Skip to main content

Suy nhược thần kinh thực vật và những thông tin phải biết để phòng ngừa

  • Ngày đăng:

    10/04/2024
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    129

Tại Việt Nam, có đến 3-4% dân số mắc bệnh suy nhược thần kinh thực vật và có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức rõ ràng về căn bệnh này để biết cách phòng tránh và điều trị đúng cách.

Suy nhược thần kinh thực vật là gì ?

Suy nhược thần kinh thực vật là hiện tượng xảy ra khi vỏ não và một số vùng thần kinh dưới vỏ não xuất hiện tình trạng rối loạn. Điều này ảnh hưởng đến một số chức năng tự động của cơ thể như nhịp tim, tiết mồ hôi, huyết áp,…

Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người mắc bệnh.

Suy nhược thần kinh thực vật xuất hiện khi khu thần kinh dưới vỏ não có tổn thương 

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy nhược thần kinh thực vật 

Theo các bác sĩ, các triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh thực vật thường phụ thuộc vào việc dây thần kinh nào bị tổn thương. Chúng có thể bao gồm:

  • Chóng mặt, ngất xỉu do huyết áp thay đổi đột ngột.
  • Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, ợ nóng…
  • Chán ăn, khó nuốt, tiêu chảy, táo bón…
  • Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít.
  • Suy giảm trí nhớ, cảm thấy mệt mỏi. 
  • Rối loạn thói quen đi vệ sinh.
  • Nhịp tim tăng nhanh, dễ căng thẳng, có thể bị đau ngực và khó thở khi vận động mạnh.
  • Đồng tử phản ứng chậm, khó điều chỉnh từ sáng sang tối và khó nhìn rõ khi lái xe vào ban đêm.
  • Gặp khó khăn về tình dục như rối loạn cương dương hoặc các vấn đề về xuất tinh ở nam giới và các vấn đề bao gồm khô âm đạo, ham muốn tình dục thấp, khó đạt cực khoái ở nữ giới.
Người mắc bệnh suy nhược thần kinh thực vật thường cảm thấy mệt mỏi 

Người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín ngay lập tức nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của bệnh suy nhược thần kinh thực vật, đặc biệt nếu có tiền sử mắc bệnh tiểu đường và kiểm soát tình trạng bệnh kém. Trong trường hợp bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị cần bắt đầu sàng lọc bệnh lý suy nhược thần kinh thực vật hàng năm sau khi nhận được chẩn đoán.

Nguyên nhân mắc bệnh suy nhược thần kinh thực vật 

Một số chuyên gia nhận định rằng các tình trạng sức khỏe xấu có thể là nguyên nhân gây nên suy nhược thần kinh thực vật. Tuy nhiên, nó cũng có thể là tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị bệnh khác như ung thư.  Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến:

  • Bệnh tiểu đường, do căn bệnh này có thể dần dần gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể, đặc biệt là khi bệnh nhân kiểm soát tình trạng bệnh không tốt.
  • Sự tích tụ protein bất thường trong các cơ quan (amyloidosis), ảnh hưởng đến các hệ thần kinh.
  • Bệnh nhân đã tiếp xúc với các chất độc hại trong một thời gian dài.
  • Biến chứng của hệ thống miễn dịch bị tổn thương gây ra bởi một số bệnh ung thư (hội chứng cận ung thư).
  • Dùng thuốc điều trị ung thư (hóa trị liệu).
  • Áp lực, căng thẳng kéo dài.
  • Nhiễm vi-rút và vi khuẩn, chẳng hạn như HIV,  những vi-rút gây ngộ độc và bệnh Lyme cũng có thể gây ra suy nhược thần kinh thực vật.
  • Một số rối loạn di truyền của tổ chức liên kết (chẳng hạn hội chứng Ehlers – Danlos). 
  • Di truyền từ mẹ sang con khi mang thai. 
  • Bị chấn thương sọ não, rối loạn tâm lý.

Trong tất cả các nguyên nhân trên, bệnh suy nhược thần kinh thực vật thường kết quả của việc căng thẳng, áp lực, suy nhược thể lâu ngày.

Ảnh hưởng của bệnh suy nhược thần kinh thực vật 

Nhiều người băn khoăn suy nhược thần kinh thực vật có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Tuy không đe dọa trực tiếp tới tính mạng, nhưng nếu hệ thần kinh bị suy nhược kéo dài sẽ khiến tâm lý người bệnh và các chức năng trong cơ thể bị ảnh hưởng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới trầm cảm. Cụ thể như:

  • Mệt mỏi, đau đầu: Những cơn đau đầu, mệt mỏi khi hoạt động gắng sức thường gặp khi bệnh nhân bị căng thẳng, áp lực. 
  • Giấc ngủ bị rối loạn: Người bệnh thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ, dễ giật mình hay gặp ác mộng.
  • Rối loạn hành vi và cảm xúc: Những người bị suy nhược thần kinh thực vật thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi cảm xúc của họ. Người bệnh cũng dễ bị kích động, cáu gắt, tâm trạng thất thường khó kiểm soát được hành vi của mình. Về lâu dài, điều này ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh của bệnh nhân gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống.
  • Suy giảm trí nhớ: Máu lưu thông lên não kém gây hoa mắt, chóng mặt, làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, khó tập trung, làm giảm hiệu suất lao động.
Suy nhược thần kinh thực vật ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể 

Điều trị suy nhược thần kinh thực vật 

Điều trị nội khoa và ngoại khoa là 2 phương pháp chủ yếu mà các bác sĩ đưa ra cho người bị suy nhược thần kinh thực vật:

  • Đối với phương pháp nội khoa: Có thể sử dụng các thuốc chống trầm cảm, an thần hoặc châm cứu, liệu pháp tâm lý… 
  • Đối với phương pháp ngoại khoa: Đốt hoặc cắt bỏ hạch giao cảm nếu tay ra nhiều mồ hôi cản trở việc cầm nắm hoặc làm việc.

Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học; tăng cường luyện tập thể dục thể thao để việc điều trị mang lại kết quả tốt nhất. 

Suy nhược thần kinh thực vật đã và đang ảnh hưởng đến hàng triệu người tại Việt Nam, cũng như toàn thế giới. Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ mắc suy nhược thần kinh thực vật, nhưng bạn vẫn có thể làm chậm quá trình khởi phát hoặc tiến triển của bệnh bằng cách chăm sóc sức khỏe nói chung và quản lý các tình trạng bệnh lý của mình.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x