Skip to main content

Viêm trợt xung huyết hang vị | Triệu chứng – Nguyên nhân – Cách điều trị

  • Ngày đăng:

    21/08/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    26/07/2023
  • Số lần xem

    163

Một trong những bệnh lý đường tiêu hóa mà rất nhiều người mắc phải đó chính là viêm trợt xung huyết hang vị. Tuy nhiên, có một thực tế rằng không có nhiều bệnh nhân có thể hiểu hết về nó cũng như có được phương pháp phòng ngừa và điều trị đúng đắn. Chính vì vậy những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về bệnh lý này.

Xem thêm: 

1. Viêm trợt xung huyết hang vị là gì?

Viêm trợt xung huyết hang môn vị
Hình ảnh nội soi của viêm trợt xung huyết hang môn vị

Viêm xung huyết hang vị là tình trạng lớp niêm mạc ở hang vị dạ dày bị viêm. Lúc này, các mạch máu ở vùng viêm sẽ có hiện tượng giãn nở bởi sự ngưng tụ máu. Qua hình ảnh của nội soi, chúng ta có thể nhìn thấy rõ sự xuất hiện của các đốm đỏ trên bề mặt lớp niêm mạc.

Tình trạng viêm trợt hang vị là một trong những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời nếu không muốn nó sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Xem thêm: Viêm trợt hang vị là gì? Top 7 điều cần biết

2. Triệu chứng bệnh viêm trợt xung huyết hang môn vị

Ngay khi nhận thấy mình có những triệu chứng dưới đây bệnh nhân cần đến các cơ sở Y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.

2.1 Đau bụng trên rốn

Đau bụng trên rốn là biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này. Những cơn đau này thường xuất hiện tại vùng thượng vị. Đôi khi chúng là các cơn đau âm ỉ, dai dẳng nhưng cũng có lúc xuất hiện những dữ dội, kéo dài, đau thắt.

Cùng với đó bệnh nhân có thể có cảm giác cồn cào trong bụng, hoặc đau dữ dội, quằn quại.

2.2 Giải đoạn đầu triệu chứng đau chưa nhiều

Ở giai đoạn đầu của viêm trợt xung huyết hang môn vị, triệu chứng đau vùng thượng vị xuất hiện chưa nhiều. Tuy nhiên, càng về sau khi bệnh đã trở nặng thì tần suất các cơn đau xuất hiện càng nhiều, đau khó kiểm soát, chúng thường xuất hiện mỗi lần trở trời chuyển lạnh hơn hay đau về đêm.

2.3 Ợ hơi, ợ nóng

Cũng giống như nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa khác, ợ hơi, ợ nóng là những biểu hiện đặc trưng của những người mắc chứng viêm trợt xung huyết hang vị. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do rối loạn trong tình trạng tiêu hóa.

Khi thức ăn bị ứ đọng quá lâu ngày tại hang vị dễ lên men gây chướng bụng dẫn đến ợ hơi. Thêm vào đó, tình trạng acid dịch vị tiết ra nhiều hơn mức bình thường sẽ khiến chúng bị trào ngược lên gây nóng rát từ thượng vị lên miệng.

2.4 Lợm ngực, buồn nôn

Lợm ngực, luôn có cảm giác buồn nôn là một trong những biểu hiện đặc trưng nhất của viêm trợt xung huyết hang vị.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng nó cũng là biểu hiện đặc trưng khi bất kì vị trí nào của dạ dày bị viêm nên bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Trong trường hợp khi các vết viêm trợt hang vị đã hình thành vết loét, bệnh nhân còn có thể bị nôn ra máu, thiếu máu, chóng mặt, tụt huyết áp.

Xem thêm: Đau dạ dày buồn nôn là do đâu?

2.5. Giảm cân, suy nhược cơ thể

Sau một thời gian, bệnh nhân nhanh chóng sụt cân và cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược. Nguyên nhân của tình trạng này chính là do việc viêm trợt xung huyết hang vị về lâu dài sẽ dẫn đến khó tiêu, chất dinh dưỡng khó được chuyển hóa và hấp thụ, ứ đọng lại dưới đáy dạ dày ( hang vị).

Vì vậy khiến bệnh nhân luôn có cảm giác ăn mất ngon ngủ không yên. Tình trạng này kéo dài càng lâu thì cơ thể người bệnh càng tiều tụy, mất sức, rơi vào trạng thái suy nhược.

Xem thêm: Top 8 triệu chứng gây viêm hang vị cần biết

3. Nguyên nhân bệnh viêm trợt xung huyết hang môn vị

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Tùy theo từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Chính vì vậy việc tìm kiếm nguyên nhân là điều vô cùng quan trọng.

3.1. Nhiễm khuẩn HP

Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) là một trong những nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất gây nên tình trạng viêm trợt xung huyết hang vị. Theo các thống kê, có đến hơn 90% trường hợp bệnh nhân mắc phải bệnh lý này có nguyên nhân xuất phát từ vi khuẩn H.P.

Vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong những nguyên nhân phổ biến
Vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong những nguyên nhân phổ biến

Đặc biệt, do vi khuẩn H.P là loại vi khuẩn có thể sống được trong môi trường đậm đặc acid của dạ dày, lại lây lan một cách dễ dàng qua đường ăn uống. Tại bề mặt nơi chúng ẩn nấp, vi khuẩn H.P sẽ giải phóng ra các độc tố gây viêm, loét và thậm chí là xuất huyết, thủng dạ dày.

3.2. Stress

Tình trạng căng thẳng quá độ, lo âu hay stress kéo dài có thể là nguyên nhân gây tăng tiết acid dịch vị trong dạ dày và hang vị. Khi lượng acid này tiết ra quá nhiều chúng có thể gây mất cân bằng yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày từ đó hình thanh viêm, loét dạ dày và viêm trợt hang vị.

3.3. Sinh hoạt không lành mạnh

Thói quen sinh hoạt không điều độ: ăn uống không điều độ, giờ giấc sinh hoạt thất thường, ăn quá no, khi lại để bụng quá đói, …có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm trợt xung huyết hang vị.

3.4. Ăn uống không khoa học

Khi ăn nhiều chất kích thích chua, cay, nóng, ăn nhiều chất béo, …có thể kích thích dạ dày tiết acid dịch vị nhiều hơn mức bình thường.

Mặc dù không trực tiếp hoặc nhanh chóng gây bệnh nhưng việc ăn uống không khoa học chính là nguyên nhân thầm lặng khiến bệnh nhân có thể mắc phải bệnh lý này mà không hề biết.

Xem thêm: 8 Nguyên nhân gây viêm hang vị nên đọc

4. Viêm trợt xung huyết hang vị có nguy hiểm không?

Do sở hữu cái tên tương đối lạ nên nhiều người thường thắc mắc bệnh lý này liệu có nguy hiểm hay không. Trên thực tế, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng, viêm trợt hang vị rất dễ gây biến chứng và cần được điều trị kịp thời.

4.1. Thủng dạ dày – Bục dạ dày

Khi bệnh biến chứng thành thủng dạ dày, tá tràng sẽ là tình trạng nguy cấp và cần được cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân khi gặp biến chứng này sẽ xuất hiện các biểu hiện như đau bụng dữ dội vùng thượng vị, đau như dao đâm, bụng cứng như gỗ và thường xuyên nôn mửa.

4.2. Xuất huyết dạ dày – Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết đường tiêu hóa là một trong những biến chứng phổ biến mà rất nhiều bệnh nhân mắc viêm trợt xung huyết hang vị thường xuyên gặp phải. Khi xuất huyết, máu có thể chảy âm ỉ hoặc rầm rộ khiến bệnh nhân đồng thời đi ngoài phân đen và nôn mửa có lẫn máu.

4.3. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh. Trong đó, theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu viêm trợt hang vị xuất phát từ nguyên nhân do vi khuẩn H.P thì có nguy cơ biến chứng ung thư cao hơn so với các trường hợp khác.

Trong thời kì đầu của ung thư dạ dày bệnh nhân thường sẽ biểu hiện giống với những cơn đau thượng vị dai dẳng, bệnh nhân chán ăn, mệt mỏi,… như các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, càng chuyển sang sau thì tình trạng này càng trở nên trầm trọng với tình trạng sút cân nhanh không chủ đích, có thể kèm theo nôn ra máu, suy nhược…

Xem thêm: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của viêm hang vị

5. Cách điều trị viêm trợt xung huyết hang vị

Khi biết mình mắc phải bệnh lý này, bệnh nhân cần thực hiện điều trị theo đúng pháp đồ của bác sĩ. Việc điều trị cần kết hợp dùng thuốc với các thói quen ăn uống khoa học cũng như sinh hoạt điều độ thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt.

Xem thêm: 3 cách điều trị viêm trợt hang vị dạ dày hiệu quả

5.1. Sử dụng thuốc tây y theo đúng phác đồ và chỉ định bác sĩ

Các loại thuốc hay sử dụng điều trị bao gồm::

  • Nhóm thuốc giảm tiết acid dịch vị thường sử dụng là : thuốc ức chế bơm proton như: Esomeprazole, Lanzo prazole, Lanzo prazole Omeprazole mang đến khả năng chống trào ngược dạ dày, ức chế tiết dịch HCl, tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc kháng H2 bao gồm: Famotidine, Cimetidin, Ranitidine, Nizatidine,…có tác dụng điều trị viêm dạ dày và chống tái phát viêm loét.
  • Thuốc kháng acid giúp trung hòa độ PH trong thành dạ dày nằm tái tạo lớp niêm mạc dạ dày đồng thời chữa lành các vết viêm loét. Nhóm thuốc này thường chứa Magnesi và nhôm không thấp thụ vào máu nên ít tác dụng phụ vì vậy được sử dụng phổ biến.
  •  Nhóm thuốc tiêu diệt vi khuẩn Hp thường được chỉ định trong trường hợp xác định do vi khuẩn H.P. Các thuốc thường sử dụng bao gồm: Amoxicillin, Clarithromycin, Imidazole,… có tác dụng tiêu diệt khuẩn Hp trong dạ dày.
  • Thuốc tạo màng bọc có tác dụng như một lớp bảo vệ khi tạo kết dính với dịch dạ dày giúp đảm bảo an toàn cho vết loét cũng như toàn bộ niêm mạc dạ dày. Nhóm thuốc này thường bao gồm Bismuth, Silicate al, Silicate MG,…

 5.2. Thay đổi chế độ ăn uống

Để tránh tình trạng bệnh biến chứng nặng nề thì bệnh nhân cần áp dụng chế độ ăn uống với những thực phẩm tốt cho dạ dày, ăn theo hướng có chọn lọc và giảm tải cho dạ dày:

  • Nên sử dụng những loại thức ăn ở dạng lỏng, mềm để tránh gây áp lực lên dạ dày: canh, soup, cháo…
  • Thực phẩm giàu flavonoid, chất xơ, mỡ cá,…sẽ giúp hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Nhóm thực phẩm chứa tinh bột như: bánh mì, cơm, khoai lang,… sẽ giúp trung hòa acid dịch vị
  •  Thực phẩm giàu Protein ít béo giúp dạ dày dễ tiêu hóa như: cá, thịt gà, thịt bò,…

Cùng với những thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng thì bệnh nhân mắc viêm trợt xung huyết hang vị cũng nên tránh một vài những thực phẩm không tốt cho dạ dày như:

  • Không nên ăn những đồ ăn cay nóng như hành, ớt, tỏi, hạt tiêu,…vì chúng có thể khiến các vết viêm, loét trở nên trầm trọng thậm chí gây xung huyết nặng nề.
  • Hạn chế hoặc tốt nhất không nên sử dụng những đồ uống có chứa chất kích thích, đồ uống có gas sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và các vết viêm trợt hang vị như rượu, bia, cafe, nước chè,…
Nên hạn chế sử dụng chất kích thích
Nên hạn chế sử dụng chất kích thích
  • Không nên sử dụng đồ nướng, các món ăn nhiều dầu mỡ, các loại thịt hun khói, thịt quay, thịt nguội, lạp xưởng, thịt hộp ,…bởi chúng có thể gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu,…
  • Kiêng hoặc ít sử dụng nhóm thực phẩm có tính hàn mạnh như nghêu, ốc, hến, sò,…dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy.
  • Đặc biệt, bệnh nhân nên tránh ăn các loại hoa quả làm tăng tiết dịch vị axit như sấu, quýt, mơ, cam, chanh, me, xoài xanh, ổi, khế chua,.., cùng với các món ăn như dưa chua, cà muối, giấm,…hay các loại nấm đều không tốt cho dạ dày.

5.3. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt khoa học và điều độ cũng góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn và điều trị viêm trợt hang vị. Chính vì vậy, bệnh nhân cần quan tâm đến những lưu ý sau đây:

  • Tốt nhất nên thực hiện chế độ ăn uống điều độ đúng giờ giấc, không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói, khi ăn nên ăn chậm, nhai kĩ,…
  •  Bệnh nhân nên thực hiện chế độ nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya hay ăn quá khuya, tốt nhất không nên dung nạp bất kì loại thức ăn nào sau 8 giờ tối.
  • Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe phòng tránh bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng người mắc viêm trợt hang vị dạ dày nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ rất hữu ích.
  •  Giảm căng thẳng, mệt mỏi hay stress, lo lâu, áp lực, giữ lối sống lạc quan, tích cực, giữ cho tinh thần thoải mái để giúp hang vị, dạ dày được khỏe mạnh.

Xem thêm: Tổng hợp kinh nghiệm chữa viêm hang vị nên tham khảo

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, hy vọng rằng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về bệnh lý viêm trợt xung huyết hang vị. Hãy quan tâm đến các bệnh lý về đường tiêu hóa để có được cho mình những phòng tránh sớm và tốt nhất bạn nhé!

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x