Skip to main content

Mất ngủ mãn tính là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

  • Ngày đăng:

    26/04/2024
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    110

Giấc ngủ luôn được xem là “liều thuốc bổ” cho sự hồi phục và nghỉ ngơi của cơ thể. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy khoảng 10% – 15% dân số toàn cầu bị mắc chứng mất ngủ mãn tính. Bài viết sẽ cung cấp cho người đọc thông tin chi tiết về căn bệnh này. 

Mất ngủ mãn tính là gì?

Mất ngủ mãn tính là tình trạng không thể ngủ đủ thời gian cần thiết trong ít nhất 3 đêm mỗi tuần liên tục trong 3 tháng liên tiếp. Đây là một vấn đề thường gặp, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc phải.

Người bệnh thường trải qua các triệu chứng như:

  • Khó vào giấc hoặc duy trì giấc ngủ.
  • Thức dậy quá sớm vào buổi sáng và không thể tiếp tục giấc ngủ.
  • Giấc ngủ không đủ sâu, thường xuyên bị đánh thức bởi tiếng ồn, ánh sáng hoặc cơn đau.
  • Mất ngủ kéo dài gây ra sự kiệt sức, mệt mỏi, căng thẳng. 
Mất ngủ trong thời gian dài gây mệt mỏi

Phân biệt mất ngủ mãn tính với các dạng mất ngủ khác

Để phân biệt mất ngủ mãn tính với các dạng mất ngủ khác, có thể xem xét các yếu tố sau:

  • Thời gian: Bệnh này kéo dài ít nhất 3 tháng, trong khi các dạng mất ngủ khác thường là tạm thời và kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
  • Tần suất: Xảy ra ít nhất 3 đêm mỗi tuần, trong khi các dạng mất ngủ khác có thể xảy chỉ xảy ra trong những ngày gặp các sự kiện căng thẳng hoặc lo lắng.
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày: Bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất, làm giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Trong khi đó, các dạng mất ngủ khác thường không ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

Cách dễ nhất để phân biệt bệnh này với các chứng mất ngủ thông thường khác là dựa vào thời gian bị bệnh. Nếu trong một thời gian dài bạn không thể ngủ được hoặc ngủ không ngon thì nên tìm đến các chuyên gia để được điều trị kịp thời.

Người bị mất ngủ mãn tính sẽ có thời gian mắc bệnh trên 3 tháng

Nguyên nhân gây ra mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra chứng mất ngủ lâu năm ở nhiều người:

  • Bệnh tâm lý: Các rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần phân liệt và rối loạn ác mộng có thể gây ra mất ngủ. 
  • Thuốc: Có nhiều loại thuốc gây ra mất ngủ, chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm mỡ máu v.v.
  • Tác nhân gây căng thẳng: Các tác nhân gây căng thẳng như áp lực công việc, học tập, áp lực gia đình, xã hội, tình yêu, mối quan hệ vợ chồng, sự lo lắng, stress, nỗi lo…
  • Sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như cafein có thể giúp bạn tỉnh táo để làm việc nhưng nó lại ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn. Không ngủ đủ giấc cộng thêm việc căng thẳng khiến cơ thể bạn trở nên mệt mỏi nhưng lại không ngủ được.
  • Môi trường: Môi trường sống không thuận lợi, giường ngủ không thoải mái cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây ra mất ngủ trong thời gian dài.
  • Thói quen: Các thói quen xấu có thể kể đến như thức khuya, thức dậy muộn, ăn uống không lành mạnh… 

Để điều trị mất ngủ mãn tính, người bệnh cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này để đưa ra phương pháp chữa trị hợp lý.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây mất ngủ

Mất ngủ mãn tính có chữa được không?

Bệnh này hoàn toàn có thể điều trị. Tùy theo sức khỏe từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

3.1. Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là cách chữa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Bạn nên giảm thiểu hoặc loại bỏ các thói quen xấu như thức khuya, uống cà phê và rượu, hút thuốc lá, ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn nên tăng cường vận động thể lực, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tuân thủ giờ đi ngủ đều đặn.

3.2. Điều trị bằng thuốc

Điều trị mất ngủ bằng thuốc là phương pháp thứ hai được sử dụng nhiều nhất sau thay đổi lối sống. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị mất ngủ lâu ngày là thuốc an thần có chứa hoặc không chứa benzodiazepin. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc an thần cần được theo sát và chỉ dùng trong thời gian ngắn để tránh gây ra các tác dụng phụ.

3.3. Các phương pháp thay thế

Ngoài hai phương pháp trên, còn nhiều phương pháp điều trị mất ngủ khác như liệu pháp ánh sáng, liệu pháp âm nhạc… Bạn cũng có thể áp dụng các kỹ năng thư giãn, kỹ thuật giảm căng thẳng, điều trị tâm lý học hoặc thực hiện các giải pháp châm cứu, bấm huyệt, sử dụng thuốc đông y… Chúng đều mang lại hiệu quả nhất định cho người bị mất ngủ mãn tính. 

Lưu ý, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về từng phương pháp và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng. Điều này nhằm tránh việc áp dụng cách chữa không phù hợp khiến bệnh tình thêm trầm trọng. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về mất ngủ mãn tính mà bạn có thể tham khảo. Hãy chủ động phòng tránh bệnh để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bản thân. 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x