Chuyên gia tư vấn cách chữa viêm dạ dày tá tràng
-
Ngày đăng:
27/02/2020 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
143
Nội dung bài viết
ToggleBạn đang gặp các triệu chứng như đau thượng vị, hay ợ hơi ợ nóng, khó tiêu… và được chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng. Đừng quá lo lắng về cách chữa bệnh quá phức tạp. Bài viết sau đây sẽ tư vấn giúp bạn về cách chữa viêm dạ dày tá tràng hiệu quả, chi tiết và dễ hiểu nhất.
1. Viêm dạ dày tá tràng là gì?
Viêm dạ dày tá tràng là một loại tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá. Ổ viêm có thể lan rộng và ảnh hưởng đến lớp cơ cũng như các lớp sâu hơn của dạ dày.
Bệnh do ba nhóm nguyên nhân chính gây ra. Bao gồm:
- Do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
- Do lạm dụng thuốc chống viêm không streroid (NSAID) như: Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac,…
- Do kích ứng niêm mạc dạ dày tá tràng (ăn thức ăn cay nóng, sử dụng chất kích thích, stress,…)
Các triệu chứng cơ bản của bệnh viêm dạ dày tá tràng bao gồm
- Đau vùng thượng vị thành từng đợt, mỗi đợt cách nhau từ 2-8 tuần
- Đau có tính chu kỳ (đau lúc đói, đau về đêm khuya, đau khi trời trở lạnh…)
- Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc lệch về bên phải với khoảng 30% người bệnh
- Cơn đau dịu đi khi người dùng ăn thức ăn có tính kiềm như: sữa, ruột bánh mì, thức ăn tinh bột…
- Buồn nôn, chán ăn
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm dạ dày tá tràng có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Chảy máu đường tiêu hoá nặng
- Thủng, loét niêm mạc dạ dày tá tràng
- Hẹp môn vị
- Biến chứng loét ung thư hoá
Để chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng, bạn cần thực hiện xét nghiệm nội soi hoặc chụp X-quang tại cơ sở Y tế chuyên khoa.
Xem thêm:
- Viêm dạ dày nguy hiểm như thế nào, Top 5 biến chứng nguy hiểm nhất
- 7 triệu chứng viêm dạ dày do vi khuẩn HP dương tính
2. Cách chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng theo tây y
2.1. Thuốc điều trị viêm dạ dày tá tràng
Để chữa thành công bệnh này, các bác sĩ thường sử dụng 5 nhóm thuốc chính, bao gồm:
- Thuốc kháng sinh tiêu diệt HP
- Thuốc trung hoà acid dịch vị
- Thuốc bao phủ vết loét
- Thuốc kháng tiết acid dịch vị
- Thuốc giảm tiết acid dịch vị dạ dày.
Phân tích cụ thể các nhóm thuốc tham khảo theo Chuyên trang Y tế sức khoẻ – Mayo Clinic, Hoa Kỳ như sau:
Thuốc kháng sinh điều trị viêm dạ dày tá tràng
Nhóm thuốc này dùng trong trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP. Trong trường hợp này, các bác sĩ cần phối hợp kháng sinh để điều trị bệnh mang lại tác dụng hiệp đồng.
Các kháng sinh sử dụng trong phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng do HP bao gồm:
- Clarithromycin
- Amoxicillin
- Metronidazole
Thời gian dùng kháng sinh thường kéo dài từ 7-14 ngày.
Trong trường hợp các nhóm kháng sinh trên không phát huy tác dụng, bệnh nhân thường phải thay thế bằng các loại kháng sinh như: Levofloxacin, Ranitidin, Tetracyclin.
Trong quá trình sử dụng kháng sinh, bệnh nhân có thể cần sử dụng phối hợp một nhóm thuốc bao phủ vết loét và thuốc ức chế tiết acid dịch vị dạ dày.
(Lưu ý, nếu bệnh nhân sử dụng kháng sinh Clarithromycin thì không được dùng cùng với nhóm thuốc PPI – chẹn bơm proton)
Thuốc chẹn bơm proton – PPI (thuốc kháng tiết dịch vị dạ dày)
Trong trường hợp người bệnh bị rối loạn tăng tiết acid gây viêm dạ dày tá tràng. Bệnh nhân cần dùng thêm một nhóm thuốc kháng tiết aicd dịch vị dạ dày để giảm tình trạng trên. Các thuốc tiêu biểu trong nhóm này là:
- Omeprazole
- Lansoprazole
- Rabeprazole
- Esomeprazole
Một số lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc này bao gồm:
- Thận trọng khi dùng với người già trên 65 tuổi
- Thận trọng với bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến tím, gan, thận…
- Không dùng cùng kháng sinh Clarithromycin
Thuốc trung hoà acid (Antacid) chữa viêm dạ dày tá tràng
Khác với thuốc PPI, nhóm thuốc Antacid không tác động lên nguyên nhân gây tăng tiết acid mà chỉ trung hoà lượng acid thừa hiện có tại niêm mạc dạ dày. Thuốc này chỉ dùng khi xuất hiện triệu chứng đau rát do viêm dạ dày tá tràng.
Các thuốc tiêu biểu bao gồm:
- Nhôm hydroxyd
- Magie Hydroxyd
- Calci Carbonate
Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng nhóm thuốc này bao gồm:
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Có thể gây tắc ruột, rối loạn tiêu hoá
- Thận trọng với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi
Thuốc bao phủ bảo vệ ổ viêm
Nhóm thuốc này hoạt động trên cơ chế tạo thành một lớp bảo vệ phía trên niêm mạc dạ dày tá tràng. Qua đó ngăn chặn acid dịch vị tấn công niêm mạc dạ dày tá tràng, giảm tình trạng viêm nhiễm.
Các thuốc tiêu biểu của nhóm thuốc này bao gồm:
- Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel
- Thuốc dạ dày chữ P – Phosphalugel
- Bismuth subcitrat
Lưu ý khi dùng nhóm thuốc này bao gồm:
- Khi uống thuốc bạn có thể thấy phân màu đen là do thuốc tạo tủa với H2S trong thức ăn. Điều này không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn.
- Thuốc không dùng cho bệnh nhân bị suy thận nặng.
- Khi dùng cho các bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hoá, cần thận trọng do tủa màu đen có thể gây nhầm lẫn trong chẩn đoán mức độ bệnh.
Thuốc giảm kích thích tiết acid (Kháng histamin H2)
Cơ chế của nhóm thuốc này dựa trên việc chẹn các thụ thể Histamin H2 phía dưới niêm mạc dạ dày. Các thụ thể này là nguyên nhân kích thích tiết aicd dịch vị gây viêm dạ dày tá tràng.
Các thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm:
- Ranitidine
- Famotidine
- Cimetidine
- Nizatidine
Lưu ý khi sử dụng:
- Thận trọng với bệnh nhân bị men gan cao
- Dùng thuốc Cimetidine có thể gây nhầm lẫn trong việc chẩn đoán ung thư dạ dày, cần loại trừ khả năng ung thư trước khi dùng thuốc
Xem thêm:
3. Thuốc nam chữa viêm dạ dày tá tràng
3.1. Cách chữa bệnh viêm dạ dày tá tràng bằng nghệ
Trong nghệ chứa nhiều curcumin, đây là chất chống oxy hoá rất mạnh. Đồng thời chất này cũng có tác dụng làm liền ổ viêm, tăng độ dày của lớp chất nhầy dạ dày. Qua đó làm giảm yếu tố tấn công, tăng yếu tố bảo vệ. Có lợi ích rõ ràng trong việc hỗ trợ phòng và điều trị viêm dạ dày tá tràng.
Bạn có thể pha chế tinh bột nghệ uống tại nhà vào mỗi buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ. Nếu có thời gian bạn có thể sử dụng thêm công thức làm nghệ mật ong có tác dụng điều trị vi khuẩn HP gây viêm dạ dày.
Đặc biệt, nếu nghệ được chiết xuất dưới dạng nano curcumin thì sẽ mang lại kết quả gấp nhiều lần so với việc dùng nghệ tươi. Nguyên nhân là do curcumin rất khó tan trong nước, trong khi nano curcumin thì dễ tan hơn rất nhiều.
Đối với sản phẩm CumarGold – sản phẩm đầu tiên ứng dụng công nghệ của Viện Hàn lâm Khoa học trong việc chiết xuất curcumin dạng nano. Một viên Cumargold mang lại hiệu quả tương đương bạn sử dụng 4kg nghệ tươi. Đặc biệt không gây nóng như việc dùng nhiều nghệ tươi.
3.2. Cách điều trị viêm dạ dày tá tràng bằng diện chẩn
Đây là một phương pháp chữa bệnh không xâm lấn theo y học cổ truyền. Qua đó người bệnh sẽ được trị bệnh thông qua việc tác động lên các huyệt đạo trên mặt. Căn cứ vào các vị trí như: vành môi phía trên; tàn nhang tại các huyệt 39, 120, 121, 37; huyệt 423 có sẹo hay không…
Phương pháp này khá an toàn do không cần sử dụng thêm thuốc, đồng thời không cần xâm lấn để điều trị viêm dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, bạn nên chọn chữa trị tại các cơ sở Y học cổ truyền uy tín. Chỉ những thầy thuốc có chuyên môn rất cao, am hiểu huyệt đạo trên cơ thể người và kinh nghiệm nhiều năm mới có thể chữa viêm dạ dày tá tràng bằng diện chẩn một cách chính xác và an toàn.
Xem thêm:
- Top 9 bài thuốc nam chữa viêm dạ dày tá tràng hiệu quả
- 6 bài thuốc đông y chữa viêm dạ dày nhanh chóng
Như vậy thông qua bài viết, chúng tôi mong rằng bạn đã có những định hướng đúng trong việc chữa viêm dạ dày tá tràng. Bạn có thể chọn chữa trị bằng đông y hoặc tây y, thậm chí kết hợp các phương pháp trên. Chúc bạn sức khoẻ!