có thêm các triệu chứng sau:

  • Đau dạ dày HP tái phát, cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn viêm trợt niêm mạc dạ dày.
  • Cơn đau xuất hiện mỗi khi bệnh nhân đói, giảm khi ăn, đặc biệt khi ăn các thức ăn như sữa, ruột bánh mì, cơm…
  • Bệnh nhân có thể nôn dính máu tươi hoặc máu màu bã cà phê.
  • Đi ngoài phân đen do xuất huyết tiêu hoá
  • Thiếu máu mức độ vừa
  • Ợ hơi ợ chua
  • Viêm họng tái phát không khỏi
Hình ảnh viêm xung huyết hang vị dạ dày do vi khuẩn HP
Hình ảnh viêm xung huyết hang vị dạ dày do vi khuẩn HP

Chẩn đoán

Tương tự như các bệnh do vi khuẩn HP gây ra khác, viêm xung huyết niêm mạc dạ dày cần được chẩn đoán bằng nội soi và xét nghiệm tìm trực tiếp vi khuẩn HP.

Điều trị

Ngoài sử dụng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP và thuốc chống tiết acid dạ dày tương tự điều trị viêm dạ dày mãn tính do vi khuẩn HP. Bệnh nhên cần bổ sung thêm sắt, vitamin B12 trong trường hợp thiếu máu. Sử dụng một số thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như: Thuốc dạ dày chữ Y, Bismuth.

2.4. Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là giai đoạn nặng nhất trong các loại viêm dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng thủng dạ dày, ung thư dạ dày do vi khuẩn HP.

Triệu chứng

  • Đau vùng thượng vị dữ dội, đạu quặn bụng. Bệnh nhân thường cần được cấp cứu giảm đau tích cực.
  • Cơn đau không phân biệt thời gian, đau nặng hơn khi đói
  • Nôn ra nhiều máu
  • Đi ngoài phân đen, có mùi khắm do chảy máu tiêu hoá nặng
  • Sốt cao do viêm nặng nhiễm khuẩn HP
  • Có thể sốc do mất máu, hôn mê
  • Giảm cân mạnh
  • Thiếu máu thể vừa hoặc nặng do mất máu và giảm khả năng hấp thụ sắt
  • Ợ chua, ợ hơi đặc biệt về đêm
hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng
Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây ra

Chẩn đoán

Ngoài các triệu chứng điển hình như trên, bệnh nhân cần xét nghiệm tìm vi khuẩn HP gây bệnh và nội soi xác định vị trí và tình trạng ổ viêm.

Điều trị

  • Hồi sức tích cực nếu bệnh nhân đau quá nặng gây mệt mỏi hoặc hôn mê
  • Sử dụng thuốc giảm đau thích hợp để giảm đau
  • Theo dõi điều trị tại bệnh viện
  • Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP gây bệnh, bao gồm: Amoxicillin, Cephalosporin,…
  • Bổ sung sắt hoặc vitamin B12, thậm chí truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng

Xem thêm: Tất tần tật về bệnh loét dạ dày tá tràng bệnh nhân cần biết

2.5. Vi khuẩn HP có thể gây bệnh ung thư dạ dày

Vi khuẩn HP gây bệnh gì nguy hiểm nhất, đó chính là ung thư dạ dày.  Đây là loại ung thư dễ gặp nhất trong các loại ung thư về đường tiêu hóa.

Nếu bị nhiễm vi khuẩn HP có gen CagA, người bệnh có khả năng mắc ung thư dạ dày rất cao. Loại vi khuẩn HP này có động lực cao làm gia tăng nguy cơ biến chứng thành ung thư rất đáng kể. Chúng khiến niêm mạc dạ dày mãn tính bị viêm teo, đồng thời tạo ra những thương tổn tiền ung thư.

Tuy nhiên tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP có tiến triển thành ung thư khá thấp, chỉ chiếm 5-10%.

Hình ảnh ung thư dạ dày do vi khuẩn HP
Hình ảnh ung thư dạ dày do vi khuẩn HP

Những dấu hiệu, triệu chứng sớm cảnh báo bạn có thể mắc ung thư dạ dày và cần thiết đi khám ngay:

  • Đau bụng dữ dội vùng thượng vị
  • Nuốt nghẹn thường xuyên, nuốt đắng
  • Hay cảm thấy buồn nôn
  • Ợ hơi, ợ chua nhiều
  • Gầy sút cân
  • Nôn ra nhiều máu hoặc đi ngoài ra phân đen
  • Cơ thể yếu, hay ốm

3. Cách phòng ngừa vi khuẩn HP

Cách phòng ngừa vi khuẩn HP

Để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn HP gây bệnh, bạn nên chú ý đặc biệt đến những vấn đề sau:

  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ trong vấn đề ăn uống, ăn chin uống sôi, hạn chế không ăn những hàng quán không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Không ăn chung đũa muống, chấm chung nước chấm, gặp thức ăn cho người khác bằng đũa mình đã ăn và ngược lại
  • Không đút mớm, truyền thức ăn qua miệng cho trẻ em
  • Hạn chế ăn những món tái sống, chưa nấu chín kỹ
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Dọn dẹp nhà ở luôn sạch sẽ, thoáng mát, nếu nuôi thú cưng phải đảm bảo chúng được tắm gội thường xuyên
  • Sử dụng nano curcumin giúp ức chế và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn HP, tăng lớp nhầy bao bọc lòng niêm mạc dạ dày, thúc đẩy tái tạo và làm lành các vết loét. Nano curcumin với kích thước siêu phân tử có thể dễ dàng hòa tan và hấp thụ vào cơ thể con người.

Xem thêm:

 

Thông qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã biết được vi khuẩn HP gây bệnh gì và có những biện pháp phòng ngừa chúng thật đúng đắn.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x