Có thai có bị mất ngủ không? 9 mẹo trị mất ngủ nhanh an toàn
-
Ngày đăng:
26/04/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
115
Nội dung bài viết
ToggleThường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ, nhiều mẹ bầu thắc mắc có thai có bị mất ngủ không. Vấn đề mất ngủ là tình trạng cấp tính thường gặp ở thời kỳ thai nghén hay là bệnh lý đến từ các yếu tố khác? Chúng ta sẽ làm rõ ở nội dung dưới đây.
Có thai có bị mất ngủ không?
Thời kì mang thai, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt giai đoạn đầu và cuối thai kì, nội tiết tố chênh lệch cao với lúc bình thường. Lúc này thai phụ dễ gặp nhiều triệu chứng khó chịu, trong đó có tình trạng mất ngủ. Biểu hiện của chứng mất ngủ thai kì bao gồm:
- Khó đi vào giấc ngủ
- Giấc ngủ không sâu
- Dễ tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại
- Ngủ ngắn, ngủ chập chờn, ngủ nửa tỉnh nửa mê
- Mệt mỏi, uể oải khi ngủ dậy
- Có xu hướng buồn ngủ, và muốn ngủ vào ban ngày.
Ở mỗi mẹ bầu, tình trạng mất ngủ lại có mức độ khác nhau. Đa số các chị em đều bị mất ngủ ở các tháng đầu và cuối thai kì (tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba). Một số trường hợp bị nặng có thể mất ngủ suốt thời kì mang thai. Số khác lại không hề bị mất ngủ, trái lại họ có nhu cầu ngủ nhiều hơn.
Có thai bị mất ngủ do đâu?
Nguyên nhân gây ra tình trạng có thai bị mất ngủ là do ảnh hưởng từ sự phát triển của em bé. Đặc biệt, ở 3 tháng cuối, mẹ bầu rất khó tìm tư thế nằm thoải mái, từ đó việc ngủ sâu giấc, ngủ ngon cũng trở nên khó khăn. Ngoài ra, tình trạng mất ngủ khi có thai còn do các yếu tố sau:
Ốm nghén
Tình trạng có thai tháng đầu bị mất ngủ thường xảy ra do ốm nghén. Các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, sợ mùi, nhạy cảm với thính giác khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.
Lượng ure trong máu tăng, đi tiểu nhiều lần
Hoạt động của thận trong thời kỳ mang thai tăng từ 35-55%. Nguyên nhân là do lượng máu của thai phụ nhiều hơn để nuôi dưỡng cả em bé. Đây là nguyên nhân khiến lượng ure tăng cao. Yếu tố này cũng làm lượng nước tiểu đào thải nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi em bé lớn, tử cung càng chèn ép lên bàng quang kích thích mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn kể cả vào ban đêm.
Chuột rút, đau lưng, đau chân
Thai nhi phát triển càng lớn, hông và lưng của mẹ bầu càng phải chịu sức nặng lớn. Điều này gây ra các cơn đau lưng, đau hông hoặc đau xương mu. Chưa kể, ở phụ nữ có thai, tình trạng chuột rút diễn ra rất thường xuyên. Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng và làm mẹ bầu mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn.
Có thai bị mất ngủ do dợ hơi, táo bón
Ở những tháng cuối thai kì, tử cung sẽ phải chèn ép lên dạ dày và các cơ quan khác để có không gian cho em bé. Điều này là nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược và táo bón ở thai phụ. Đặc biệt triệu chứng trào ngược sẽ diễn ra dữ dội hơn khi mẹ bầu nằm xuống. Đó là lý do khi phụ nữ mang thai lại dễ bị mất ngủ.
Do hô hấp có vấn đề
Có thai mất ngủ còn tới từ việc mẹ bầu bị khó thở. Do thời kì này các hormone thay đổi khiến thai phụ thở sâu và chậm hơn. Em bé càng lớn, tử cung càng phát triển và chèn vào cơ hoành. Điều này làm cho thai phụ phải hít thở thật sâu và thật chậm để lấy nhiều không khí. Trong khi đó, nhu cầu oxy của cơ thể lại tăng thêm 20%. Bởi vậy, lượng carbon dioxide mà mẹ bầu thải ra nhiều hơn bình thường. Từ đó, lượng dioxide trong máu sụt giảm. Chính điều này gây ra chứng mất ngủ ở phụ nữ có thai.
Nhịp tim tăng
Khi có em bé, tim của mẹ phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu nuôi dưỡng cơ thể và bào thai. Nhịp tim tăng khiến mẹ bầu cũng dễ hồi hộp, lo lắng và khó vào giấc.
Hoạt động của thai nhi
Rất nhiều phụ nữ có thai không ngủ được do em bé “nghịch ngợm”. Đôi lúc em bé còn đạp vào các cơ quan trong ổ bụng khiến mẹ đau hoặc giật mình mà thức giấc.
9 mẹo hay giảm nhanh mất ngủ khi có thai
Trong thời kì mang thai, mẹ không nên sử dụng thuốc ngủ. Thay vào đó, các chị em có thể áp dụng 9 mẹo dưới đây để cải thiện tình trạng:
- Mẹo số 1: Nhỏ mũi, súc miệng bằng dung dịch natri clorid 0.9% để cải thiện hệ hô hấp.
- Mẹo số 2: Ăn đủ chất, không tẩm bổ quá đà, cân bằng chất xơ, tinh bột, đạm, béo, vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn.
- Mẹo số 3: Tập yoga bầu để thư giãn cơ thể và tinh thần. Yoga cũng giúp mẹ điều hoà nhịp thở để dễ dàng hô hấp hơn.
- Mẹo số 4: Tắm nước ấm, xoa bóp bằng tinh dầu thơm, massage để giảm đau nhức và thư giãn cơ thể.
- Mẹo số 5: 1h trước khi đi ngủ không dùng điện thoại hoặc xem tivi. Thay vào đó mẹ có thể đọc sách.
- Mẹo số 6: Không uống nước trước giờ đi ngủ 1 tiếng để giảm tiểu đêm.
- Mẹo số 7: Không ăn quá no vào buổi tối. Hai giờ trước khi đi ngủ không nên ăn thêm gì. Nếu đói mẹ có thể lót dạ bằng món ăn nhẹ. Điều này giúp các mẹ giảm tình trạng trào ngược.
- Mẹo số 8: Kê gối vào thắt lưng, vào bụng, hoặc kê cao chân để có tư thế ngủ thoải mái.
- Mẹo số 9: Tạo một không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái. Mẹ có thể đốt tinh dầu thơm, sử dụng nhạc giao hưởng, âm thanh trắng để dễ ngủ.
Trên đây là các giải đáp về việc “Có thai có bị mất ngủ không?” cùng 9 mẹo chữa mất ngủ cho mẹ bầu hiệu quả. Nếu tình trạng mất ngủ quá trầm trọng, mẹ hãy nhờ tới can thiệp của bác sĩ. Điều trị đúng lúc từ y khoa sẽ giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.