Skip to main content

Mất ngủ khó thở: Nguyên nhân và cách phòng tránh

  • Ngày đăng:

    26/04/2024
  • Lần cập nhật cuối:

    26/04/2024
  • Số lần xem

    22

Mất ngủ khó thở là một tín hiệu cảnh báo bạn có khả năng mắc những căn bệnh nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh, cách phòng tránh ra sao. Hãy cùng bài viết đi tìm hiểu thêm nhé!

Mất ngủ khó thở là bệnh gì? 

Mất ngủ là tình trạng phổ biến và rất khó có thể điều trị nếu không tìm ra được nguyên nhân. Mất ngủ có 2 loại là mất ngủ tiên phát và mất ngủ thứ phát. Mất ngủ tiên phát là mất ngủ mà không rõ lý do, không có triệu chứng đi kèm. Còn mất ngủ thứ phát là do các bệnh lý gây ra như lo âu, căng thẳng…

Mất ngủ khó thở rất có thể là chứng mất ngủ thứ phát. Những trường hợp này được coi như là nghiêm trọng bởi khi đó người bệnh mắc một số bệnh lý như:

  • Bệnh về phổi: Viêm phổi cấp tính, tắc nghẽn mãn tính
  • Bệnh Viêm đường hô hấp: Viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản…
  • Bệnh tim mạch: điển hình là suy tim
  • Bệnh thần kinh: rối loạn tâm thần, trầm cảm

Do đó, người bệnh không nên chủ quản khi mắc mất ngủ khó thở mà cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và đưa ra phương án điều trị nhanh chóng. 

Mất ngủ khó thở là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm 

Nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở mất ngủ 

Nguyên nhân chính gây ra mất ngủ khó thở là các bệnh lý mãn tính. Một số bệnh cụ thể như sau:

Bệnh viêm đường hô hấp

Đa số các bệnh liên quan đến đường hô hấp đều khiến người bệnh bị viêm và khó khăn trong việc hít thở. Sự phát triển mạnh mẽ của các loại vi khuẩn và lượng dịch hô hấp lớn có thể sẽ gây tình trạng mất ngủ và khó thở cho người bệnh. 

Ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng thường biểu hiện đơn giản. Nhưng nếu không can thiệp kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và các bệnh lý nguy hiểm khác. 

Bệnh tâm thần hoảng loạn

Bệnh này khiến người mắc bệnh trở nên lo lắng, suy nghĩ nhiều và hoảng loạn. Từ đó, gây ra đau đầu, khó thở, tim đập nhanh, mê man. Nếu để lâu, có thể dẫn đến chứng rối loạn tâm thần hay trầm cảm. Khi đó, bệnh sẽ rất khó chữa. 

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 

Các trường hợp thường mất ngủ khó thở đều có khả năng cao mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Khi đó, các khoang khí trong phổi khó lưu thông khiến người bệnh khó thở. Bất cứ lúc nào, cơn tắc nghẽn phổi có thể xảy ra kể cả ngủ say. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, người bệnh luôn phải chuẩn bị thuốc bên mình. 

Bệnh ngưng thở khi ngủ

Tình trạng ngưng thở khi ngủ sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh, khiến họ ngủ không sâu, khó ngủ và mất ngủ. Đồng thời, dẫn đến các vấn đề làm suy giảm sức khỏe. Các đối tượng mắc bệnh lý này thường là những người béo phì.

Theo nghiên cứu, nếu như bệnh này diễn ra thường xuyên sẽ khiến người khỏe mạnh cũng mắc những căn bệnh như xuất huyết não, tai biến, đột quỵ…

Cần làm gì để phòng tránh mất ngủ khó thở 

Mất ngủ khó thở rất dễ xảy ra với những người có sức khỏe yếu và người già. Chính vì thế, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp phòng tránh sau:

Luôn cân bằng thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi để cân bằng sức khỏe 

Người bệnh nên dành nhiều thời gian thư giãn, hạn chế áp lực và căng thẳng. Trước khi đi ngủ, bệnh nhân có thể nghĩ đến những điều vui vẻ, tích cực diễn ra trong ngày. Bên cạnh đó, cũng có thể xây dựng thói quen đọc sách và nghe nhạc. 

Các suy nghĩ tiêu cực, lo lắng hay sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Khi bạn có thời gian nghỉ ngơi, hãy tận hưởng nó một cách tích cực. Thực hiện các hoạt động giảm stress như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo, tập yoga hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động giải trí nào mà bạn thích.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Thay vì sử dụng chất béo động vật, người bệnh có thể sử dụng các chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Nhằm hạn chế CO2 trong máu, bệnh nhân nên sử dụng các dầu từ đậu nành, dầu hướng dương… 

Bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau cho cơ thể 

Đa dạng hóa thực phẩm bao gồm một loạt các nguồn thực phẩm để đảm bảo bạn nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Bao gồm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein như cá, thịt, gia cầm, đậu hạt và sản phẩm sữa.

Bổ sung các vitamin và khoáng chất từ rau củ vào thực đơn ăn uống hàng ngày nhằm cải thiện sức đề kháng của cơ thể. 

Rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục

Việc duy trì luyện tập thể dục thể thao sẽ giảm thiểu tình trạng mất ngủ khó thở, đau đầu. Không chỉ vây, tập thể dục còn giúp gia tăng sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. Bạn có thể tham khảo một vài bài tập yoga, ngồi thiền. Những bài tập này có tác dụng đả thông kinh mạch, nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Tập thể dục nâng cao sức đề kháng cho người bệnh 

Mất ngủ khó thở đều liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu khi nhận thấy các dấu hiệu, người bệnh nên tìm đến các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

CUMARGOLD NEW – THƯƠNG HIỆU NANO CURCUMIN 10 NĂM UY TÍN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x