Thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ và bí quyết để phòng tránh bệnh
-
Ngày đăng:
10/04/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
101
Nội dung bài viết
ToggleHiện nay, thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ đang trở thành một vấn đề đáng quan ngại khi số lượng người mắc ngày càng tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Vậy tại sao căn bệnh này lại có sự trẻ hóa như vậy?
1. Tại sao thiểu năng tuần hoàn não có xu hướng trẻ hóa?
Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng giảm khả năng tuần hoàn máu đến não. Từ đó dẫn đến sự thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của các tế bào não. Khi mắc bệnh, các chức năng như trí nhớ, tập trung, xử lý thông tin sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí không thể phục hồi.
Theo một số báo cáo, thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ hiện đang có xu hướng gia tăng. Nhiều nghiên cứu cho rằng, lối sống không lành mạnh và tác động tiêu cực của môi trường đô thị có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này. Lý do là bởi người trẻ sống ở thành phố có thể bị ảnh hưởng bởi khói bụi ô nhiễm, áp lực công việc và cuộc sống.
2. Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ có rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này ở thanh niên, bao gồm:
2.1. Bệnh lý mạch máu
Bệnh lý mạch máu khiến động mạch bị tắc nghẽn, từ đó hình thành các cặn bã hoặc khối u cản trở dòng chảy của máu và làm cho não bị thiếu máu. Khi tế bào não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết có thể dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não, thậm chí đột quỵ.
Các bệnh lý có thể làm giảm lưu lượng máu và dưỡng chất cung cấp cho não là động mạch não, tắc nghẽn mạch máu, tăng huyết áp, viêm động mạch, đột quỵ, suy tim, viêm xoang, ung thư và đái tháo đường…
2.2. Rối loạn chuyển hóa
Một số rối loạn chuyển hóa, như béo phì, có thể gây ra viêm trong cơ thể. Viêm có thể làm suy giảm chức năng của các tế bào và mạch máu não, gây ra thiếu máu não cục bộ. Một số rối loạn chuyển hóa tạo ra tổn thương của các tế bào não, bao gồm tế bào thần kinh và tế bào mạch máu não. Tác động này làm giảm khả năng tiếp nhận và sử dụng glucose và oxy của não, gây ra thiếu máu và tổn thương tế bào não.
2.3. Bệnh lý tim mạch
Các bệnh lý tim mạch dưới đây có thể tác động tiêu cực đến lưu lượng máu và dưỡng chất cung cấp cho não.
- Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như nhịp tim đập nhanh (tachycardia) hoặc đập chậm (bradycardia). Tình trạng này có thể gây ra sự gián đoạn trong dòng máu đến não và gây ra thiếu máu não cục bộ.
- Bệnh lý van tim: Chẳng hạn như hẹp van tim hay van tim không đóng kín đúng cách. Bệnh này có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng não và các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não.
- Bệnh mạch máu và tắc nghẽn mạch máu: Khi não thiếu máu, các tế bào não sẽ bị tổn thương, gây ra các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não.
2.5. Thói quen sinh hoạt không tốt
Những thói quen không tốt như hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, uống rượu quá nhiều, ít vận động, thức khuya và ăn uống không lành mạnh… đều là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm các chức năng não bộ và thiểu năng tuần hoàn não.
2.6. Yếu tố di truyền
Trong một số trường hợp, bệnh lý di truyền như bệnh thalassemia, bệnh máu bạch cầu, bệnh tăng nhân tố tuyến giáp và bệnh nang buồng trứng… có thể đóng góp vào sự hình thành thiểu năng tuần hoàn não.
Việc xác định nguyên nhân cụ thể của thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ là rất quan trọng. Đây được xem là bước đầu để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả.
3. Cách điều trị thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ
Việc điều trị thiểu năng tuần hoàn não ở bất kỳ đối tượng nào đều cần dựa trên nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các phương pháp thường được áp dụng hiện nay là:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt: Đây là phương pháp đơn giản nhất nhưng lại rất quan trọng trong việc điều trị thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh cần duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và giảm stress.
- Dùng thuốc tây: Một vài loại thuốc có thể làm giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não gây ra như: thuốc giảm đau đầu (paracetamol), thuốc tăng cường tuần hoàn máu não (cavinton, piracetam, praxilen…), thuốc tăng cường xung động thần kinh (các vitamin nhóm B như vitamin B1, B6, B12)
- Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ các vật cản trong động mạch, giúp tăng lưu thông máu đến não và cải thiện tuần hoàn máu.
4. Phòng tránh thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ bằng cách nào?
Thiểu năng tuần hoàn não đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, người trẻ cần chủ động đề phòng tránh bằng cách lưu ý một số khía cạnh sau:
- Thay đổi lối sống: Tăng cường hoạt động thể chất, ăn uống lành mạnh, giảm stress, ngủ đủ giấc, không hút thuốc và không uống rượu quá nhiều.
- Điều trị các bệnh lý liên quan: Điều trị các bệnh lý như xơ vữa động mạch, bệnh Parkinson, ung thư… sẽ giảm nguy cơ thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thăm khám sức khoẻ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý có thể gây thiểu năng tuần hoàn não.
- Thực hiện các biện pháp phòng chống tai nạn: Tránh tai nạn giao thông, sử dụng đồ bảo hộ khi tham gia các hoạt động mạo hiểm. Phải luôn đảm bảo an toàn trong các hoạt động thể thao.
Thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Vì vậy, hãy ăn uống khoa học kết hợp tập luyện thể thao, giảm tối đa các căng thẳng để não bộ luôn khoẻ mạnh.