Viêm Hang Vị Dạ Dày Ở Trẻ Em – Triệu Chứng, Cách Điều Trị KỊP THỜI
-
Ngày đăng:
12/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
187
Nội dung bài viết
ToggleViêm hang vị dạ dày ở trẻ em khởi phát là do nhiễm khuẩn HP, thói quen ăn uống thiếu khoa học, di truyền, stress vì học hành, thi cử. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và điều trị viêm hang vị dạ dày ở trẻ em nào tốt? Đáp án sẽ có ngay trong bài chia sẻ bên dưới của CumarGold.
1. Viêm hang vị dạ dày ở trẻ em là gì?
Viêm hang vị dạ dày ở trẻ em là tình trạng sưng viêm tại hạ vị, theo đó dạ dày sẽ bị tổn thương. Dẫn đến người bệnh sẽ phải gánh chịu những cơn đau thượng vị âm ỉ và dai dẳng. Tỷ lệ trẻ bị viêm hang vị dạ dày thấp hơn người lớn. Nếu không phát hiện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
2. Triệu chứng bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em
Bé bị viêm hang vị có gì khác so với viêm hang vị của người lớn? Về triệu chứng bệnh, viêm hang vị dạ dày ở trẻ nhỏ cũng có những triệu chứng tương tự như người lớn nhưng chúng có đôi chút khác biệt do sự khác nhau về thể chất.
2.1. Đau tăng dần khi ăn quá no hoặc quá đói
Cũng giống như ở người lớn, những cơn đau do viêm hang vị ở trẻ em cũng có những thời điểm lui, cũng có lúc tăng dần đặc biệt là khi trẻ đói, ăn quá no hoặc khi trẻ bỏ bữa. Đây có thể coi là dấu hiệu nhỏ để giúp cha mẹ có thể phân biệt tính chất cơn đau của viêm hang vị và giun chui ống mật.
2.2. Đau tăng dữ dội khi ăn đồ cay nóng, đồ chua
Những loại thức ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày và đặc biệt kích thích niêm mạc hang vị đang bị tổn thương, các cơn đau dữ dội, cảm giác nóng rát xuất hiện tăng lên khi ăn các thức ăn như:
- Các đố ăn chay nóng
- Nhiều ớt, tiêu
- Những đồ ăn chua
- Đồ lên men
2.3. Biểu hiện ăn mất ngon khi bị bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em
Những cơn đau liên tục, âm ỉ, kéo dài cộng thêm chứng khó tiêu đầy hơi làm bé mệt mỏi, ăn mất ngon. Đặc biệt với những bé có cơn đau xuất hiện sau khi ăn xong càng làm cho bé sợ ăn, chán ăn.
2.4. Nôn và buồn nôn
Đây là triệu chứng rất hay gặp ở những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, những trẻ lớn hơn thường ít gặp triệu chứng này hơn. Cảm giác buồn nôn hoặc nôn có thể xuất hiện cùng với cơn đau.
Trẻ nôn nhiều lần trong ngày khiến cơ thể xanh xao, mệt mỏi, mất nước thậm chí một số trường hợp có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Khi tình trạng nôn của trẻ kéo dài, để đề phòng trường hợp nôn ra máu, xuất huyết dạ dày bạn nên cho trẻ nhập viện và điều trị sớm.
2.5. Đau âm ỉ hoặc đau tức ở vùng thượng vị
Bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em gây đau âm ỉ hoặc đau tức vùng thượng vị. Giống với viêm hang vị ở người lớn, đau âm ỉ hoặc đau tức vùng thượng vị cũng sẽ xảy ra với trẻ nhỏ. Đây là triệu chứng nổi bật nhất nhưng cũng là triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh khác.
- Ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi: Những cơn đau bụng lúc âm ỉ lúc đau quặn thắt dữ dội, đau trên rốn hoặc vùng xung quanh rốn có lan sang cạnh ức và dưới sườn phải, các cơn đau chủ yếu xuất hiện vào ban đêm, bụng tức đầy giống triệu chứng của bệnh giun chui ống mật.
- Với những trẻ lớn hơn 10 tuổi: Cơ thể bé đã dần hoàn thiện hơn, triệu chứng đau bụng sẽ biểu hiện rõ và giống người lớn hơn. Những cơ đau âm ỉ đôi lúc có cảm giác bỏng rát vùng bụng, đau trước hoặc sau khi ăn và xuất hiện nhiều về đêm. Thời gian xuất hiện của những cơn đau cũng khác nhau, từ vài chục phút đến hàng giờ, mỗi đợt đau kéo dài hàng tuần đến hàng tháng.
*Lưu ý : Ngoài 5 triệu chứng trên, bạn sẽ thấy cơ thể bé có những biểu hiện khác như:
- Ngày càng xanh xao
- Bé hay bị chóng mặt
- Người gầy yếu sụt cân
- Suy nhược mệt mỏi.
Các triệu chứng của bệnh viêm hang vị dạ dày nói chung và đặc biệt là bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em thường rất khó phân biệt và hay bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Vì thế, khi trẻ có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đưa trẻ đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác căn bệnh bé đang gặp phải và điều trị sớm, tránh để bệnh trở thành mãn tính
3. Nguyên nhân viêm hang vị dạ dày ở trẻ em
Viêm hang vị dạ dày (viêm loét xung huyết hang vị dạ dày) ở bé có thể do nhiễm khuẩn HP, di truyền, thói quen ăn uống thiếu khoa học, áp lực học hành và thi cử. Thông tin chi tiết được CumarGold chia sẻ chi tiết ngay bên dưới đây.
3.1. Nhiễm vi khuẩn HP
Theo những số liệu thực tế ghi nhận từ những ca bệnh lâm sàng, nhiễm khuẩn HP – Helicobacter pylori là nguyên nhân chủ yếu gây viêm hang vị ở trẻ em. Vi khuẩn Helicobacter Pylori hay còn được gọi tắt là vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn đặc biệt có khả năng tồn tại, phát triển được trong dạ dày và gây viêm hang vị dạ dày.
Điều này được các nhà khoa học giải thích như sau: Vi khuẩn HP trong dạ dày có khả năng sản sinh ra một loại enzyme có tên là Urease. Urease khiến thức ăn trong dạ dày phân hủy thành amoniac và acid carbonic, làm pH dạ dày tăng. Đồng thời, chất này cũng giúp khuẩn HP bám chặt vào dạ dày và gây ra những vết trợt, loét, xung huyết trên niêm mạc dạ dày.
Độ pH càng thấp thì tính axit càng cao và càng khiến vi khuẩn HP phát triển mạnh hơn. Như chúng ta đã biết, hang vị dạ dày là một vị trí rất đặc biệt, nơi không có khả năng tiết acid dịch vị. Hang vị là vùng nằm ngang trong dạ dày và nằm ở vị trí đầu ra của dạ dày. Do đó, nó là nơi mà toàn bộ thức ăn và axit cùng dịch vị được “trữ” lại, khiến độ pH tại đây luôn thấp, khiến khuẩn HP dễ phát triển.
Vi khuẩn HP có khả năng lây từ người này sang người khác qua đường ăn uống, phân hoặc lây qua đường miệng. Do đó, trẻ có thể bị nhiễm Hp từ những người mà bé thường xuyên tiếp xúc hàng ngày như ông bà, bố mẹ, thầy cô, bạn bè… thông qua việc ăn uống chung, dùng chung bát đũa, cốc chén hay thậm chí việc hôn, nựng yêu trẻ cũng có thể làm trẻ bị bệnh.
Ở trẻ em, cơ thể chưa phát triển toàn diện, hệ miễn dịch còn yếu nên khi vi khuẩn Hp xâm nhập, cơ thể bé khó có thể chống chọi lại được nên nhanh chóng bị mắc bệnh viêm hang vị và nhiều vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa.
3.2. Stress gây ra bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em
Nguyên nhân phổ biến thứ hai khiến trẻ em bị viêm hang vị dạ dày chính là stress, căng thẳng. Thời gian học kéo dài, những ca học nói tiếp nhau, cộng với áp lực học hành, thi cử, điểm số hay những bất hòa trong gia đình sẽ khiến trẻ em luôn căng thẳng, stress thậm chí trầm cảm.
Những căng thẳng stress kéo dài không được giải tỏa sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trong đó có bệnh viêm hang vị và những bệnh lý khác trong đường tiêu hóa.
3.3. Thức khuya
Với trẻ em, giấc ngủ rất quan trọng để cơ thể trẻ có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Thói quen để trẻ chơi khuya thức khuya cả nhiều bậc cha mẹ vô hình chung đã gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của trẻ.
Với những trẻ lớn hơn, việc thường xuyên thức khuya học bài cũng là một nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh từ đó làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày và gây ảnh hưởng đến hang vị dạ dày của bé.
3.4. Chế độ ăn uống
Cũng giống như người trưởng thành, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em. Một số thói quen ăn uống không khoa học hay gặp nhất là:
- Tình trạng “nhồi”, ép trẻ ăn ở một số bậc phụ huynh: Khi trẻ ăn quá no, ăn thừa chất sẽ gây sức ép lên dạ dày của trẻ, thức ăn tiêu hóa không kịp gây đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày, nôn mửa, lâu ngày sẽ gây viêm dạ dày, viêm hang vị, rối loạn tiêu hóa và có thể dẫn đến tâm lý chán ăn ở trẻ
- Cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn nhanh: Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn có nhiều gia vị cay nóng kích thích dạ dày, sử dụng các loại nước ngọt, đồ uống có ga, các đồ ăn chua…
- Thói quen ăn uống thất thường không đúng bữa: Những ca học kéo dài khiến trẻ thường xuyên bỏ bữa, hay cho trẻ ăn vặt quá nhiều trước bữa chính…
- Bé ăn quá nhanh: Nhai không kỹ hoặc nuốt chửng thức ăn, trẻ vừa ăn vừa xem tivi, vừa ăn vừa chạy nhảy…
3.5 Di truyền
Viêm hang vị dạ dày ở trẻ em có thể do di truyền. Nghĩa là, trong gia đình (ông bà, cha mẹ) có người bị nhiễm vi khuẩn HP thì trẻ có nguy cơ cao bị lây nhiễm vi khuẩn này.
4. Bé bị viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm hang vị dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không? Đáp án là Có. Theo các chuyên gia, viêm hang vị dạ dày ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nên biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Cụ thể bé bị viêm hang vị dạ dày nhẹ sẽ bị giảm cân, gầy, xanh xao, ảnh hưởng tới sức khỏe và kết quả học tập. Còn nếu bé bị viêm hang vị nặng thì có thể sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị nguy hiểm hơn là thủng dạ dày. Vậy nên hãy cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị nếu thấy những triệu chứng sau:
- Đau dữ dội vùng thượng vị
- Nôn thường xuyên, có thể nôn ra máu
- Phân lẫn máu hoặc có màu đen
- Chóng mặt, chán ăn, cơ thể xanh xao
- Không tập trung
5. Cách điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em
Tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh là cách điều trị an toàn, hiệu quả cao và nhanh chóng nhất. Với những bệnh nhân là trẻ em, là một đối tượng bệnh nhân đặc biệt thì bên cạnh việc tìm ra nguyên nhân chính xác, xây dựng phác đồ điều trị dứt điểm, phù hợp, an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng là một bài toán khó với các bác sĩ nhi khoa.
Dạ dày trẻ còn yếu, dễ bị kích thích và tổn thương. Tốt nhất, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả khi trẻ bị viêm hang vị dạ dày. Dưới đây là 1 vài gợi ý giúp hỗ trợ việc điều trị viêm hang vị ở trẻ mà bạn có thể tham khảo:
5.1 Điều trị viêm hang vị dạ dày ở trẻ em theo phác đồ 4T
Với bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ nhỏ, phác đồ 4T “Thuốc – Tinh thần – Thể dục – Thực phẩm” tỏ ra rất hiệu quả với trẻ, tính đến thời điểm này.
- T1(Thuốc) – Thuốc ức chế H2 gồm Cimetidin, Ranitidin; Thuốc trung hòa acid dạ dày gồm Gastropulgit, Phosphalugel; Thuốc ức chế bơm Proton gồm Lansoprazol, Omeprazol; Kháng sinh gồm Amoxicillin, Metronidazol, Tetracyclin…
- T2 (Tinh thần) – Tinh thần và tình trạng bệnh có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, cha mẹ nên giúp trẻ cân bằng cảm xúc, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và tránh căng thẳng trong thời gian điều trị bệnh.
- T3(Thể dục) – Cha mẹ nên giúp trẻ hình thành thói quen tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và phòng tránh một số bệnh khác. Hãy chọn cho trẻ những môn thể thao nhẹ nhàng với cường độ vừa phải như đi bộ, yoga, chạy tại chỗ,…
- T4 (Thực phẩm) – Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng nhiều đến tình trạng bệnh. Cha mẹ hãy cho trẻ ăn những thực phẩm giàu dinh dinh dưỡng như rau, củ, quả, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt,… Không nên cho trẻ ăn đồ cay, nóng, chua hoặc đồ uống có chứa chất kích thích như nước tăng lực, cà phê,…
5.2 Điều trị viêm hang vị dạ dày ở trẻ em theo phương pháp dân gian
Điều trị viêm hang vị dạ dày ở trẻ em bằng thuốc tây có ưu điểm là cho kết quả nhanh và thuận tiện. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể khiến trẻ phải gánh chịu rất nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và lựa chọn một trong những bài thuốc dân gian mà CumarGold chia sẻ dưới đây để điều trị viêm hang vị dạ dày cho trẻ (mức độ nhẹ).
+) Vỏ bưởi
Trong vỏ bưởi có một số chất có tác dụng giảm tiết dịch vị, giảm đau và ngăn ngừa viêm nhiễm. Chữa viêm hang vị dạ dày ở trẻ em bằng vỏ bưởi được thực hiện theo bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 30g vỏ bưởi khô, rửa sạch; 1 nhánh gừng, cạo vỏ, rửa sạch
Bước 2: Cho vỏ bưởi và gừng vào nồi, thêm nước sạch, đun sôi từ 5 – 10 phút thì tắt bếp
Bước 3: Bắc nồi nước xuống, chia thành 3 phần nhỏ và cho trẻ uống trong ngày (sáng, trưa, tối)
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng kháng viêm, giảm đau, dịu đường ruột và giảm triệu chứng của bệnh viêm hang vị dạ dày. Các bước thực hiện khá đơn giản:
Bước 1: Chuẩn bị 1 cốc nước nóng, 2 thìa hoa cúc khô
Bước 2: Cho hoa cúc khô vào cốc nước nóng, đậy kín
Bước 3: Chờ trong 10 – 15 phút và uống (có thể thêm mật ong để tăng hương vị)
5.3. Luôn giữ tinh thần thoải mái
Tinh thần cũng là yếu tố quyết định đến khả năng phục hồi và hạn chế bệnh tái phát. Vì vậy cha mẹ nên:
- Giữ không khí gia đình luôn vui vẻ hòa thuận
- Tránh tạo áp lực trong học tập, áp lực điểm số, thi cử cho con
- Để trẻ phát triển toàn diện, khuyến khích con phát triển sở thích và tài năng cá nhân, không áp đặt
5.4. Chế độ ăn uống hợp lý cải thiện bệnh viêm hang vị dạ dày ở bé
Viêm hang vị dạ dày ở trẻ nhỏ là một bệnh lý về tiêu hóa nên chế độ ăn uống cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh. Vậy trẻ em bị viêm hang vị dạ dày nên có chế độ ăn uống như thế nào ?
+) Thực phẩm nên bổ sung
- Cân đối dinh dưỡng giữa bốn nhóm thực phẩm: đường – đạm – chất béo – chất xơ, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây, lượng chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng và điều trị viêm hang vị
- Uống nhiều nước
- Sử dụng những nhóm thực phẩm có tính kiềm, ít gây kích thích dạ dày và nhóm thực phẩm giảm tiết acid dịch vị
- Chế biến những món ăn tốt cho dạ dày, dễ tiêu hóa như cháo, súp, bún phở..
+) Thực phẩm nên tránh
- Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chua làm tăng tiết acid dịch vị như cam chanh, dấm, các loại đồ ăn muối chua…
- Hạn chế cho trẻ sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp nhiều muối, đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas…gây kích ứng dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
- Hạn chế chế biến và sử dụng những món nộm, gỏi, các loại thực phẩm ăn sống…có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm…
Bên cạnh đó, bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em mẹ cũng cần chú ý:
- Duy trì thói quen ăn đúng giờ, không bỏ bữa
- Chia nhỏ bữa ăn, tránh để trẻ ăn quá nó, ăn quá nhanh, chú ý nhắc nhở trẻ cần nhai kỹ, không được nuốt chửng
- Không nên vừa ăn vừa làm việc riêng như đọc sách, xem tivi, xem điện thoại hay chạy nhảy
5.5. Thay đổi chế độ sinh hoạt
Thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày cho khoa học và lành mạnh là cách để hỗ trợ điều trị viêm hang vị ở trẻ em
- Xây dựng cho trẻ thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, lựa chọn những môn thể thao phù hợp lứa tuổi và sở thích cá nhân.
- Xây dựng thời gian biểu hợp lý, cân đối thời gian học tập – thể thao – nghỉ ngơi hợp lý và phù hợp từng độ tuổi.
- Đi ngủ đúng giờ, khuyến khích trẻ dậy sớm học bài, hạn chế thức khuya
5.6. Nêu các biện pháp ngăn ngừa vi khuẩn Hp ở trẻ
Song song với việc điều trị bằng thuốc Tây, bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em áp dụng các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa sự lây nhiễm và phát triển cả vi khuẩn Hp cũng là một điều mà ba mẹ bé nên làm.
- Không sử dụng chung bát đĩa, cốc chén, thìa đũa với mọi người trong gia đình
- Hạn chế hôn, thơm nựng trẻ, đặc biệt tránh dây nước miếng vào trẻ
- Không nhai, mớm thức ăn từ miệng mình và đút cho trẻ
- Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
- Thực hiện ăn chín uống sôi,sử dụng thực phẩm sạch, sơ chế, chế biến đảo bảo vệ sinh
- Rửa tay cho trẻ sau khi chơi xong, trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng diệt khuẩn
- Không cho trẻ ngủ cùng với những người bị nhiễm khuẩn Hp, người viêm loét dạ dày tá tràng
Phát hiện bệnh sớm bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em, tìm đúng nguyên nhân, để có phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, mẹ cũng nên ttuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ là những điều kiện cần và đủ để việc điều trị có kết quả tốt nhất, khả năng phục hồi nhanh, hạn chế tái phát bệnh trở lại. Nếu còn câu hỏi nào liên quan đến bệnh lý dạ dày, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài 1800 1796 để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia. Ghé thăm cumargold.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!