Suy nhược thần kinh ngoại biên – kiến thức mới nhất từ chuyên gia
-
Ngày đăng:
10/04/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
111
Nội dung bài viết
ToggleSuy nhược thần kinh ngoại biên là căn bệnh ngày càng phổ biến và mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rõ về bệnh lý này và bỏ qua dẫn đến việc khó khăn trong điều trị về sau.
Thế nào là suy nhược thần kinh ngoại biên?
Suy nhược thần kinh ngoại biên là hậu quả của việc tổn thương các dây thần kinh ngoại vi gây yếu, tê và đau, chủ yếu xảy ra ở bàn tay và bàn chân. Hệ thần kinh ngoại biên, còn được biết đến với tên gọi hệ thần kinh ngoại vi, là một thành phần của hệ thần kinh, bao gồm các hạch thần kinh và sợi thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống. Chức năng chính là kết nối hệ thần kinh Trung Ương với các cơ quan và chi trong cơ thể.
Dấu hiệu của người mắc suy nhược thần kinh ngoại biên
Mỗi sợi thần kinh trong mạng lưới ngoại biên có một chức năng độc lập, do đó các triệu chứng của bệnh sẽ phụ thuộc vào sợi thần kinh ngoại vi nào bị tác động. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến ở người bị suy nhược thần kinh ngoại biên:
- Xuất hiện cảm giác nóng rát hoặc đau nhức.
- Co cứng hoặc co giật cơ, gặp khó khăn trong việc điều khiển cơ bắp.
- Đau như bị điện giật hoặc kích thích vùng da.
- Khó ngủ do mỏi và đau chân.
- Đổ mồ hôi quá mức.
- Thiếu cân bằng và không đồng bộ trong việc cử động cơ thể.
- Khó khăn khi di chuyển hoặc vận động tay.
- Thay đổi bất thường về nhịp tim, huyết áp.
- Da khô và tái nhợt.
Nếu bạn nhận thấy ngứa ran, yếu hoặc đau bất thường ở tay hoặc chân, lời khuyên cho bạn là hãy đến các cơ sở y tế ngay lập tức. Bởi chẩn đoán và điều trị sớm mang lại cơ hội tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương thêm cho các dây thần kinh ngoại vi.
Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh ngoại biên
Nguyên nhân của suy nhược thần kinh ngoại biên là do biến chứng của một số bệnh khác nhau gây ra. Có thể kể đến như:
- Tiểu đường. Trong số những người mắc bệnh tiểu đường, hơn một nửa sẽ phát triển thành một số loại bệnh thần kinh.
- Do nhiễm trùng. Chúng bao gồm một số bệnh nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn như bệnh Lyme, bệnh zona, vi-rút Epstein-Barr, viêm gan B và C, bệnh phong, bạch hầu và HIV.
- Do rối loạn di truyền.
- Các khối u, ung thư (ác tính và lành tính) có thể phát triển trên dây thần kinh hoặc chèn ép lên chúng.
- Một số biến chứng của các căn bệnh khác như bệnh thận, gan, rối loạn mô liên kết và tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp).
Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ:
- Nghiện rượu hoặc tiếp xúc lâu dài với các chất độc.
- Xuất hiện những chấn thương, áp lực lên dây thần kinh, chẳng hạn như do tai nạn xe, vận động thể thao quá mạnh có thể cắt đứt hoặc làm hỏng các dây thần kinh ngoại vi.
- Thiếu hụt vitamin như vitamin B (B1, B6, B12), vitamin E và niacin.
Ảnh hưởng của bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên
Suy nhược thần kinh ngoại biên làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của bệnh nhân. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:
- Gây tổn thương da: Nhiệt độ cao có thể gây tổn thương hoặc bỏng da nếu người bệnh bị mất cảm giác đau do các dây thần kinh chi phối chức năng này bị tổn thương.
- Nhiễm trùng: Các vị trí mất cảm giác do thần kinh ngoại biên gây ra thường dễ bị nhiễm trùng.
- Mất cảm giác và cơ bắp yếu có thể gây mất thăng bằng, ngã.
Có thể thấy, suy nhược thần kinh ngoại biên có tác động không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, cần phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh phát triển nặng nề.
Điều trị bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên
Điều trị suy nhược thần kinh ngoại biên hiện nay thường gồm 2 mục tiêu chính. Một là điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Hai là giảm các triệu chứng của bệnh bằng cách điều trị các bệnh lý nền.
Can thiệp y tế như phẫu thuật và sử dụng thuốc là 2 phương pháp điều trị phổ biến. Một số loại thuốc thường được các bác sĩ kê cho bệnh nhân suy nhược thần kinh là: Thuốc chống trầm cảm; thuốc chống co giật; thuốc chống động kinh…
Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên như:
- Chăm sóc thần kinh cột sống.
- Châm kim; xoa bóp.
- Thiền; yoga hoặc tập thể dục với cường độ nhẹ nhàng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên
Phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh liên quan đến thần kinh ngoại biên là kiểm soát các nguyên nhân gây ra bệnh, chẳng hạn như nghiện rượu, tiểu đường. Ngoài ra, cần duy trì một lối sống khoa học bao gồm:
- Tăng cường ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc để duy trì sức khỏe cho các dây thần kinh.
- Đảm bảo cung cấp đủ vitamin B12 cho cơ thể. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng viên uống vitamin B12.
- Vận động thường xuyên, ít nhất 30 phút – 1 giờ mỗi buổi tập và tập ít nhất 3 lần/tuần.
- Tránh các yếu tố có thể gây tổn thương dây thần kinh, hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại, không hút thuốc và tránh uống quá nhiều rượu.
Các triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên có thể tiến triển nghiêm trọng theo thời gian nếu không được điều trị. Khi 85% sợi thần kinh đã bị tổn thương sẽ rất khó để điều trị hiệu quả và khả năng phục hồi rất thấp. Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm.