Phân biệt khối u dạ dày lành tính và ác tính
-
Ngày đăng:
06/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
300
Nội dung bài viết
ToggleCuộc sống hiện đại cùng với những thay đổi chóng mặt mỗi ngày khiến cho lối sống của bạn không được ổn định. Thường xuyên thức khuya, ăn uống không đúng bữa, uống nhiều bia rượu… là những nguyên nhân gây nên các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày… Trong đó, căn bệnh nguy hiểm nhất có thể gặp là ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, ung thư dạ dày có thể là khối u lành tính hay ác tính. Chính vì thế bất cứ ai cũng nên biết các triệu chứng và biện pháp phòng ngừa với khối u dạ dày.
Xem thêm:
1. Vậy khối u dạ dày xuất hiện khi nào?
Dạ dày vốn là nơi chứa đựng và tiêu hóa các loại thức ăn ta đưa vào cơ thể. Khi dạ dày bị tổn thương, lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị giảm đi, các vết loét có thể xuất hiện. Cùng với đó, những phát triển bất thường của tế bào niêm mạc có thể tạo nên những u cục trên bề mặt, gọi là khối u dạ dày. Chúng được chia làm 2 loại là khối u dạ dày lành tính và ác tính.
2. Khối u dạ dày lành tính (polyp dạ dày)
Là những mảng tế bào nổi lên trên bề mặt niêm mạc của dạ dày, polyp có thể lên đến hàng trăm, hàng nghìn trong cơ thể của bạn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, polyo được coi là tiền đề của các tế bào ung thư ác tính khi gặp điều kiên thuận lợi.
Các khối u lành tính trong dạ dày có màu nâu, xuất hiện nhiều trên thành dạ dày, thành ruột non hay trực tràng. Khoảng 2/3 số người bệnh có polyp dạ dày thường gặp các triệu chứng đầy bụng, táo bón, phân có lẫn máu.
Khối u lành tính khi phát hiện sẽ được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ, để ngăn chặn nguy cơ chúng phát triển gây ung thư. Và sau 3 – 6 tháng, người bệnh cần phải làm các xét nghiệm lại để đảm bảo khối u đã được loại bỏ hoàn toàn.
3. Khối u dạ dày ác tính
Trường hợp người bệnh có các khối u ác tính thường rất khó phát hiện. Triệu chứng ban đầu thường giống với các triệu chứng của bệnh tiêu hóa thường gặp, vì thế người bệnh có thể chủ quan và bỏ qua chúng.
Khi có những triệu chứng điển hình như đau bụng quặn, sụt giảm cân nặng đột ngột, tiêu chảy phân đen, ăn uống bị nôn liên tục… bạn cần chú ý và sớm đi khám, thực hiện nội soi và làm sinh thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh.
Đa số người bệnh có khối u ác tính khi được phát hiện thì bệnh đã bắt đầu vào giai đoạn cuối, việc phẫu thuật loại bỏ khối u ác tính sẽ khó khăn hơn. người bệnh cũng phải tiến hành xạ trị, hóa trị tốn kém và ảnh hưởng nhiều về thể chất lẫn tinh thần.
Với trường hợp người bệnh có khối u ác tính nhưng vẫn được phát hiện sớm, phẫu thuật cắt bỏ phần dạ dày có khối u có thể giúp người bệnh khỏi gần như là tuyệt đối.
Chính vì vậy, việc theo dõi và phát hiện sớm mình có khối u dạ dày hay không là một trong những chìa khóa giúp điều trị thành công căn bệnh ung thư dạ dày.