Skip to main content

Mất ngủ ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện tình trạng này cho con

  • Ngày đăng:

    26/04/2024
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    55

Mất ngủ ở tuổi dậy thì đang trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mất ngủ còn khiến cho tâm lý của các con bị thay đổi, dễ nổi nóng, cáu gắt, thậm chí sao nhãng trong việc học hành. Vậy mất ngủ ở tuổi dậy thì do những nguyên nhân nào và làm sao để khắc phục, mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mất ngủ ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Mất ngủ ở tuổi dậy thì do những nguyên nhân nào?

Sự thay đổi về tâm sinh lý cũng như thói quen sinh hoạt là những nguyên nhân chính gây mất ngủ ở tuổi dậy thì, cụ thể:

  • Khi dậy thì, hormone gây buồn ngủ serotonin thường tiết ra muộn hơn (khoảng 10-11h tối). Hơn nữa, việc tiếp xúc với các thiết bị điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ cũng làm ức chế sự giải phóng hormone này. Hậu quả là trẻ sẽ có xu hướng buồn ngủ muộn hơn.
  • Giai đoạn dậy thì thường xuyên phải làm bài tập muộn, đặc biệt là vào mùa thi làm cho các con dần quen với việc đi ngủ muộn.
  • Ở tuổi dậy thì, tâm lý của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng, một chút giận hờn với bạn bè, hay lo lắng vì điểm số ngày hôm nay chưa tốt, hào hứng cho buổi biểu diễn văn nghệ ngày mai… cũng khiến trẻ trằn trọc suy nghĩ.
  • Uống trà sữa vào buổi tối, cà phê, thậm chí sử dụng bia rượu cũng gây mất ngủ ở tuổi dậy thì.

Mất ngủ ở tuổi dậy thì ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ

Mất ngủ ở tuổi dậy khiến trẻ thiếu tập trung, hay ngủ gật trên lớp

Nếu trẻ chỉ mất ngủ trong một vài ngày thì phụ huynh không cần quá lo lắng bởi tâm lý của trẻ sẽ tự bình ổn trở lại và thường không gây nguy hại gì. 

Tuy nhiên, nếu trẻ mất ngủ kéo dài, tần suất 3 lần/tuần liên tục trong 6 tháng thì đây là tình trạng mất ngủ mãn tính. Khi đó, mất ngủ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe của con, cụ thể:

  • Trẻ thiếu tập trung, ngại học, thường xuyên ngủ gật trên lớp và cảm thấy buồn ngủ trong mỗi giờ học. 
  • Trẻ không nhanh nhẹn, trở nên lười hơn với các hoạt động tập thể.
  • Da dễ bị nổi mụn, thâm sạm vì thức khuya nhiều.
  • Chu kỳ kinh nguyệt của các bé gái bị ảnh hưởng do sức khoẻ suy giảm và rối loạn nội tiết tố.
  • Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh lý theo mùa do suy giảm sức đề kháng chung.
  • Nhiều trẻ tâm lý nhạy cảm, dễ sống thu mình. Một số trường hợp bị mất ngủ liên tục có thể khiến trẻ rơi vào trầm cảm rất nguy hiểm.

Đặc biệt mất ngủ ở tuổi dậy thì sẽ khiến cho các tế bào thần kinh tại não bộ của trẻ bị ức chế trong thời gian dài, não ngày càng giải phóng ra nhiều yếu tố gây căng thẳng, stress; về lâu dài có thể gây suy nhược thần kinh; suy giảm trí nhớ; ảnh hưởng đến cuộc sống của con sau này.

Phải làm gì khi trẻ bị mất ngủ ở tuổi dậy thì?

Thay đổi những thói quen xấu của trẻ để giúp con dễ vào giấc hơn

Mất ngủ ở tuổi dậy thì không phải là căn bệnh hiếm gặp và có thể cải thiện nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Để khắc phục chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì phụ huynh và chính bản thân các bạn cần lưu ý một số khía cạnh sau:

Đối với con cái:

  • Ngủ đúng giờ, không ngủ quá nhiều vào ban ngày và thức quá khuya.
  • Tránh tuyệt đối các chất kích thích thần kinh như cà phê, trà sữa, rượu bia.
  • Không ăn quá no vào mỗi buổi tối để tránh gây đầy hơi chướng bụng, cũng như tăng áp lực lên dạ dày.
  • Không xem điện thoại ngay trước khi đi ngủ, trẻ có thể đọc một vài cuốn sách thư giãn để dễ vào giấc hơn.
  • Uống trà hoa cúc, trà tâm sen để tinh thần được thư giãn, thả lỏng.
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ 20 phút để toàn bộ cơ thể được thư giãn.

Đối với phụ huynh:

  • Không nên bắt trẻ phải học quá khuya, giảm bớt áp lực học tập cho con cái.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu carbohydrate sẽ kích thích sản sinh hormone serotonin giúp trẻ dễ vào giấc hơn.
  • Gọi trẻ dậy sớm và đúng giờ vào mỗi buổi sáng nhưng không nên bắt con dậy ngay lập tức, bạn hãy mở cửa sổ phòng hoặc đơn giản là kéo rèm để ánh nắng chiếu vào. Lúc đó, việc thức giấc với con sẽ trở nên “tự nhiên” hơn.

Nếu thực hiện tất cả các biện pháp trên mà tình trạng trẻ mất ngủ ở tuổi dậy thì vẫn chưa được cải thiện, phụ huynh nên cùng trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn điều trị cũng như có sự can thiệp về thuốc, sản phẩm hỗ trợ.

Tuổi dậy thì là giai đoạn khá nhạy cảm trong cuộc đời của trẻ, vì vậy, hãy quan tâm con nhiều hơn một chút, biết đâu bạn có thể khám phá ra một “bí mật” nào đó khiến con phải suy nghĩ đến trằn trọc mất ngủ và hãy chia sẻ cùng con để vượt qua nó một cách nhẹ nhàng nhất.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x