Đau dạ dày có nên ăn rau muống không? Các tác dụng của rau muống với dạ dày
-
Tác giả:
-
Ngày đăng:
21/05/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
571
Nội dung bài viết
ToggleĐau dạ dày có nên ăn rau muống không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bị bệnh đau dạ dày. Bởi rau muống là một trong những loại rau phổ biến và rất tốt cho sức khoẻ tuy nhiên việc ăn rau muống có những tác động như thế nào tới người bị đau dạ dày? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
1. Đau dạ dày có nên ăn rau muống không?
Nhiều người thắc mắc đau dạ dày có nên ăn rau muống không? Câu trả lời: Rau muống rất lành và người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn được. Bởi đây là loại rau vô cùng quen thuộc và thường xuyên được dùng trong bữa ăn hàng ngày. Ăn rau muống rất tốt cho người đang gặp các vấn đề về bị đau dạ dày.
Vậy tại sao rau muống lại tốt cho bệnh đau dạ dày? Câu trả lời sẽ được phân tích chi tiết trong phần dưới đây của bài viết.
2. Công dụng của rau muống đối với đau dạ dày
Rau muống là loại rau giàu chất xơ và các loại vitamin. Cụ thể thì trong rau muống có 92% nước, 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro. Một số chất: canxi, phốt pho, sắt , vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2…
Tác dụng của rau muống đối với sức khoẻ
- Do đó, ăn nhiều rau muống rất có lợi cho sức khỏe. Theo Đông Y, rau muống có tính thanh nhiệt, giúp thải độc gan, hạn chế nguy cơ loãng xương, lợi tiểu và tốt cho việc đại tiện dễ dàng, tránh táo bón. Ở Việt Nam, rau muống thường được luộc chín để ăn kèm với các món mặn. Rau muống khi luộc chín sẽ giảm bớt tính hàn vốn có, nên rất tốt cho việc điều hòa cơ thể.
- Giúp hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: chỉ cần kết hợp rau muống với râu ngô sắc lấy nước uống hàng ngày là bạn đã có nước uống hàng ngày
- Giúp giảm khó thời, sốt cao bằng cách giã nát rau muống và mướp đắng rồi đắp lên trán
- Giúp trị mụn: Có thể kết hợp với mật ong đắp vào vùng có mụn thì bạn sẽ thấy mụn giảm đi trông thấy
Đối với người dạ dày, rau muống cũng có nhiều công dụng tốt.
- Rau muống giàu chất xơ và nước nên rất tốt để làm sạch hệ tiêu hóa. Những ai thường bị táo bón nên ăn nhiều rau muống.
- Trong rau muống chứa nhiều photpho và sắt rất tốt cho dạ dày.
- Một số nghiên cứu cũng cho rằng, ăn nhiều rau muống sẽ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và đau dạ dày.
Đọc đến đây bạn đã tại sao đau dạ dày có nên ăn rau muống chưa. Cụ thể cách chữa đau dạ dày bằng rau muống thế nào thì mời các bạn đọc phần tiếp theo nhé.
>> Tìm hiểu thêm:
- Đau bao tử nên ăn gì để tốt cho dạ dày
- Đau dạ dày nên ăn quả gì?
3. Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng rau muống
Kết hợp rau muống với rau má, rau sam, cỏ mục và vỏ quýt sẽ tạo thành bài thuốc chữa bệnh dạ dày cực hiệu quả. Rau má có nhiều magie, kẽm, sắt, đạm và các loại vitamin rất tốt cho việc chữa trị viêm loét dạ dày.
Rau sam có khả năng kháng viêm và giải độc cơ thể tốt. Cỏ mực giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể và hỗ trợ điều trị chứng loét bao tử. Vỏ quýt hay trần bì là một vị thuốc rất quen thuộc trong đông y, có tác dụng kháng khuẩn giúp chữa các bệnh viêm nhiễm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 20g rau muống
- 20g rau má
- 16g rau sam
- 20g cỏ mực
- 12g vỏ quýt.
Cách thực hiện:
- Tất cả nguyên liệu rửa sạch rồi bỏ vào ấm sắc thuốc cùng 500ml nước.
- Sắc trên lửa nhỏ cho đến khi lượng nước cô lại còn phân nửa thì ngừng.
- Chia lượng thuốc vừa sắc ra làm 2 phần và uống 2 lần/ ngày vào lúc bụng đói.
Người bệnh nên kiên trì sử dụng trong 2 tháng sẽ thấy rõ tác dụng giảm đau dạ dày cũng như các triệu chứng đi kèm như trào ngược, ợ chua, ợ nóng…
Với bài thuốc chữa đau dạ dày bằng rau muống này thì các bạn không cần phải thắc mắc việc đau dạ dày có nên ăn rau muống không nữa rồi chứ.
4. Lưu ý khi ăn rau muống
Đối với người đau dạ dày có nên ăn rau muống. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nên ăn. Bởi vây khi ăn rau muống, cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe.
- Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn không nên ăn rau muống: rau muống có tính hàn cao, nếu người ở thể hư hàn ăn rau muống sẽ khiến cơ thể suy nhược trầm trọng và hiện tượng thiếu máu.
- Những người đang điều trị bằng thuốc Đông y thì không nên ăn rau muống. Ăn rau muống trong thời gian uống thuốc Đông Y sẽ gây giã thuốc và làm giảm tác dụng của thuốc, khiến việc điều trị không hiệu quả và phải kéo dài.
- Người đang có vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình hồi phục: rau muống có khả năng kích thích sinh da thịt, chính vì thế mà ăn rau muống có thể gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ.
- Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gút: rau muống có tính phong, ăn nhiều rau muống sẽ làm đau buốt và nhức mỏi các khớp, các cơn đau sẽ nặng và xuất hiện thường xuyên hơn.
- Người mắc các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu như sỏi thận, người bị huyết áp cao… thì không nên ăn rau muống.
CumarGold New – Giải pháp toàn diện cho bệnh đau dạ dày cấp và mãn tính
Bạn có biết: Lần đầu tiên Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam đã sáng chế thành công Nano Curcumin dựa trên công nghệ Micell tiên tiến nhất thế giới kết hợp với của nghệ vàng, rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh dạ dày. Nano Curcumin Viện Hàn Lâm có chất lượng tương đương với Nano Curcumin của Mỹ, cao hơn của Ấn Độ và Trung Quốc.
Tiếp nhận thành công đó, công ty cổ phần dược mỹ phẩm CVI đã kết hợp với Viện hàn lâm Việt Nam cho ra dòng sản phẩm bảo vệ dạ dày CumarGold New – Giải pháp toàn diện cho bệnh nhân đau dạ dày. Sản phẩm đã được hơn 10.000 nhà thuốc phân phối, hơn 20.000 dược sĩ tin tưởng, và được hàng triệu chuyên gia và bệnh nhân tin dùng trong suốt 8 năm qua.
Nano Curcumin với công nghệ Micell cho tác dụng tối ưu so với Curcumin thông thường:
- Tăng độ tan từ 7.500 -10.000 lần
- Hấp thu hơn 40 lần so với Curcumin thường
- Làm lành nhanh vết loét, hết đau dạ dày, triệu chứng ợ hơi, ợ chua nhanh chóng
- Giúp hơn 1,5 triệu người đã Ức chế 65 chủng vi khuẩn HP, không còn tái phát với bệnh dạ dày”
Ngoài ra, trong CumarGold New còn chứa chiết xuất Gừng chuẩn hóa giúp giảm nhanh triệu chứng trào ngược, đầy bụng, ợ hơi, cải thiện tiêu hóa. Hiệp đồng tác dụng ức chế khuẩn Hp, chống viêm, làm lành; kích thích sản xuất chất nhầy mucin, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
CumarGold New – Giúp bệnh nhân đau dạ dày cải thiện qua từng ngày
- Sau 1-2 tuần: Giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày như đau rát thượng vị, ợ hơi, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu, ăn không ngon, mất ngủ…
- Sau 4-8 tuần:Các triệu chứng xuất hiện rất ít, niêm mạc dạ dày được phục hồi, vi khuẩn Hp được ức chế, bệnh nhân ăn ngon, tiêu hóa ổn định.
- Sau 9-12 tuần:Các triệu chứng không còn, bệnh nhân sinh hoạt bình thường, thoải mái, dễ chịu. Nguy cơ biến chứng được đẩy lùi, ngăn ngừa khả năng tái lại.
>> Tìm hiểu thêm:
- [HỎI – ĐÁP] Đau Dạ Dày (Bao Tử) Có Nên Ăn Xôi Không?
- Đau Dạ Dày Có Uống Thuốc Tẩy Giun Được Không? [HỎI – ĐÁP]
- Đau dạ dày có ăn được thịt chó không?
Hy vọng qua bài viết trên thì bạn không còn thắc mắc việc: Đau dạ dày có nên ăn rau muống không? Rau muống là món ăn dân giã nhưng có rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc cho bạn về việc đau dạ dày nên ăn rau muống không? Hãy phối hợp rau muống cùng các loại rau kể trên để có một chế độ dinh dưỡng cân bằng nhất nhé.