Mách bạn phác đồ điều trị viêm loét dạ dày ngoại khoa
-
Ngày đăng:
06/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
275
Nội dung bài viết
ToggleNgoài điều trị nội khoa, trong bài viết sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu phác đồ điều trị viêm loét dạ dày theo nội soi can thiệp và ngoại khoa, khi mà điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc có biến chứng.
Xem thêm:
- 5 phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng
- Loét dạ dày giải phẫu bệnh – Bạn nên hiểu đúng về bệnh
1. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày theo nội soi can thiệp
Chảy máu ổ loét là biến chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày, xảy ra trong khoảng 15-25% số bệnh nhân. Chảy máu có thể xuất hiện ở bất kỳ nhóm tuổi nào nhưng phổ biến nhất là ở người lớn tuổi (trên 60 tuổi). Có khoảng 80% bệnh nhân chảy máu ổ loét tự cầm máu, nhưng nhu cầu cầm máu qua nội soi can thiệp cũng rất cần thiết trong một số trường hợp. PPI đường tĩnh mạch hoặc đường uống sau nội soi cầm máu là rất cần thiết, làm giảm tỷ lệ tái xuất huyết.
Các biện pháp can thiệp cầm máu bao gồm như sau:
- Tiêm cầm máu: là những biện pháp phổ biến nhất có thể kể đến là tiêm adrenaline 1/10.000 gây co mạch tại chỗ, hay tiêm xơ (polidocanol).
- Phương pháp nhiệt: đốt điện Argon plasma, hoặc đốt điện đơn cực hoặc đa cực.
- Cầm máu cơ học: là biện pháp khá hiệu quả trong đều trị chảy máu ổ loét bằng cách sử dụng hemo-clip.
2. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày theo ngoại khoa
Phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng theo ngoại khoa giảm đáng kể từ khi có các thuốc kháng tiết mạnh, cũng như điều trị diệt HP hiệu quả. Trên thực tế, hiện nay còn các chỉ định điều trị ngoại khoa cho các trường hợp sau đây:
- Loét có biến chứng: thủng, chảy máu tiêu hóa cầm máu nội khoa thất bại, hoặc loét ung thư hóa…
- Loét kháng trị: khi điều trị nội khoa đúng phác đồ loét nhưng không lành
- Loét bị tái phát nhanh sau khi ngưng điều trị.
2.1. Phương pháp phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày
Áp dụng đối với loét dạ dày khi mà điều trị nội khoa tích cực 6 tuần nhưng ổ loét không thay đổi hoặc trong trường hợp có loạn sản thì phương pháp phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày theo kiểu Billroth hoặc Pean sẽ giúp loại trừ ổ loét cũng như loại bỏ vùng tiết acid và gastrine.
2.2. Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh phế vị (dây X)
Mục tiêu: loại bỏ pha đầu của sự tiết dịch, làm giảm tiết ban đêm đồng thời làm giảm lượng tiết acid do gastrine.
- Cắt thân: cắt đoạn vào bụng quanh thực quản, có thể cắt bằng đường ngực. Tuy nhiên, phẫu thuật này thường gây ra rối loạn vận động, do đó cần bổ sung bằng nối vị tràng hoặc chỉnh hình môn vị để giúp làm vơi dạ dày. Hậu quả của phẫu thuật có thể xảy ra như hộ chứng dumping, trào ngược mật tụy, bị tiêu chảy và rối loạn mật tụy, dị vật dạ dày và giảm tiết dịch vị.
- Cắt dây X chọn lọc: chỉ cắt các nhánh đi vào dạ dày và thường kèm theo chỉnh hình môn vị.
- Cắt dây X siêu chon lọc: chỉ cắt nhánh đi vào đáy vị giữ lại nhánh vào hang vị, bảo tồn được chức năng hang môn vị nên ít gây ra các biến chứng.
2.3. Một số chỉ định đặc biệt của điều trị ngoại khoa
- Loét môn vị + tăng toan thì cắt dây X + ổ loét + xét nghiệm mô học.
- Loét kép thì cắt dây X + cắt hang vị.
- Loét tái phát sau phẫu thuật: tùy theo phẫu thuật trước đó mà điều trị tiếp.
Tỷ lệ loét tái phát sau phẫu thuật thường rất thấp, cụ thể sau cắt dạ dày là 1-5% và sau cắt dây X là 7-10%.
Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh do nhiều yếu tố ảnh hưởng, làm mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công của dạ dày tạo nên những ổ loét. Do vậy, bạn cần nên đến khám bác sĩ để có phác đồ điều trị viêm loét dạ dày phù hợp và hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Lợi ích của một số phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp
Top 5 cách phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả