Skip to main content

Tìm hiểu tổng quan về ung thư phổi

  • Ngày đăng:

    06/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    291
Ung thư phổi là dạng ung thư hay gặp và có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới (chiếm tới 28% các trường hợp tử vong do ung thư ở cả nam và nữ). Tiên lượng còn nhiều hạn chế do đa số bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Dưới đây là một số thông tin tổng quan về ung thư phổi mà bạn nên biết để chủ động phòng tránh và hỗ trợ tối đa cho quá trình điều trị.
ung thư phổi
Ung thư phổi là dạng ung thư dễ gặp ở cả 2 giới và có nguy cơ gây tử vong cao

1. Ung thư phổi là gì

Ung thư phổi là loại ung thư ác tính nguyên phát thường gặp nhất, hầu hết ung thư phổi bắt nguồn từ biểu mô trên niêm mạc của phế quản, nên còn gọi là ung thư phế quản phổi.

2. Phân loại ung thư phổi

Ung thư phổi bao gồm một nhóm các loại khác nhau của các khối u. Việc phân chia thành các nhóm dựa vào loại tế bào tạo nên các bệnh ung thư.
Trong đó, có 2 loại ung thư phổi cơ bản được đặc trưng bởi kích thước tế bào của khối u khi xem dưới kính hiển vi. Chúng được gọi là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC).
Ngoài ra, ung thư phổi còn được phân loại theo lâm sàng gồm:
  • Ung thư dạng biểu bì
  • Ung thư chưa biệt hóa
  • Ung thư tuyến phế quản
  • Ung thư tế bào lá phổi.
Ung thư phổi do hút thuốc lá
Thường xuyên hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi

3. Yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi

Cũng như căn nguyên sinh ra ung thư nói chung, đến nay y học vẫn chưa xác minh được chắc chắn nguyên nhân gây ung thư phổi. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ dưới đây có thể là con đường ngắn nhất khiến bạn phải đối diện và chiến đấu với căn bệnh nguy hiểm này:
  • Hút thuốc lá (là nguyên nhân gây ra 87% trường hợp ung thư phổi)
  • Hít khói thuốc lá thụ động
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Bệnh phổi sẵn có (xơ phổi)
  • Môi trường, phơi nhiễm nghề nghiệp:
    • Phơi nhiễm amiant, fibro ciment, chất cách nhiệt  (asbestos)
    • Tia phóng xạ
    • Ô nhiễm không khí
    • Các loại khí: Ether halogen, radon, khí mù tạc, hydrocarbon nhân thơm
    • Kim loại: thạch tín vô cơ, crôm, nickel
  • Có thể do nhiễm HIV (đối với carcinôm tuyến)

4. Cách nhận biết ung thư phổi

Đa phần các trường hợp ung thư phổi thường rất khó phát hiện được sớm,vì thời gian đầu chưa có dấu hiệu gì.
  • Nhiều bệnh nhân được phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc được chụp X-quang phổi khi khám một bệnh khác.
  • Đến khi khối u đã khá lớn, người bệnh mới thấy các dấu hiệu như đau ngực kéo dài nhiều tháng, ho, gầy do sút cân nhanh chóng. Đôi khi có hiện tượng ho khạc ra máu.
  • Muộn hơn sau vài tháng, người bệnh bắt đầu thấy khó thở, sờ thấy hạch nổi ở cổ, nách, bẹn. Điều này có nghĩa là ung thư phổi đã lan ra các hạch và cơ quan nội tạng khác.

Xem thêm: Nhận biết ung thư phổi bằng cách nào?

điều trị ung thư phổi
Việc chẩn đoán, điều trị ung thư phổi cần dựa trên mức độ và tình trạng bệnh lý cụ thể

5. Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi

Việc chẩn đoán ung thư phổi cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa khám lâm sàng và các biện pháp cận lâm sàng chuyên sâu gồm:
  • Xét nghiệm (công thức máu, men gan, phosphatase kiềm, calcium máu kèm theo các xét nghiệm đặc biệt như: Đo chức năng hô hấp, đánh giá chất lượng sống, chọc hút tủy xương)
  • Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, Xquang, CT scan, MRI, PET scan, xạ hình xương)
  • Hoặc các thủ thuật chẩn đoán chuyên sâu khác như: Sinh thiết xuyên phế quản (bằng kim Wang); Nội soi phế quản…
Sau quá trình chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt và kết luận tình trạng bệnh, dựa trên bệnh cảnh của từng trường hợp bệnh nhân cụ thể cũng như giai đoạn và mức độ bệnh mà các bác sỹ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
  • Đối với các trường hợp khối u khu trú sẽ được chỉ định phẫu thuật.
  • Với trường hợp di căn, hóa trị là biện pháp được lựa chọn trong đa số các ca bệnh.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được áp dụng xạ trị nhằm kiểm soát tốt khối u tại chỗ. Tuy nhiên, việc này không chứng tỏ tăng độ sống còn khi cắt bỏ toàn bộ khối u và chưa có bằng chứng di căn hạch. Đa phần bệnh nhân ung thư phổi cần kết hợp điều trị giữa xạ trị phối hợp với hóa trị có thể đem lại đáp ứng tốt và cải thiện tiên lượng bệnh.

Xem thêm:

Trên đây là một số thông tin hữu ích mà bạn có thể tham khảo để có thêm những kiến thức cần thiết để chủ động hơn trong dự phòng và điều trị ung thư phổi cho chính bản thân và những người xung quanh.

 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x