Suy nhược thần kinh có tự khỏi không? Hiểu đúng để can thiệp kịp thời
-
Ngày đăng:
10/04/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
101
Nội dung bài viết
ToggleSuy nhược thần kinh là một loại tâm bệnh thường xảy ra do áp lực, căng thẳng, stress từ công việc cũng như các vấn đề trong cuộc sống. Vậy suy nhược thần kinh có nguy hiểm không? Suy nhược thần kinh có tự khỏi không? luôn là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu về suy nhược thần kinh ở bài viết dưới đây các bạn nhé!
Bệnh suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh là một trạng thái rối loạn thần kinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Suy nhược thần kinh là một trạng thái mất cân bằng giữa sức ép căng thẳng và khả năng chống đỡ của cơ thể. Đây là tình trạng rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và nghỉ ngơi của cơ thể.
Suy nhược thần kinh là bệnh gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên theo các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ bị suy nhược thần kinh ở nữ nhiều hơn nam.
Người bị suy nhược thần kinh thường có triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, giảm năng lượng, khó tập trung, khó ngủ, cảm giác buồn rầu và sự suy giảm chức năng miễn dịch.
Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới suy nhược thần kinh là do vấn đề về tâm lý, áp lực, bị stress kéo dài.
Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khác gây ra bệnh suy nhược thần kinh có thể kể đến như:
- Lối sống thiếu khoa học, lạm dụng chất kích thích như caffeine, thuốc lá, cồn…
- Các vấn đề về sức khỏe như bệnh lý tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đường và bệnh viêm khớp có thể dẫn đến suy nhược thần kinh.
- Thức khuya, ngủ không đủ giấc cũng dẫn đến suy nhược thần kinh.
Bệnh suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, suy nhược thần kinh không phải là bệnh lý đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Bằng cách nghỉ ngơi, giảm stress bằng cách thư giãn, ngủ đủ giấc, tập thể dục và ăn uống đầy đủ, suy nhược thần kinh có thể được chữa trị và tự khỏi.
Tuy nhiên, nhiều người không để ý đến tình trạng này do áp lực cuộc sống bận rộn, và có thói quen cho rằng bệnh này có thể tự khỏi mà không cần thay đổi lối sống hoặc sử dụng thuốc bổ sung. Nhưng trên thực tế, nếu suy nhược thần kinh kéo dài, các hệ cơ quan khác của cơ thể có thể bị ảnh hưởng và dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng như trầm cảm, tiểu đường, bệnh tim mạch… Do đó, việc chăm sóc và chữa trị suy nhược thần kinh là rất quan trọng.
Bị suy nhược thần kinh có tự khỏi?
Bệnh suy nhược thần kinh có tự khỏi được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên, người bệnh cần duy trì các thói quen tốt và dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn thường xuyên gặp các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, thiếu ngủ và gặp stress hoặc vấn đề về tinh thần, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thần kinh hoặc bác sĩ tâm lý để được kiểm tra và phát hiện kịp thời.
Thay đổi thói quen sống tích cực, lành mạnh và tránh xa các chất kích thích là cách tốt nhất để giúp bệnh suy nhược thần kinh được cải thiện. Đồng thời, cần hạn chế các hoạt động nặng nhọc và tránh tiêu cực trong suy nghĩ. Hãy bắt đầu thay đổi từng bước nhỏ và duy trì những thói quen tốt sẽ giúp bạn từng bước cải thiện sức khỏe của mình.
Một số phương pháp giúp cải thiện bệnh suy nhược thần kinh
Bên cạnh câu hỏi bệnh suy nhược thần kinh có tự khỏi không? nhiều độc giả cũng rất quan tâm tới các phương pháp giúp cải thiện bệnh. Một số phương pháp đơn giản giúp cải thiện bệnh suy nhược thần kinh như sau:
Điều chỉnh giấc ngủ
Ngủ đủ giấc và nâng cao chất lượng giấc ngủ là những điều rất quan trọng đối với người bị suy nhược thần kinh. Theo các chuyên gia, tập thể dục là một biện pháp tốt nhất để cải thiện giấc ngủ. Một cuộc khảo sát tại Anh cho thấy, khoảng 71% người tham gia giảm cảm giác lo lắng và có giấc ngủ tốt hơn sau khi dành 30 phút đi bộ mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng đèn xông tinh dầu hoặc ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ để có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Kiểm soát hơi thở
Việc tập hít thở đều không chỉ giúp bạn kiểm soát tâm trạng và cảm xúc mà còn có tác dụng tích cực đến sức khỏe. Khi lo lắng, bạn thường thở nhanh, thở gấp và sâu, gây ra sự thay đổi tạm thời nồng độ oxy trong máu do lượng khí CO2 được thải ra nhiều hơn, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, choáng váng.
Bạn có thể học cách kiểm soát hơi thở bằng cách thở chậm và dài để tác động tích cực đến hệ thần kinh giao cảm, giúp cân bằng cảm xúc và giảm căng thẳng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập yoga hoặc thiền để thúc đẩy hiệu quả của việc kiểm soát hơi thở.
Thư giãn
Để giảm áp lực và căng thẳng trong cuộc sống và công việc, thay vì cố gắng giải quyết ngay lập tức, bạn nên dành thời gian để thư giãn và giải tỏa tinh thần. Điều này sẽ giúp cải thiện suy nhược thần kinh và đem lại sự sáng suốt cho đầu óc, giúp bạn nghĩ ra nhiều ý tưởng mới và hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần và giúp cải thiện các triệu chứng suy nhược thần kinh. Các thực phẩm giàu protein, vitamin và chất xơ nên được bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia và rượu để không kích thích hệ thần kinh và làm cho bệnh tình trở nên nặng hơn.
Mong rằng với bài viết trên, bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi “Suy nhược thần kinh có tự khỏi không?” Hi vọng rằng với những kiến thức ở trên giúp bạn có thêm các biện pháp để cải thiện bệnh tình hiệu quả hơn. Chúc các bạn luôn mạnh khoẻ.