Skip to main content

Điều trị nhanh và dứt điểm viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính

  • Ngày đăng:

    08/05/2020
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    326

Viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính thường gây ra những cơn đau đột ngột, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh chưa phải là mãn tính nên vẫn có cơ hội chữa khỏi nhanh chóng.

1. Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính

Viêm loét dạ dày cấp tính do rượu bia
Uống rượu bia là yếu tố kích thích cơn loét dạ dày cấp
  • Nhiễm vi khuẩn HP
  • Lạm dụng các loại thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau (aspirin, ibuprofen,\…)
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, hay nhịn đói, ăn thức ăn cứng, khó tiêu, ăn không đúng giờ, nhai không kỹ, sử dụng rượu, bia, thuốc lá…
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, hay thức khuya, stress, làm việc quá sức…

Xem thêm:

2. Ai có nguy cơ mắc bệnh

Viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính là căn bệnh có thể gặp phải ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, đặc biệt sẽ dễ xuất hiện ở những đối tượng sau:

  • Thường xuyên dùng thuốc giảm đau nhóm NSAID
  • Thường dùng thuốc có corticosteroid
  • Uống nhiều rượu bia
  • Từng trải qua cuộc phẫu thuật lớn
  • Suy thận
  • Suy gan
  • Suy hô hấp

3. Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính

Khác với viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính thường diễn tiến chậm, viêm dạ dày cấp tính có cơn đau dữ dội hơn, diễn biến nhanh và xuất hiện bất chợt, không có dấu hiệu báo trước.

Những triệu chứng của viêm loét dạ dày cấp tính có thể kể đến như:

  • Đau vùng thượng vị dữ dội, quằn quại
  • Cảm giác bỏng rát ở vùng thượng vị
  • Nôn mửa, có thể nôn ra máu nếu có xuất huyết tiêu hóa
  • Cơn đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ, diễn tiến nhanh, dồn dập không báo trước
  • Người bệnh thường thấy giảm đau nhanh khi dùng thuốc trung hòa acid dịch vị (thuốc Nhôm Hydroxyd, Bicarbonat, Magie Hydroxyd…)

Thời điểm dễ lên cơn loét dạ dày dày tá tràng cấp:

  • Loét dạ dày đau khi ăn no: Khi ăn no, nhất là ăn các loại thức ăn cứng hoặc nhai không kỹ, thức ăn đi xuống dạ dày và ma sát vào vết loét, tạo nên những cơn đau.
  • Loét tá tràng: thường đau khi đói vì lúc này môn vị mở, acid dịch vị sẽ từ dạ dày xuống tá tràng gây đau. Ngoài ra, lúc đói, dạ dày thường tăng tiết dịch vị, tạo cảm giác khó chịu
  • Đau khi thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi, đặc biệt vào những thời điểm giao mùa là lúc vi khuẩn HP phát triển và tấn công mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lúc này hệ miễn dịch cũng suy yếu hơn, khiến cơ thể khó chống chọi lại những bất ổn do vi khuẩn đến từ dạ dày.
  • Khi sử dụng các loại thực phẩm chua, cay, nóng, rượu bia, thuốc NSAIDs: điều này khiến dịch vị dạ dày không ổn định tạo nên các tác động đến những thương tổn tại khu vực đang rất nhạy cảm này.

4. Viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính có nguy hiểm không?

Loét dạ dày cấp khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng. Loét dạ dày cấp tính có thể tiến triển thành mãn tính nếu bạn không điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Khi đó rất khó điều trị dứt điểm, dẫn đến đau dai dẳng kéo dài.

Phân biệt loét dạ dày cấp tính với thủng ở loét
Cần phân biệt viêm loét dạ dày cấp tính với biến chứng thủng ổ loét

Cần phân biệt cơn loét cấp tính với biến chứng thủng ổ loét, vì chúng đều có điểm chung là tạo ra các cơn đau dữ dội. Thủng ô loét là một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và có thể khiến bệnh nhân tử vong trong thời gian ngắn nếu không được điều trị kịp thời. Một số đặc điểm mà bạn cần lưu ý để phân biệt như: thủng ổ loét thì đau dữ dội hơn, bụng căng cứng, kèm theo các biểu hiện của sốc như ngất xỉu, mạch nhanh, khó thở,…

Nếu bị đau dạ dày dữ dội mà uống thuốc không đỡ thì nguy cơ cao là thủng ổ loét, khi nghi ngờ cần đưa đến viện ngay. Những dấu hiệu cần đưa bệnh nhân đến viện thăm khám có thể kể đến như đau quặn sau 30 phút không đỡ, sốt, toát mồ hôi, nôn khan, có biểu hiện hôn mê…

Xem chi tiết: Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Chủ quan có thể gây chết người

5. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính

Viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì thời gian điều trị sẽ ngắn hơn.

5.1. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính bằng thuốc

Khi lên cơn loét dạ dày cấp, bạn có thể giảm đau nhanh bằng các thuốc antacid – kháng axit. Các loại thuốc này trung hòa acid dịch vị, làm giảm trực tiếp lượng axit trong dạ dày. Từ đó làm cơn đau dạ dà nhanh chóng. Thông thường, chỉ sau khoảng 10 – 30 phút, thuốc sẽ có tác dụng.

Để điều trị bệnh tận gốc, bạn có thể cần tới các nhóm thuốc sau:

*Thuốc tạo màng bọc

  • Các loại thuốc này sau khi vào dạ dày sẽ tạo ra một lớp màng nhầy, bọc lấy niêm mạc dạ dày và bao phủ ổ loét. Chúng che phủ các vùng này khỏi sự tấn công của acid dạ dày và tạm thời bảo vệ dạ dày một cách hiệu quả.
  • Một số loại thuốc bao vết loét quen thuộc có thể kể đến như Sucralfate, Bismuth

*Thuốc ức chế tiết acid dạ dày

  • Các thuốc này ức chế dạ dày tiết ra acid, hạn chế tình trạng tăng tiết acid, làm tấn công các khu vực dạ dày gây thương tổn. Từ đó tạo điều kiện nền tảng thuận lợi để phục hồi và chữa lành các khu vực niêm mạc dạ dày đang bị viêm loét tổn thương.
  • Có 2 loại thuốc ức chế tiết acid dạ dày.
    • Nhóm ức chế bơm proton – PPI, bao gồm: Esomeprazole, Omeprazole, Pantoprazole, Lansoprazole, Rabeprazole…
    • Nhóm thuốc kháng H2, bao gồm Ranitidine, Cimetidine, Famotidine, Nizatidine…

*Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt HP:

  • 70% các ca bệnh liên quan đến dạ dày đều có sự xuất hiện của vi khuẩn HP. Để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP, bạn bắt buộc sẽ phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn này
  • Các thuốc kháng sinh có thể kể đến như: Levofloxacin, Amoxicillin, Metronidazole, Clarithromycin, Tinidazole, Tetracycline…

Một số đơn thuốc tham khảo để điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Đơn thuốc dựa theo phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính
Đơn thuốc dựa theo phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính

Bismuth – metronidazol – tetracyclin dùng 14 ngày: Phác đồ này không dùng được cho trẻ em dưới 18 tuổi và hiện nay cũng rất ít được sử dụng. Phác đồ điều trị cụ thể như sau:

  • Pepto bismuth x 2 viên uống 2 lần/ngày
  • Metronidazol 250mg x 2 viên uống 2 lần/ngày
  • Tetracyclin 250mg x 2 x 2 lần/ngày
  • Phối hợp cùng với kháng histamin H2 x 4 tuần hoặc PPI x 4 – 6 tuần

Phác đồ điều trị 10 ngày hay 14 ngày:

  • Amoxicillin 500mg x 2 viên x 2 lần/ ngày
  • Clarithromycin 500mg x 1 viên x 2 lần/ ngày
  • PPI x 1 viên x 2 lần/ngày x 10 ngày hoặc 14 ngày

Phác đồ 10 ngày.

  • Amoxicillin 500mg x 2 viên x2 lần/ ngày
  • Clarithromycin 500mg x 1 viên x 2 lần/ ngày
  • PPI (Esomeprazol 40 mg) x 1 viên x2 lần/ ngày.
  • Bên cạnh đó, cũng có thể phối hợp thêm các loại như Metronidazole (hoặc Tinidazole) 500 mg x 2 lần/ng x10 ngày

Phác đồ 10 ngày

  • Amoxicillin 500mg x 2 viên x 2 lần/ ngày x 10 ngày
  • Levofloxacin 500mg x 1 viên x 1 lần/ ngày x 10 ngày
  • PPI x 1 viên x 2 lần/ ngày x 10 ngày

*Lưu ý: các loại thuốc và phác đồ nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi muốn áp dụng bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn thêm

5.2. Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, chăm sóc sức khỏe đúng cách cũng là nền tảng quan trọng giúp người bệnh khỏi bệnh sớm.

  • Nên tránh xa hoặc hạn chế uống rượu, sử dụng chất kích thích
  • Không nên ăn thức ăn cay, xào nhiều dầu mỡ và thức ăn chứa nhiều axit
  • Không nên bỏ bữa, phải ăn đúng cữ thường xuyên và tốt nhất nên chia khẩu phần thành những bữa nhỏ để không bị quá đói hay quá no
  • Hạn chế tối đa cảm giác căng thẳng mệt mỏi, tránh làm việc quá sức và nên có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý
  • Tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, chẳng hạn như
  • NSAID hoặc aspirin, kháng sinh. Khoogn sử dụng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ

5.3. Một số thảo dược hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày cấp tính

Ngoài những loại thuốc Tây y, các loại thảo dược Đông y cũng đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày cấp tính một cách hiệu quả. Một số loại thảo dược nổi bật trong lĩnh vực này có thể kể đến như:

Nghệ

Trong nghệ có chứa curcumin – một chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Curcumin ức chế vi khuẩn HP, tăng cường sự tái tạo và lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết dịch vị và cân bằng môi trường trong dạ dày. Tạo điều kiện để bệnh nhân hồi phục sớm.

Mật ong

Mật ong có chứa nhiều vitamin và có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm. Sử dụng mật ong có thể làm dịu cơn đau dạ dày cùng các triệu chứng khó chịu khác đi kèm, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Chiết xuất tỏi

Tỏi có nhiều chất tốt cho cơ thể và dạ dày như glucogen, aliin và fitonxit. Chúng có tác dụng kháng viêm, ức chế lại các virus gây bệnh cực kỳ tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn không quá 1,5g tỏi mỗi ngày để tránh gây phản ứng ngược.

Cam thảo

cam thảo hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính
Cam thảo có tác dụng cải thiện chức năng hệ tiêu hóa

Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt tính bình và có khả năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe dạ dày vô cùng hiệu quả. Chúng giúp kháng viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn một cách nhanh chóng.

Đinh hương

Đinh hương có vị cay, tính ôn cùng mùi hương đặc trưng. Cây đinh hương thường được sử dụng là một loại thuốc giúp kích thích tiêu hóa, giảm đau giảm viêm hạn chế các cơn đau đớn gây ra từ những nguyên nhân liên quan đến dạ dày tá tràng.

Xem chi tiết: Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên

6. Triển vọng cho những người bị viêm loét dạ dày cấp tính

Triển vọng của những người bị viêm loét dạ dày cấp tính còn tùy thuộc vào nguyên nhân của nó. Nếu nhiễm HP, có thể điều trị bằng 1 – 2 đợt điều trị và có thể loại bỏ vi khuẩn HP sau 1 – 2 tuần. Nếu đã hình thành vết loét, thời gian dùng các thuốc kháng acid sẽ kéo dài hơn. Thông thường từ 6 – 8 tuần bệnh nhân sẽ được chữa khỏi

Viêm dạ dày cấp tính tuy gây nhiều đau đớn khó chịu với tốc độ diễn ra nhanh và dồn dập và khá mạnh, nhưng chúng hoàn toàn có thể được chữa khỏi. So với viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính, bệnh cấp tính có thể được điều trị dễ dàng hơn và lành lại nhanh hơn.

Tuy nhiên, bạn cần tuyệt đối đảm bảo chăm sóc sức khỏe đúng cách và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

7. Các phòng ngừa cơn loét dạ dày tá tràng cấp

Để không bị những cơn đau từ căn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cấp hành hạ, bạn hãy phòng ngừa chúng bằng những cách đơn giản sau:

  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
  • Hạn chế rượu bia, sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá
  • Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị stress căng thẳng mệt mỏi
  • Hạn chế ăn ngoài hàng quán mất vệ sinh
  • Có chế độ và thói quen ăn uống lành mạnh, hợp lý, không nhịn ăn, không để bụng thường xuyên quá đói hoặc quá no, ăn chậm, nhai kỹ
  • Ăn chín uống sôi và nhất định phải chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn thực phẩm quá cứng, khó nhai
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh để chống chọi lại được với các loại vi khuẩn, virus gây bệnh

Xem thêm: Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh

Nếu chủ quan và không điều trị tận gốc, viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính rất dễ quay trở lại và trở thành mãn tính. Bởi vậy, bạn cần lưu tâm và điều trị sớm nhất có thể nhé.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x