Skip to main content

Mất ngủ mệt mỏi, muốn ngủ nhưng không ngủ được – Đây là bài viết bạn cần đọc

  • Ngày đăng:

    26/04/2024
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    124

Mất ngủ mệt mỏi, muốn ngủ mà ngủ không được là tình trạng nhiều người đang gặp phải. Đây có thể là một rối loạn thông thường chỉ diễn ra trong vài ngày. Tuy nhiên với nhiều người, mệt mỏi mất ngủ lại là bệnh lý mạn tính. Nếu không có biện pháp xử lý triệt để, biến chứng sẽ ập tới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.

Mất ngủ mệt mỏi là bệnh gì? 

Nếu mất ngủ mệt mỏi chỉ mới xuất hiện, đây có thể chỉ là tình trạng rối loạn thông thường. Nó sẽ xảy ra nếu bạn ngủ quá nhiều vào ban ngày hoặc sử dụng nhiều rượu bia vào buổi tối. Tuy nhiên, nếu bạn mất ngủ người mệt mỏi đã lâu và kèm them theo các triệu chứng dưới đây thì hãy cẩn trọng.

Mệt mỏi không ngủ được có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm

Dấu hiệu mất ngủ mệt mỏi bệnh lý

  • Thỉnh thoảng xuất hiện 1-2 lần/tuần có thể là bệnh mất ngủ cấp tính.
  • Xuất hiện liên tục 3-4 lần/tuần và kéo dài trên 1 tháng là tình trạng mất ngủ mạn tính.
  • Người bệnh rất khó để ngủ, dễ tỉnh giấc giữa đêm.
  • Ngủ nửa tỉnh nửa mê, chập chờn, giấc ngắn.
  • Dậy rất sớm dù chưa ngủ đủ giấc.
  • Ban ngày luôn thấy thiếu ngủ, uể oải, thiếu tập trung.
  • Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt, bực bội.
  • Trí nhớ suy giảm, cơ thể phản ứng chậm.

Mệt mỏi chán ăn mất ngủ thường đi kèm với nhau. Chúng gây ra tình trạng suy nhược cơ thể và căng thẳng thần kinh. Bệnh nhân không có đủ thời gian tái tạo năng lượng cơ thể nên dễ mắc bệnh hơn.

Khi tình trạng chỉ mới xảy ra dưới 4 tuần, bệnh nhân cần điều trị ngay. Đây là thời điểm thích hợp để trị bệnh triệt để. Một khi mất ngủ chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ rất khó chữa. Quan trọng nhất, bạn cần tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để dứt điểm tình trạng từ gốc.

Các bệnh lý gây mất ngủ mệt mỏi

  • Bệnh xương khớp: Tình trạng này khiến người bệnh đau đớn và lo lắng. Kéo theo đó thần kinh bị căng thẳng nên khó thả lỏng để đi vào giấc ngủ hoặc ngủ sâu giấc. Bệnh nhân có xu hướng ngủ không ngon, người mệt mỏi, thiếu ngủ, dễ thức giấc vì cơn đau.
  • Các bệnh về dị ứng: Người bị viêm mũi, viêm đường hô hấp sẽ gặp khó khăn khi ngủ. Khi bị thiếu oxy do nghẹt mũi, khó thở, cơ thể sẽ gặp tình trạng mệt mỏi muốn ngủ nhưng không ngủ được. 
  • Bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dày thực quản: Người mắc bệnh này thường ngủ rất nông. Họ dễ thức rất giữa đêm do các cơn đau, khó thở và trào ngược dịch acid. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh trào ngược sẽ nghiêm trọng hơn khi nằm xuống. Do đó, cứ về đêm là người bệnh lại mất ngủ, mệt mỏi.
  • Bệnh về tuyến giáp: Người mắc bệnh tuyến giáp thường xuyên gặp tình trạng muốn ngủ nhưng không ngủ được. Đó là bởi khả năng trao đổi chất của họ rất nhanh. Điều này khiến hệ thần kinh hưng phấn và không thể thư giãn để bước vào giấc ngủ. 
  • Bệnh tim mạch: Phần lớn người mắc bệnh tim sẽ mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Nó làm gián đoạn giấc ngủ và gây ngủ nông. Khi thức dậy, người bệnh thấy mệt mỏi, uể oải. 
  • Rối loạn nội tiết: Tình trạng này hay xảy ra ở phụ nữ mang thai và tiền mãn kinh. Đôi khi người bệnh bị mất ngủ nhưng không mệt mỏi.
  • Một số bệnh lý khác gây tình trạng muốn ngủ mà không ngủ được: Trầm cảm, rối loạn lo âu, thần kinh phân liệt…
Chứng ngưng thở khi ngủ (ngủ ngáy) gây tình trạng mệt mỏi, ngủ không sâu giấc

Đôi lúc, nguyên nhân gây mất ngủ người mệt mỏi không tới từ bệnh lý. Nó có thể do thói quen sinh hoạt của bạn thiếu khoa học hoặc bạn đang gặp vấn đề khó khăn gây lo lắng, stress. Nghiên cứu cũng cho thấy việc uống cà phê sau 16h00 cũng gây ra tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ.

Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị điện tử cũng gây mệt mỏi mất ngủ. Nguyên nhân là do ánh sáng xanh từ điện thoại, laptop làm giảm tiết hormone ngủ của cơ thể. Hoặc nếu chế độ ăn thiếu chất béo cũng khiến bạn giảm các giác buồn ngủ vào ban đêm.

Mất ngủ mệt mỏi nguy hiểm như thế nào?

Dù là tình trạng mất ngủ mệt mỏi do nguyên nhân nào thì chúng đều gây ra những hệ lụy như:

  • Thiếu tỉnh táo, linh hoạt, thường xuyên có cảm giác thiếu ngủ, buồn ngủ, mắt lờ đờ.
  • Tinh thần kém minh mẫn, hay mắc lỗi hoặc hay quên khi làm việc hoặc sinh hoạt.
  • Giảm khả năng giữ thăng bằng, dễ ngã.
  • Tăng tốc độ lão hóa da và tóc.
  • Ảnh hưởng tâm lý, dễ bị trầm cảm và có suy nghĩ tiêu cực.
  • Mệt mỏi không ngủ được kéo dài làm tăng nguy cơ ung thư và đột quỵ.

Cách điều trị mất ngủ mệt mỏi, mệt mỏi nhưng không ngủ được

Cách chữa mất ngủ người mệt mỏi không dùng thuốc

  • Thư giãn tinh thần trước 1 tiếng đi ngủ bằng các biện pháp như đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, thiền…
  • Dưỡng tâm an thần bằng các loại trà thảo mộc trị mất ngủ. Bạn có thể uống trà tâm sen, trà hoa tam thất, trà táo đỏ long nhãn…
  • Tạo không gian ngủ hợp lý: ánh sáng êm dịu, cách âm, thoáng mát, nhiệt độ vừa phải…
  • Không dùng laptop, điện thoại, máy tính bảng hoặc xem tivi trước khi đi ngủ 1 tiếng.
  • Sử dụng tinh dầu hoặc nến thơm có mùi nhẹ nhàng để xua tan cảm giác mệt mỏi, muốn ngủ mà không ngủ được.
  • Ngâm chân với nước ấm hoặc thực hiện massage đầu để ngủ ngon và sâu giấc hơn. 
Ngâm chân giúp xua tan tình trạng mệt mỏi mất ngủ

Cách chữa mất ngủ mệt mỏi không ngủ được bằng thuốc

Việc sử dụng thuốc (kê đơn hoặc không kê đơn) đều phải theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Bạn không được tự ý mua thuốc về uống. Lạm dụng thuốc ngủ có thể khiến bệnh khó chữa và gia tăng tình trạng mệt mỏi không ngủ được. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị phụ thuộc, chỉ có thể ngủ khi uống thuốc.

Một số loại thuốc mất ngủ thông dụng hiện nay gồm có phenobarbital (Gardenal), Valium, Rivotril, pentobarbital (Nembutal)…

Mất ngủ mệt mỏi hoàn toàn có thể cải thiện bằng việc thay đổi lối sống, chế độ ăn. Chỉ khi các biện pháp này không đạt hiệu quả, bạn mới nên tìm tới sự giúp đỡ của thuốc. Ngoài ra, hiện tại thị trường có nhiều loại thuốc ngủ được bào chế từ thảo dược. Chúng có được tính nhẹ hơn thuốc tây nhưng sẽ ít gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Bạn có thể tham khảo để loại bỏ tình trạng muốn ngủ nhưng không ngủ được của mình.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x