Viêm dạ dày tá tràng HP – Triệu chứng & phương pháp xét nghiệm
-
Ngày đăng:
09/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
278
Nội dung bài viết
ToggleViêm dạ dày tá tràng HP nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân do đâu? Triệu chứng cụ thể ra sao? Liệu có cách chữa hiệu quả hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
- Viêm dạ dày ruột cấp?Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị viêm loét dạ dày
- 15 thực phẩm không nên ăn khi bị viêm dạ dày tá tràng
- Viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em – Triệu chứng điển hình nhất
1. Viêm dạ dày tá tràng HP dương tính là gì?
Viêm dạ dày tá tràng do HP là bệnh lý về đường tiêu hóa xảy ra khi vi khuẩn HP xâm nhập vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và gây viêm loét.
Khi khuẩn HP – Helicobacter pylori xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ đi thẳng tới dạ dày và tồn tại chính tại đây. Đáy của lớp nhầy bao bọc niêm mạc dạ dày là nơi mà khuẩn HP thích cư trú nhất, tiết ra các chất khiến dạ dày phải sản sinh nhiều axit dịch vị, làm mất chức năng bảo vệ niêm mạc của dạ dày từ đó gây tổn thương viêm và loét niêm mạc dạ dày tá tràng. Nếu không được phát hiện sớm và có hương điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
2. Các triệu chứng viêm dạ dày tá tràng do HP gây nên
Các triệu chứng viêm dạ dày tá tràng Hp dương tính có thể kể tới:
2.1. Đau vùng thượng vị
Khi bị viêm dạ dày tá tràng do Hp, người bệnh thường có dấu hiệu đau bụng, đặc biệt là đau ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn). Đau vùng thượng vị thường âm ỉ, đau tức bụng thậm chí đau quặn từng cơn. Mỗi lần đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ, khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu.
2.4. Buồn nôn và nôn khi bị viêm dạ dày tá tràng HP
Khi bị viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP, người bệnh sẽ có dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn thường xuyên, nhất là sau khi ăn. Khi nôn ra hết thức ăn, người bệnh sẽ nôn ra dịch chua, có nhiều trường hợp còn nôn ra cả máu. Máu này có thể là máu đọng ở vết loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn HP gây nên.
Xem thêm: Đau dạ dày buồn nôn – Cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm
2.2. Cảm giác chướng bụng, đầy hơi
Vi khuẩn HP tồn tại ở niêm mạc dạ dày tá tràng sẽ làm tổn thương dạ dày – tá tràng, khiến hoạt động tiêu hóa chậm lại, gây ra cảm giác đầy hơi, chướng bụng cho người bệnh. Đây là một trong những triệu chứng thường gặp phải ở những người bị viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP. Triệu chứng này thường gặp phải sau khi ăn, lúc đói hoặc trước khi đi ngủ.
Xem thêm: 5 nguyên nhân chính khiến bạn bị đau dạ dày đầy hơi
2.3. Ợ nóng và trào ngược dạ dày
Chức năng tiêu hóa của bệnh nhân bị viêm dạ dày tá tràng Hp thường kém hơn so với những người bình thường, khiến thức ăn khó tiêu hóa và để làm giảm áp lực dạ dày sẽ đẩy lượng hơi ra ngoài qua đường miệng. Do vậy, người bệnh sẽ bị ợ nóng và đi kèm với đó là cảm giác đau rát từ bụng tới cổ làm cho người bệnh rất khó chịu.
2.5. Mệt mỏi, cơ thể suy nhược
Viêm dạ dày tá tràng do hp khiến người bệnh trở nên chán ăn, mệt mỏi, hệ tiêu hóa hoạt động kém. Khi cơ thể không được cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết sẽ dẫn tới suy nhược cơ thể.
Nếu thấy bản thân hoặc những người thân của mình có những biểu hiện triệu chứng tương tự ở trên, hãy đến các cơ sở y tế để điều trị sớm để tránh được các biến chứng xảy ra nhé!
3. Nguyên nhân gây viêm dạ dày tá tràng HP điển hình nhất
Có tới 90% trường hợp bị viêm dạ dày tá tràng xuất phát từ việc cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP. Khi xâm nhập vào bên trong cơ thể, vi khuẩn HP sẽ làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày tá tràng, gây tổn thương niêm mạc, từ đó hình thành nên viêm dạ dày tá tràng.
Những nguyên nhân chính khiến vi khuẩn HP dễ dàng xâm nhập vào lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng gây viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP có thể kể đến như:
3.1. Sinh hoạt chung với người bị nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP lây lan nhanh qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa qua những thói quen sinh hoạt chung trong gia đình như: dùng chung cốc, bát đũa, ăn chung nước chấm, dùng chung bàn chải đánh răng,… khiến cho vi khuẩn HP lây nhiễm từ người bệnh sang những người khác trong gia đình.
3.2. Sử dụng nguồn nước và thức ăn bị nhiễm khuẩn
Viêm dạ dày tá tràng Hp dương tính có thể do thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước bị ô nhiễm tiềm ẩn nguy cơ chứa vi khuẩn HP rất cao. Nếu như các bạn sử dụng nguồn nước và thức ăn bị nhiễm khuẩn này thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao. Vi khuẩn HP sẽ theo đường ăn uống xâm nhập vào dạ dày và gây bệnh.
3.3. Khám chung các thiết bị y tế
Các thiết bị y tế nếu không được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cũng sẽ rất dễ lây nhiễm vi khuẩn HP từ người bệnh sang cho người lành. Các dụng cụ nội soi miệng, họng, dạ dày là những dụng cụ dễ gây lây lan khuẩn HP nhất.
4. Phương pháp xác định viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP
Khuẩn HP không thể phát hiện bằng mắt thường và triệu chứng lâm sàng được nên khi nghi ngờ bản thân bị bệnh bạn nhất định phải đi khám. Việc làm xét nghiệm sẽ là điều cần thiết, người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định phát hiện viêm dạ dày tá tràng do Hp bằng những phương pháp dưới đây:
4.1. Test hơi thở xác định viêm dạ dày tá tràng HP
Cơ chế xét nghiệm: Với phương pháp này người bệnh sẽ được uống một lượng chất lỏng đặc biệt có chứa ure hoặc 1 viên thuốc chuyên dụng. Nếu như có vi khuẩn HP, Ure sẽ bị chuyển thành CO2 trong cơ thể, khi thở ra sẽ biết được mức độ nhiễm vi khuẩn HP.
Ưu điểm:
- Được khuyến khích sử dụng trên nhiều đối tượng khác nhau
- Thời gian test khá nhanh, sau khoảng 30 phút là hoàn thành xong và có kết quả.
- Bác sĩ không cần thực hiện can thiệp, không gây đau cho người bệnh.
- Phương pháp này cho hiệu quả chẩn đoán cao, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Chi tiết xem: Những điều cần biết xét nghiệm vi khuẩn HP
4.2. Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP
Cơ chế xét nghiệm:
- Người bệnh sẽ tự thu thập mẫu phân tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc tới các cơ sở y tế để các bác sĩ trực tiếp lấy mẫu phân từ trực tràng.
- Sau khi lấy mẫu phân các bác sĩ sẽ cho một số chất tạo màu và hóa chất vào để xét nghiệm. Nếu như mẫu phân chuyển thành màu xanh dương người bệnh sẽ bị nhiễm vi khuẩn HP.
Thời gian có kết quả: Người bệnh phải đợi kết quả sau 1- 4 ngày.
Ưu điểm: Xét nghiệm phân có chi phí khá hợp lý, thực hiện tương đối dễ dàng với bệnh nhân.
Nhược điểm: Không cho kết quả nhanh chóng, mẫu phân khi mang đi xét nghiệm cũng gây ra sự bất tiện cho kỹ thuật viên và cả người bệnh.
4.3. Phương pháp nội soi
Cơ chế nội soi: Phương pháp nội soi sử dụng một ống nhỏ có gắn camera để luồn qua thực quản vào dạ dày và tá tràng nhằm nội soi dạ dày và xác định các vị trí bị viêm loét. Khi nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh để tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP.
Ưu điểm: Phương pháp nội soi giúp phát hiện chính xác những tổn thương ở thành dạ dày, đồng thời xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP hiệu quả.
Nhược điểm: Phương pháp này không phù hợp với những người bệnh không được nội soi tiêu hóa, người bệnh sẽ cảm thấy đau khi nội soi.Nội soi cũng có thể gây ra một số khó chịu nhất định cho người phải nội soi.
4.4. Xét nghiệm máu
Cơ chế xét nghiệm: Các sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm huyết thanh, đo kháng thể kháng HP đặc hiệu để từ đó xác định bệnh nhân có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không.
Nhược điểm:
- Xét nghiệm máu không phải là phương pháp tối ưu nhất. Một số trường hợp kháng thể HP có trong máu suy giảm quá chậm dẫn tới vi khuẩn HP.
- Mặc dù HP đã được tiêu diệt hết, nhưng kết quả kiểm tra nồng độ kháng thể HP vẫn còn và cho kết quả dương tính.
5. Viêm dạ dày tá tràng HP lây nhiễm qua con đường nào?
Để có thể phòng bệnh hiệu quả, bạn cần nắm rõ đường lây nhiễm vi khuẩn Hp. Từ đó đưa ra phương án phòng tránh hiệu quả nhất.
Viêm dạ dày tá tràng do hp lây nhiễm qua 4 con đường chính:
Đường miệng – miệng: Vi khuẩn HP có thể dễ dàng tìm thấy trong cao răng, nước bọt và khoang miệng của người bị nhiễm khuẩn. Nếu như các bạn sử dụng chung chén đĩa, bát đũa, chấm chung nước mắm, gắp chung tô canh với người bệnh thì nguy cơ bị lây nhiễm rất cao.
Đường phân – miệng: Khi đi ngoài, vi khuẩn HP sẽ được đào thải qua phân. Nếu như người bệnh không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, sẽ làm lây nhiễm vi khuẩn HP sang cho người lành
Đường dạ dày – miệng: Khi bị trào ngược dạ dày hoặc bị ợ hơi, vi khuẩn HP có trong dạ dày sẽ bị đẩy lên khoang miệng cùng với dịch dạ dày. Nếu các bạn ăn chung, uống chung và dùng chung các thiết bị y tế khi đi khám nha khoa sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP từ người bệnh.
Đường dạ dày – dạ dày: Việc sử dụng chung các thiết bị nội soi dạ dày như ống soi,… ở các sở y tế không được bảo đảm tiệt trùng đúng cách cũng sẽ làm lây nhiễm vi khuẩn HP từ người bệnh sang người lành.
6. Viêm dạ dày tá tràng do Hp cần làm gì?
Để có thể chữa viêm dạ dày tá tràng Hp dương tính hiệu quả, người bệnh cần thực hiện theo những nguyên tắc điều trị dưới đây:
6.1. Tiêu diệt vi khuẩn HP
Hiện tại có nhiều phác đồ khác nhau được chỉ định áp dụng giúp điều trị vi khuẩn HP. Việc tiêu diệt vi khuẩn HP cần phải sử dụng phác đồ có sự kết hợp của nhiều loại thuốc khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo phác đồ điều trị vi khuẩn HP dưới đây :
Phác đồ 3 thuốc gồm có: PPI, Amoxicillin, Clarrithromycin; PPI, Amoxicillin, Metronidazole.
Phác đồ điều trị này hướng tới mục tiêu điều trị là diệt ít nhất từ 80- 95% vi khuẩn HP.
Thời gian điều trị: Từ 10- 14 ngày
Liều dùng:
- PPI uống 2 lần/ ngày trước khi ăn 30 phút
- Amoxicillin: uống 1000mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn
- Clarithromycin: uống 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn
- Metronidazole: uống 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn
6.2. Cách phòng ngừa bị nhiễm vi khuẩn HP
Để có thể phòng ngừa bệnh viêm dạ dày tá tràng Hp dương tính, các bạn cần lưu ý những biện pháp dưới đây:
- Hạn chế ăn đồ ăn sống và thức ăn lên men như: gỏi, rau sống, mắm tôm,… Những thực phẩm này thường không đảm bảo vệ sinh, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt là vi khuẩn HP.
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài.
- Trong gia đình không nên dùng chung bát đũa, dùng chung bát nước chấm. Dùng riêng ly, cốc, đồ dùng vệ sinh cá nhân.
- Hạn chế gắp thức ăn cho nhau, hạn chế nêm nếm thức ăn chung. Cha mẹ không nên mớm cơm cho trẻ, không hôn trẻ.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại cho dạ dày – tá tràng đặc biệt là vi khuẩn HP.
- Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thức ngoài hàng quán không đảm bảo vệ sinh, nên ăn những thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Diệt trừ ruồi, muỗi, gián, chuột, vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, vệ sinh bát đũa và tráng qua bằng nước sôi khi ăn, hàng tuần phơi chén đũa ra ngoài trời nắng.
- Nano curcumin có tác dụng ức chế sự 65 chủng vi khuẩn HP ngay cả khi kháng sinh đã kháng kháng sinh. Bạn có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, tiêu diệt HP và phục hồi sức khỏe hiệu quả.
Xem thêm:
Trên đây là những điều cần biết về viêm dạ dày tá tràng HP mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.