Viêm hang môn vị dạ dày – 8 nguyên nhân & 5 triệu chứng điển hình
-
Ngày đăng:
12/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
194
Nội dung bài viết
ToggleViêm hang môn vị dạ dày không phải là căn bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. Thế nhưng nếu để lâu mà không điều trị thì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đau bao tử, xuất huyết dạ dày, vv… Để có thể hiểu hơn về căn bệnh này cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân, các bạn hãy cùng theo dõi những chia sẻ sau đây nhé.
Xem thêm:
- Bệnh viêm hang vị tá tràng là gì? Những triệu chứng phổ biến
- Giải đáp thắc mắc viêm hang vị HP âm tính là có nguy hiểm hay không ?
- Bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em – Nguyên nhân & triệu chứng
1. Viêm hang môn vị dạ dày là gì ?
Dạ dày của chúng ta có hình dáng tương tự như chữ J, nằm nối giữa thực quản và ruột non. Dạ dày có khả năng phình to hết cỡ để trữ thức ăn được đưa vào cơ thể và nhào trộn thức ăn với dịch vị tiêu hóa. Cấu tạo của dạ dày bao gồm 6 phần khác nhau, lần lượt là: tâm vị, phình vị, hang vị, hang môn vị, thân vị, môn vị. Trong đó thì hang môn vị nằm ở phần dưới của dạ dày, từ góc bờ cong nhỏ cho tới cuối lỗ môn vị.
Viêm hang môn vị hay viêm xung huyết hang môn vị chính là hiện tượng phần niêm mạc tại vùng hang vị bị viêm. Tình trạng ứ máu nhiều ở các vết loét sẽ khiến cho các mạch máu ở đây bị giãn nở. Những cơ đau do viêm hang môn vị thường xuất hiện sau khi các bệnh nhân sử dụng thức ăn có vị cay mạnh, sau khi sử dụng chất kích thích hoặc một số loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, vv…
2. Nguyên nhân bệnh viêm hang môn vị dạ dày
Bệnh có thể bắt nguồn từ một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:
2.1. Stress
Khi người bệnh thường xuyên phải chịu đựng những cơn stress, dạ dày sẽ tiết ra nhiều axit hơn gây ra tình trạng viêm nhiễm.
2.2. Do tác dụng của thuốc
Nếu người bệnh phải sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng viêm steroid, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc bổ sung kali, bổ sung sắt hoặc các loại thuốc aspirin, mobic, thuốc điều trị ung thư… trong thời gian dài, các loại thuốc này sẽ làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – chất có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày dễ bị tổn thương.
2.4. Do sử dụng các chất kích thích
Người bệnh thường xuyên uống rượu, bia, các đồ uống có cồn hoặc sử dụng các chất kích thích, thuốc lá vv…
2.5. Viêm hang môn vị dạ dày do nhiễm khuẩn
Viêm hang môn vị bắt nguồn từ một số bệnh lý khác như nhiễm vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng và nấm… Ngoài ra, người bệnh sau quá trình xạ trị ung thư, bị thiếu máu ác tính, nôn mạn tính hay các bệnh tự miễn… cũng dễ bị viêm hang môn vị.
2.6. Nuốt dị vật
Do người bệnh nuốt phải các dị vật như kẹp giấy, ghim, kim bấm, các chất độc ăn mòn (như dung dịch kiềm và axit),…
2.7. Chế độ ăn uống thiếu hợp lý
Chế độ ăn uống thiếu chất, kém chất lượng, kém vệ sinh, lạm dụng chất kích thích và thức ăn chế biến sẵn… cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng viêm hang môn vị dạ dày.
2.8. Do vi khuẩn
Bệnh có thể bắt nguồn từ một loại vi khuẩn mang tên Helicobacter Pylori (thường gọi tắt là vi khuẩn HP hoặc H.pylori). Vi khuẩn này tiết ra một loại men tên là men urease làm cho niêm mạc dạ dày bị thương tổn, dẫn đến viêm, loét…
3. Dấu hiệu & triệu chứng điển hình của bệnh
Hầu hết các loại viêm niêm mạc hang vị dạ dày thường xuất hiện mà không gây ra bất kỳ triệu chứng đặc chủng nào. Tuy nhiên, chúng vẫn có một số triệu chứng có thể nhận ra như sau:
3.1. Chướng bụng, đầy hơi
Tình trạng viêm diễn ra ở hang vị – phần dưới của dạ dày, Do đó, quá trình thức ăn di chuyển xuống ruột sẽ bị ảnh hưởng, một phần thức ăn sẽ không được tiêu hóa hết. Chỗ thức ăn này có thể sẽ lên men và tạo ra khí, khiến người bệnh bị đầy hơi và chướng bụng. Chứng viêm cũng có thể làm dư thừa một lượng khí trong dạ dày, gây ợ hơi.
3.2. Cảm giác buồn nôn khi bị viêm hang môn vị dạ dày
Đây là triệu chứng thường đi kèm với khó tiêu. Khi bất kỳ dạng viêm nào xảy ra trên niêm mạc dạ dày, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra cảm giác buồn nôn, cho dẫu trong dạ dày không có thức ăn. Cảm giác buồn nôn này sẽ dao động từ nhẹ đến nặng, có thể gây nôn ói ở một số người bệnh, thậm chí khiến họ nôn ra máu.
3.3. Đau bụng ở vùng thượng vị
Cơn đau này có thể bùng phát dữ dội hoặc kéo dài âm ỉ, từ vài tiếng đồng hồ cho tới vài ngày không dứt. Khi niêm mạc dạ dày mới bị viêm, người bệnh thường cảm thấy bụng đau khi ăn. Cơn đau kéo dài suốt ngày đêm nhưng mạnh hơn vào ban đêm vì dịch vị tiết ra nhiều vào thời gian này sẽ kích thích niêm mạc bị tổn thương. Khi niêm mạc ở hang vị đã loét, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều hơn lúc đói. Khi niêm mạc viêm nặng, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau thường trực, dù no hay đói.
3.4. Cảm giác khó tiêu
Đây được xem là triệu chứng viêm hang môn vị dạ dày phổ biến nhất. Khi tình trạng viêm trong hang môn vị dạ dày phát triển đến một mức độ nào đó, quá trình tiêu hóa thức ăn, cũng là quá trình thực phẩm tiến vào ruột cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể gây ra cảm giác bỏng rát, nóng và khó tiêu ở vùng bụng trên.
3.5. Ăn uống mất ngon
Do niêm mạc dạ dày đang chịu tổn thương nên người bệnh sẽ đánh mất cảm giác ngon miệng, thậm chí lâm vào cảnh chán ăn, bỏ bữa…
4. Bệnh viêm hang môn vị dạ dày có nguy hiểm không ?
Tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng nếu để lâu mà không có phương pháp kiểm soát và điều trị thích hợp, bệnh sẽ tiến triển nặng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày tá tràng, chảy máu dạ dày, hẹp môn vị… Một số biến chứng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng như thủng dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư dạ dày di căn…
5. Top 4 điều trị điều trị trị và phòng ngừa
Để điều trị viêm hang vị, bệnh nhân có thể sử dụng kết hợp các phương pháp sau. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả rõ rệt, người bệnh cần thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn và định hướng điều trị chính xác.
5.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Người bị viêm hang môn vị dạ dày nên ăn các thực phẩm giàu protein nhưng ít béo như sữa, thịt nạc, cá… Những thực phẩm này có thể bao bọc niêm mạc dạ dày, giúp hàn gắn tổn thương trong dạ dày…
- Người bị viêm hang môn vị nên tăng cường các thức ăn có dạng lỏng như súp, cháo, thực phẩm dễ tiêu… Những món ăn này ít gây kích thích dạ dày và vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng.
- Người bệnh cũng nên ăn rau xanh và hoa quả tươi vì chúng rất giàu vitamin và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe.
- Ăn các thực phẩm giàu flavonoid như anh đào, táo… vì chúng có khả năng điều trị và phòng bệnh hiệu quả….
- Nên hạn chế các món ăn có nhiều axit, thức ăn cứng, khó tiêu, thực phẩm có nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn… Những thực phẩm này khiến dạ dày hoạt động càng chậm hơn.
- Người bệnh nên hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ chua, thực phẩm đông lạnh, hạn chế thuốc lá, rượu bia…
5.2. Thay đổi thói quen ăn uống khi bị viêm hang môn vị dạ dày
- Người bệnh nên tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, không được vừa ăn vừa nói chuyện hay xem tivi, đọc sách….
- Nên ăn theo bữa và ăn đúng giờ, có thể chia nhỏ thành 4 – 6 bữa ăn mỗi ngày thay vì ăn 3 bữa chính lớn.
- Mỗi bữa không nên ăn quá no và cũng không nên để bụng quá đói mới ăn.
- Không nên bỏ bữa mà cần ăn đủ các bữa cần thiết trong ngày.
- Trong ngày, nên hạn chế ăn vặt, buổi tối không nên ăn muộn, ăn khuya…
Xem thêm: Top 12 loại thực phẩm bạn nên bị kiêng khi bị viêm hang vị
5.3. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Hạn chế stress. Nên tìm cách giải tỏa căng thẳng, tránh để yếu tố thần kinh ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh xa áp lực, giảm bớt khối lượng công việc hằng ngày…
- Tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng. Có thể tập những môn thể thao nhẹ như chạy bộ, bơi lội, cầu lông… để kích thích hoạt động tiêu hóa tốt hơn, giảm cảm giác nặng bụng, đầy hơi.
- Nên dành thời gian để nghỉ ngơi sau khi ăn, không ăn quá no, không ăn đêm và hạn chế bỏ bữa…
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ và tuân theo hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cũng như điều trị của bác sĩ.
5.4. Sử dụng thuốc Tây y
Khi bị viêm hang môn vị dạ dày, bệnh nhân nên đến khám các cơ sở y tế để khám và từ đó tìm ra nguyên nhân bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. Các nhóm thuốc thường được chỉ định để trị bệnh có thể kể đến như sau:
- Nhóm kháng sinh diệt vi khuẩn HP, điều trị viêm xung huyết hang vị HP như Amoxicillin, Clarithromycin, vv…
- Nhóm thuốc chữa tổn thương niêm mạc như thuốc giảm tiết axit, thuốc tạo màng bảo vệ cho dạ dày như Cimetidine, Ranitidine, Esomeprazole, Omeprazole, Pantoprazole, Sucralfate, Rebamipide, Bismuth…
- Nhóm thuốc giảm đau tạm thời như thuốc trung hòa axit dịch vị, thuốc làm giảm co bóp dạ dày như Papaverin, Nospa, Atropin, các thuốc nhóm antacid như nhôm hydroxyd và magie hydroxyd…
Vừa rồi là một số điều cần lưu ý về chứng viêm hang môn vị dạ dày. Hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo đắc lực, hỗ trợ bạn chữa trị cũng như phòng tránh chứng bệnh phiền phức này.