Viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì ? 10 nhóm thực phẩm bị loét hang vị nên ăn
-
Ngày đăng:
05/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
217
Nội dung bài viết
ToggleViêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì là điều mà rất nhiều người bênh quan tâm tới, vì dạ dày vốn dĩ rất dễ bị tác động bởi chế độ ăn. Nếu ăn uống không đúng, bệnh viêm hang vị hoàn toàn có thể trở nặng hơn, khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn.
Xem thêm:
1. Bạn đã biết gì về viêm hang vị?
Như thế nào là viêm hang vị dạ dày là gì?
Viêm hang vị dạ dày là hiện tượng phần niêm mạc hang vị dạ dày bị viêm, thường thấy ở mọi lứa tuổi, nhất là những người cao tuổi. Viêm hang vị dạ dày là căn bệnh với nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Viêm hang vị khác với viêm hay xuất huyết dạ dày, vùng hang vị của bệnh nhân bị viêm, còn các vùng khác tại dạ dày vẫn bình thường. Đây là căn bệnh có khả năng lây lan và chuyển thành mãn tính.
Triệu chứng
Viêm loét hang vị dạ dày tạo ra cảm giác khó tiêu, khó chịu ở vùng thượng vị, đau tức, ợ hơi.
- Buồn nôn: Viêm loét hang vị dạ dày luôn gây ra cảm giác buồn nôn dù là dạ dày rỗng. Cảm giác này thường xuyên diễn ra khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi.
- Khó tiêu: Quá trình tiêu hóa diễn ra ở dạ dày bị ảnh hưởng, gây ra sự khó tiêu, nóng rát ở vùng bụng phía trên.
- Cơ thể suy nhược: Bệnh nặng khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sút cân,…
Xem chi tiết: Tổng hợp triệu chứng viêm hang vị
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính của viêm loét hang vị dạ dày là
- Vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn HP khiến việc tiết chất nhầy ở dạ dày suy giảm, làm thành dạ dày bị chính axit trong dạ dày ăn mòn, bị tổn thương.
- Thói quen ăn uống: Ăn không đúng bữa, ăn không đúng giờ và không lựa chọn đúng thực phẩm
- Chế độ nghỉ ngơi, làm việc, sinh hoạt không hợp lý, căng thẳng, mệt mỏi quá độ cũng khiến dạ dày bị tổn thương.
- Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nhiễm khuẩn HP dạ dày
- Sử dụng rượu bia, các chất kích thích, lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm
Xem thêm: Tổng hợp nguyên nhân gây viêm hang vị
2. Người bị viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì?
Để bảo đảm sức khỏe, người bị viêm loét hang vị dạ dày nên ăn những loại đồ ăn sau
2.1 Nghệ
Tinh chất curcumin trong nghệ là chất tuyệt vời giúp làm lành các vết loét, vết thương, chống viêm mà không hề gây ra tác dụng phụ. Không chỉ vậy, curcumin cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, loại trừ tận gốc nguyên nhân gây viêm dạ dày, trả lại hiện trạng dạ dày khỏe mạnh.
Người bệnh có thể kết hợp nghệ với mật ong để tăng khả năng chống viêm, kiềm chế acid có trong dịch vị, tránh kích ứng dạ dày.
Tuy nhiên, để điều trị bệnh dạ dày hiệu quả hơn, người bệnh nên sử dụng tinh nghệ nano curcumin. Nano curcumin chính là curcumin nhưng được tinh chiết bằng công nghệ nano, từ đó mà tạo ra phân tử curcumin siêu nhỏ (50-70nm). Với kích thước siêu nhỏ và nồng độ tập trung cao, nano curcumin có khả năng tan trong nước tốt hơn 7500 lần so với curcumin thông thường, khả năng hấp thụ tới 80% và dễ dàng thẩm thấu vào các tế bào trong cơ thể. Do đó, sử dụng nano curcumin cho hiệu quả cải thiện sức khỏe và bệnh dạ dày nhanh hơn nhiều so với việc sử dụng nghệ thông thường.
2.2 Thức ăn mềm, dạng lỏng
Với viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì? Người bị viêm hang vị nên ăn đồ ăn mềm, đồ được thái nhỏ, nấu kỹ, đồ dạng lỏng như cháo súp… để làm giảm áp lực hoạt động lên dạ dày. Các thức ăn này dễ tiêu hóa nên không khiến dạ dày phải co bóp nhiều, khiến vết loét hang vị ít bị ảnh hưởng hơn.
Thức ăn mềm cũng ít gây kích thích lên niêm mạc dạ dày hơn nhiều so với các loại thức ăn dai cứng, làm giảm bớt cảm giác đau khi ăn cho người bệnh.
2.3 Thực phẩm chứa tinh bột
Nhóm thực phẩm chứa tinh bột là thực phẩm hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cung cấp thêm năng lượng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, chúng làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, làm giảm tác nhân gây viêm hang vị.
Bánh mì, bánh quy, bột sắn, cơm,… là những thực phẩm người bị viêm loét hang vị dạ dày nên ăn. Tuy nhiên, khoai tây và khoai lang là thực phẩm không tốt cho dạ dày, sau khi tiêu hóa sẽ có vị chua không tốt cho dạ dày.
2.4 Nhóm thực phẩm giàu flavonoid
Thực phẩm giàu flavonoid như nam việt quất, trà xanh, cần tây, ớt chuông, anh đào có khả năng chữa lành và ngăn ngừa các vết thương tái phát tại hang vị dạ dày. Thường xuyên sử dụng các sản phẩm này sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm dạ dày nhanh chóng.
2.5 Nhóm thực phẩm giàu chất xơ và vitamin
Chất xơ cực kỳ quan trọng trong quá trình tiêu hóa, giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phải kiểm soát hàm lượng để tránh gây ra tình trạng khó chịu, đầy bụng khi dư chất xơ.Với hoa quả chín và các loại rau xanh như súp lơ xanh, rau chân vịt, cà rốt,…. thì người bệnh hoàn toàn không phải lo lắng về câu hỏi viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì vì nó chứa nhiều chất xơ cần thiết cho sức khỏe hang vị dạ dày
Các vitamin hỗ trợ tích cực cho hoạt động của cơ thể nói chung và hoạt động của từng tế bào nói chung, giúp các tế bào tăng sức chống chọi với vi khuẩn cũng như các tác nhân xấu khác. Cải bẹ, cải xoăn, măng tây, rau ngót…. là những thực phẩm giàu canxi, sắt, axit folic, vitamin A, C, K,…
2.6 Thực phẩm giàu protein dễ tiêu hóa và ít chất béo
Protein là nguyên liệu cần thiết để chữa lành cho những tế bào bị tổn thương, khôi phục lại các tế bào dạ dày bị ăn mòn và tăng khả năng đề kháng cho cơ thể. Thực phẩm giàu protein sẽ giúp các vết thương dạ dày lành nhanh chóng hơn.
Những món mà người bệnh nên ăn bao gồm thịt nạc gia cầm, cá, sữa, chế phẩm của sữa như sữa tách béo, sữa chua,…
2.7 Những loại rau xanh đậm màu
Các loại rau màu xanh đậm, đỏ đậm cũng là một loại thực phẩm trả lời cho câu hỏi viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì vì nó chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng khả năng hấp thu và tiêu hóa trong dạ dày. Thường thấy một số các loại rau xanh mà bệnh nhân viêm loét dạ dày hay dùng là măng tây, rau cải xanh, rau bina, đậu xanh, cải xoăn, rau ngót, rau muống….
Đọc thêm: Đau dạ dày có nên ăn rau muống ?
2.8 Mỡ cá (cá mỡ)
Mỡ cá chứa nhiều chất béo tự nhiên tốt cho việc tiêu hóa, hàm lượng Omega 3 lớn trong cá mỡ cũng cực kỳ tốt cho cơ thể con người. Omega 3 là chất chống viêm tự nhiên, giúp làm giảm viêm loét trong dạ dày, kích thích cho các vết viêm loét mau lành hơn
2.9 Trái cây và hoa quả tươi như việt quất, táo, trà xanh, ớt chuông, anh đào
Các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, mâm xôi,…có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do sinh ra từ các vết viêm nhiễm trong dạ dày, từ đó mà ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh ung thư.
Táo, trà xanh, ớt chuông, anh đào là các thực phẩm chứa nhiều flavonoid có khả năng ngăn ngừa và cải thiện tình trạng hang vị dạ dày bị viêm loét.
Tham khảo thêm: Đau đạ dày nên ăn hoa quả gì ?
2.10 Cá, thịt nạc, da gà, da vịt, đậu, sữa chua…
Các loại thực phẩm như cá, thịt nạc, da gà, da vịt, đậu, sữa chua…. có khả năng thúc đẩy chữa lành vết thương, chữa lành các vết loét hang vị dạ dày và giảm kích thích cho dạ dày.
Những món như da gà vịt và sữa chua còn giúp làm tăng độ đệm, tăng lớp nhầy bảo vệ thành dạ dày, tạo điều kiện cho các vết thương mau lành.
3. Lưu ý viêm loét hang vị dạ dày
Để việc điều trị viêm loét hang vị dạ dày hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học :
- Nên ăn uống đúng giờ, không ăn quá no và ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để giảm tải cho dạ dày, giảm bớt hoạt động co bóp của dạ dày khi nghiền thức ăn. Tăng tiết nước bọt để trung hòa dạ dày, tránh cho dạ dày bị căng vì tiết nhiều acid.
- Đồ ăn nên được thái nhỏ, nấu chín kỹ, nên ăn cháo hoặc súp để dạ dày được nghỉ ngơi và phục hồi nhanh chóng hơn.
- Đồ ăn chế biến bằng cánh hấp hoặc luộc giúp dễ tiêu hóa hơn là rán và xào thức ăn.
Hạn chế một số nhóm thực phẩm:
- Hạn chế một số chất có khả năng kích thích tăng tiết axit dạ dày như cà phê, rượu, bia, cacao, tiêu, ớt, nước trà, cà ri, bột ngọt,… Các thực phẩm dạng chiên, xào, thịt tái, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm có vị chua vì chúng thường có tính axit. Giấm, xoài, chanh, quýt, cam, me, khế,… sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, dẫn đến viêm loét.
- Các loại thực phẩm khó tiêu, giàu chất xơ như đậu khô, đậu già, rau hẹ, của cải già, khoai môn,… Cần tránh những thực phẩm này trong khi đang bị viêm loét hang vị, nếu muốn sử dụng thì nên xay nhuyễn, lọc lấy nước hoặc nấu chín nhừ hoặc nấu chín.
- Hải sản như hàu, cua, ốc hến cũng được khuyến cáo là phải hạn chế khi bị viêm loét hang vị dạ dày. Với nhiều thành phần protein lạ, tính hàn nên rất dễ gây ra kích ứng dạ dày. Nên sử dụng kèm gừng tươi để áp chế khí hàn và giảm kích ứng.
Chế độ sinh hoạt khoa học:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe
- Luyện tập thói quen ăn uống hợp lý, ăn đúng giờ, đúng bữa
- Không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn
- Tránh vận động mạnh và chạy nhảy ngay sau khi vừa ăn xong
Giảm stress: Stress, căng thẳng, mệt mỏi khiến cho dạ dày càng chịu nhiều tổn thương và nồng độ acid tăng cao khiến các vết thương, vết loét tại hang vị nghiêm trọng hơn. Do đó, nên để cơ thể và tinh thần luôn trong tình trạng thoải mái, nhẹ nhàng để hạn chế trầm cảm và tổn thương dạ dày.
Cần hiểu rõ căn bệnh này để tránh những ảnh hưởng mà viêm hang vị gây ra, bảo vệ cho sức khỏe bản thân và cả gia đình. Nguyên nhân chính của các vấn đề về dạ dày là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không đúng. Cần phải cân bằng chế độ ăn uống, cần phải biết viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì để cải thiện và tăng cường sức khỏe hang vị dạ dày.