Skip to main content

7 bài thuốc dân gian điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả

  • Ngày đăng:

    19/02/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    26/07/2023
  • Số lần xem

    66

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nhưng đại đa số người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị bệnh bằng thảo dược tự nhiên. Thảo dược tự nhiên có nhiều ưu điểm, không có tác dụng phụ, dễ kiếm và phù hợp với mọi lứa tuổi. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.

Xem thêm:

1. Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Tình trạng dạ dày bị tổn thương do viêm, loét hoặc vi khuẩn Hp gây bệnh cho dạ dày ở xung quanh thành tá tràng của dạ dày, khiến người bệnh bị đau bụng âm ỉ, cảm thấy khó chịu mệt mỏi và thường xuyên bị mất ngủ vì cơn đau dạ dày kéo dài người ta gọi đó là viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.

2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng

  • Chế độ ăn uống không hợp lý
  • Ăn quá nhiều đồ cay, nhiều dầu mỡ hay đồ chua
  • Sử dụng thuốc không theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Làm việc căng thẳng mệt mỏi kéo dài
  • Lạm dụng quá nhiều rượu bia đồ uống có nồng độ cồn cao
  • Ăn uống không tập trung
  • Không nghiên nát đồ ăn kỹ trước khi nuốt.

3. Dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng

  • Người bệnh cảm thấy ợ hơi, ợ chua và nóng rát trong dạ dày
  • Xuất hiện những cơn đau âm ỉ khi đói và cơn đau giảm khi ăn nhẹ
  • Ăn quá no cũng gây đau bụng
  • Ăn nhiều đồ chua và cay cũng gây đau bụng
  • Bị mất ngủ hoặc thức giấc giữa chừng do cơn đau.

4. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng một số thảo dược

Bạn có thể tham khảo cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng theo 7 thảo dược dưới đây:

4.1. Nghệ

Công dụng: chống loét, giảm tiết dịch vị dạ dày, cân bằng lượng acid trong dạ dày, giúp tái tạo niêm mạc, chữa lành vết thương ở niêm mạc dạ dày.

Bài thuốc: kết hợp tinh bột nghê với mật ong và nước ấm pha để uống mỗi sáng trước khi ăn sáng sẽ giúp bạn điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả.

4.2. Khoai tây

Khoai tây là bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng
Khoai tây

Công dụng: Giúp trung hòa acid nhờ độ tinh bột có trong khoai tây cao, tạo lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt nhất.

Bài thuốc: chúng ta có thể chế biến một số món ăn với khoai tây để ăn hoặc có thể luộc khoai tây để ăn.

4.3. Bông cải xanh

Công dụng: giúp diệt vi khuẩn Hp, tác nhân gây bệnh cho dạ dày.

Bài thuốc: bạn có thể luộc ăn hoặc ép lấy nước uống để điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả.

4.4. Chuối sứ xanh

Chữa viêm loét dạ dày bằng chuối sứ
Chuối

Công dụng: trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, ức chế men pepsin, kích thích hình thành lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày…

Bài thuốc: phơi khô tán thành bột để uống hoặc ăn chuối chín để điều trị viêm loét dạ dày

4.5. Mật ong

Công dụng: kháng viêm, điều trị các vết loét dạ dày, ngăn ngừa vi khuẩn Hp…

Bài thuốc: pha mật ong với nước ấm để uống hàng ngày hoặc pha mật ong kết hợp với nghệ để uống sẽ cho hiệu quả cao hơn

4.6. Nha đam

Công dụng: làm mát dạ dày, tạo lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày

Bài thuốc: loại sạch vỏ nha đam, ngâm phần lõi với nước muối cho hết đắng, sau đó say nha đam với mật ong để uống giúp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.

4.7. Bắp cải

Công dụng: kháng viêm, diệt vi khuẩn Hp hiệu quả

Bài thuốc: bạn có thể luộc ăn hoặc xay nhuyễn lấy nước uống.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng các bài thuốc dân gian là phương pháp điều trị bền bỉ, lâu dài nhưng nó không có tác dụng phụ và độ lành tính cao. Bạn có thể tham khảo 7 bài thuốc ở trên để cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất.

Xem thêm: 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x