Cách điều trị suy nhược thần kinh rối loạn giấc ngủ
-
Ngày đăng:
10/04/2024 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
102
Nội dung bài viết
ToggleRối loạn giấc ngủ có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có suy nhược thần kinh. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh rối loạn giấc ngủ, hay cùng bài viết đi tìm hiểu rõ hơn nhé!
Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ là thuật ngữ nói về tình trạng bệnh gặp phải liên quan đến chất lượng, thời gian giấc ngủ của người bệnh. Đây là tình trạng mà quá trình ngủ của một người bị ảnh hưởng, khó đi vào giấc ngủ hay ngủ không sâu giấc. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe thậm chí gây ra các nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe tinh thần của bệnh nhân.
Theo Hiệp hội Rối loạn giấc ngủ Hoa kỳ công bố, có đến hơn 1000 loại rối loạn giấc ngủ được phân chia theo nguyên nhân và triệu chứng và tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì rối loạn giấc ngủ có một số dấu hiệu thường gặp sau đây:
- Khó đi vào giấc ngủ
- Không thể tỉnh táo vào ban ngày
- Mất cân bằng sinh học giữa ngủ – thức mỗi ngày
- Giấc ngủ bị gián đoạn, tỉnh lại nhiều lần
Nếu có bất kỳ một trong những dấu hiệu trên đã có thể chứng minh bạn bị rối loạn giấc ngủ. Mỗi triệu chứng bệnh thì sẽ có những cách điều trị khác nhau.
Các loại rối loạn giấc ngủ phổ biến
Có 6 loại bệnh phổ biến mà chúng ta thường gặp nhất hiện nay:
Mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng người bệnh khó có thể đi vào giấc ngủ và lặp đi lặp lại nhiều lần. Người bị mất ngủ thường xuyên cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày và thiếu tỉnh táo để làm việc và học tập. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh có thể trở nặng và dẫn đến tình trạng mất ngủ mãn tính.
Chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ là dạng suy nhược thần kinh rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi quá mức ở ban ngày dù đã nghỉ ngơi đầy đủ. Tình trạng này khiến bạn luôn cảm thấy thèm ngủ và có thể ngủ gật vào ban ngày.
Hội chứng chân không yên
Đây là một loại rối loạn vận động trong giấc ngủ. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở chân và đau nhói, thậm chí là muốn di chuyển ngay trong lúc ngủ. Trong một số trường hợp khác, người mắc hội chứng này cảm thấy khó chịu ở các bộ phận khác chẳng hạn như tay. Chỉ khi di chuyển mới cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm và nhẹ vào ban sáng.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở hay hội chứng ngưng thở giấc ngủ, đây là hội chứng nghiêm trọng. Bệnh lý khiến đường hô hấp bị tắc nghẽn hoặc hạn chế trong khi ngủ, dẫn đến việc ngừng thở tạm thời và thiếu oxy đến não bộ.
Ngưng thở khi ngủ khiến người bệnh ngưng thở nhiều lần trong quá trình ngủ và không nhớ gì về chúng kể cả khi thức dậy sau mỗi lần ngưng thở. Bên cạnh đó, hội chứng còn gây ra các tình trạng mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ quá mức và suy giảm hiệu suất công việc vào ban ngày.
Mất ngủ giả
Đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Người bệnh có những hành vi bất thường trước và trong quá trình ngủ. Một số hành vi thông thường như nói chuyện trong lúc ngủ, mộng du, tè dầm, gặp ác mộng. Những tình trạng này thường gặp chủ yếu ở trẻ em, nhưng đôi khi cũng xảy ra ở người lớn.
Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học
Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, thức dậy trong quá trình ngủ hay khó ngủ lại sau khi thức. Tình trạng này có thể gây ra bởi nhịp điệu ngủ – nghỉ không đều, làm công việc theo ca, ngủ muộn,…
Suy nhược thần kinh rối loạn giấc ngủ
Suy nhược thần kinh là bệnh lý rối loạn chức năng do não bộ phải làm việc quá tải. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi bệnh nhân trải qua cú sốc tâm lý và bệnh có thể trở nặng nếu không được điều trị kịp thời.
Rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng thường gặp do suy nhược thần kinh gây nên. Người bị suy nhược thần kinh bị tỉnh giấc nhiều lần khiến giấc ngủ ít so với bình thường. Suy nhược thần kinh rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Điều trị suy nhược thần kinh rối loạn giấc ngủ
Bệnh nhân mắc suy nhược thần kinh nên đến thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên điều trị theo mách bảo. Để cải thiện suy nhược thần kinh rối loạn giấc ngủ, ngoài điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cũng nên kết hợp với việc cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
- Nên đi ngủ và thức dậy theo giờ cố định. Bên cạnh đó, chỉ nên ngủ trưa từ 15 – 20 phút và hạn chế ngủ trưa nếu có thể.
- Tránh sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn vào buổi tối.
- Không sử dụng thiết bị điện tử, điện thoại trước khi đi ngủ.
- Tập thể dục hàng ngày, ít nhất 1 – 2 tiếng.
- Không nên ăn quá nhiều vào buổi tối, tránh tình trạng khó ngủ do ăn quá no.
- Nếu bạn cảm thấy quá khó ngủ thì có thể đọc sách giúp cơ thể nhanh đi vào giấc ngủ.
- Không nên ngủ nướng vào cuối tuần: Điều ấy có thể khiến bạn khó ngủ vào các ngày tiếp trong tuần.
Khi mắc suy nhược thần kinh rối loạn giấc ngủ, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn các phương pháp điều trị cụ thể. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có hiểu thêm về bệnh lý này và áp dụng vào trong cuộc sống của bản thân.