Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày: Nguyên nhân, Triệu chứng
-
Ngày đăng:
06/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
378
Nội dung bài viết
ToggleBệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc, các mạch máu vùng viêm dãn nở do ứ máu nhiều (xung huyết). Cụ thể bệnh viêm hang vị xung huyết là gì? Nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Cấu tạo của dạ dày, hang vị dạ dày
Trước khi trả lời những câu hỏi trên, chúng ta tìm hiểu một chút về cấu tạo của dạ dày.
Dạ dày là đoạn phình to nhất trong ống tiêu hóa, phía trên tiếp giáp với thực quản, phía dưới nối với hành tá tràng. Dạ dày có nhiệm vụ quan trọng là dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Về hình dạng, dạ dày thường có hình chữ J, xong cũng sẽ thay đổi tùy theo tư thế hoặc thời điểm đói hay no …
Người ta chia dạ dày thành nhiều phần: tâm vị, phình vị, thân vị, hang vị và môn vị. Trong đó, hang vị là phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong nhỏ đến lỗ môn vị. Ngoài ra, dạ dày còn được nhận biết với hai mặt trước và sau, hai bờ cong lớn và nhỏ.
Viêm xung huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm dẫn đến xung huyết, đỏ và gây ra cảm giác đau rát. Khái niệm viêm xung huyết dùng để mô tả tình trạng viêm nặng hơn viêm trợt niêm mạc dạ dày và nhẹ hơn viêm loét dạ dày.
2. Viêm xung huyết hang vị dạ dày là gì?
Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc, các mạch máu vùng viêm dãn nở do ứ máu nhiều (xung huyết). Viêm hang vị dạ dày xung huyết được chia ra thành 3 mức độ khác nhau là: mức độ nhẹ, mức độ vừa và nặng
- Viêm xung huyết hang vị mức độ nhẹ: là tình trạng bị viêm niêm mạc hang vị ở lớp bề mặt. Bị viêm xung huyết nhẹ hang vị thì chỉ khi nội soi sẽ thấy vài vết hồng ban xuất hiện trên bề mặt niêm mạc hang vị dạ dày
- Viêm hang vị xung huyết mức độ vừa: ở mức độ vừa thì các vết hồng ban có dạng đốm dẫn xâm chiếm vùng hang vị với mật độ dày hơn so với mức độ nhẹ. Lúc này, các mạch máu tại đây sẽ trở nên viêm, bị giãn nở do máu ứ quá nhiều và gây ra xung huyết.
- Viêm xung huyết vùng hang vị mức độ nặng: Khi ở mức độ nặng các vết hồng ban sẽ lan ra khắp niêm mạc hang vị. Có thể lan tới thân vị nếu không được chữa trị kịp thời.
3. Nguyên nhân gây ra viêm xung huyết hang vị dạ dày
Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng bởi chỉ có tìm ra được nguyên nhân từ đó mới có cách chữa viêm hang vị xung huyết phù hợp. Dưới đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh xung huyết hang vị:
- Ăn uống không hợp lý, thiếu khoa học: thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ, vừa ăn vừa làm việc, ăn vội vàng, ăn quá no,… sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa gặp phải nhiều khó khăn. Dạ dày sẽ phải tiết ra nhiều acid dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Việc tăng tiết acid quá mức trong một thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị tổn thương.
- Căng thẳng thần kinh kéo dài (Stress): Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày làm phá hủy lớp niêm mạc hang vị dạ dày gây nên bệnh viêm xung huyết hang vị
- Lạm dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, nhóm corticoid: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp Prostaglandin khiến lớp niêm mạc dạ dày không được bảo vệ, dạ dày rất dễ tổn thương.
- Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá: Việc sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê,… sẽ bào mòn lớp niêm mạc hang vị dạ dày gây loét và viêm nhiễm.
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Đa số trường hợp mắc bệnh là do nhiễm vi khuẩn HP. Sau khi xâm nhập vào lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP sẽ làm mất chức năng bảo vệ niêm mạc của dạ dày, khiến hang vị dạ dày bị tổn thương từ đó gây ra viêm xung hang vị huyết.
4. Triệu chứng viêm xung huyết hang vị dạ dày
Khi bị bệnh viêm hang vị xung huyết dạ dày, người bệnh sẽ có các dấu hiệu đặc trưng sau:
- Cảm giác buồn nôn hoặc nôn: Khi bị viêm xung huyết thì các hoạt động tiêu hoá bị ảnh hưởng, thức ăn ứ đọng dẫn tới người bệnh muốn nôn
- Đau bụng vùng thượng vị: Đây là triệu chứng viêm xung huyết hang vị thường gặp nhất. Biểu hiện đau cồn cào, âm ỉ hoặc dữ dội. Đau thượng vị có tính chất chu kỳ và có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm nếu không điều trị đúng cách.
- Ợ hơi, ợ chua: Do chức năng tiêu hoá của dạ dày kém khiến thức ăn khó tiêu hoá dẫn đến tình trạng ợ hơi, ợ chua
- Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu
- Lâu ngày người bệnh trở nên gầy yếu, xanh xao, chán ăn, mệt mỏi: Khi bị bệnh người bệnh sẽ ăn không thấy ngon miệng dẫn đến tình trạng chán ăn, thức ăn không hấp thụ được dẫn tới suy nhược cơ thể
5. Viêm xung huyết hang vị có nguy hiểm không?
Bệnh viêm hang vị xung huyết dạ dày mặc dù không nguy hiểm, nhưng nếu không có cách chữa viêm hang vị xung huyết phù hợp và tận gốc, bệnh sẽ gây ra những biến chứng sau:
- Gây ra những triệu chứng khó chịu: như đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị, nôn và buồn nôn. Các triệu chứng này làm người bệnh khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh
- Loét hang vị: Nếu tình trạng bệnh viêm xung huyết hang vị để lâu dẫn tới viêm nhiễm có thể lây lan sang các vùng khác hoặc xuất hiện các vết loét trên niêm mạc hang vị.
- Thậm chí là các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày: Thủng dạ dày là biến chứng nguy hiểm có thể gây nguy hại tới tính mạng. Khi bị thủng dạ dày người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau dữ dội ở vùng bụng như có dao cứa vào, bụng cứng lại. Lúc này người nhà bệnh nhân cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời.
- Biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra ung thư dạ dày: Sau một thời gian, bệnh sẽ gây ra viêm teo niêm mạc dạ dày, rồi phát triển thành ung thư dạ dày rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Đối với những trường hợp bị viêm hang vị dạ dày xung huyết do vi khuẩn HP thì nguy cơ bị ung thư dạ dày càng cao.
6. Cách chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày
Để đạt được hiệu quả điều trị cao, trước hết người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc chữa viêm hang vị xung huyết bao gồm:
- Cần xác định rõ nguyên nhân trước khi chữa bệnh, chữa bệnh dựa theo nguyên nhân
- Chỉ sử dụng kháng sinh trong trường hợp được chẩn đoán viêm hang vị xung huyết do vi khuẩn HP
- Sử dụng kết hợp thuốc tây theo hướng dẫn của bác sĩ
- Kết hợp điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt
- Tái khám định kỳ sau mỗi đợt điều trị
Dưới đây là 3 cách điều trị viêm xung huyết phổ biến sau:
6.1. Chữa viêm xung huyết hang vị bằng thuốc tây
Thông thường để điều trị viêm hang vị xung huyết, các bác sĩ cần phối hợp nhiều thuốc, mỗi đợt điều trị sử dụng trong 2-3 tuần. Để điều trị bệnh này một cách nhanh chóng, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị viêm xung huyết hang vị nghiêm ngặt, tránh tình trạng tái phát
- Thuốc làm giảm kích thích sản xuất Acid (kháng histamine): Ranitidine (Zantac), Cimetidine (Tagamet HB), Famotidine (Pepcid)
- Thuốc kháng Acid trung hòa dạ dày như (Antacid): Magie hydroxyd và nhôm hydroxyd,…
- Thuốc ngăn chặn bơm tiết Acid dạ dày (PPI): Lansoprazole (Prevacid), pantoprazole (Protonix), (Prilosec),…
- Thuốc kháng sinh (dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn HP): Clarithromycin (Biaxin), Tetracycline (Tetracycline HCL), Tinidazole (Tindamax), Amoxicillin (Amoxil), Levofloxacin (Levaquin), Metronidazole (Flagyl),…
- Thuốc bao phủ ổ viêm: Bismuth Subcitrate
6.2. Chữa viêm xung huyết hang vị bằng bài thuốc dân gian
Ngoài việc sử dụng thuốc tây để điều trị viêm hang vị xung huyết, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc đông y chữa viêm hang vị dạ dày sau đây:
- Uống nước vỏ quýt sao vàng: mỗi ngày 3 lần trưđớc khi ăn, dùng để giảm viêm hang vị
- Uống nước vỏ bưởi đun sôi: dùng để giảm triệu chứng buồn nôn do viêm hang vị xung huyết.
- Uống tinh bột nghệ và mật ong: có tác dụng làm lành nhanh vết loét, giảm các triệu chứng đau rát do viêm xung huyết hang vị
- Sử dụng trà gừng: Trà gừng có tác dụng chống viêm và giảm đau rất tốt cho bệnh nhân viêm hang vị xung huyết, bạn có thể sử dụng kết hợp với mật ong.
6.3. Chế độ ăn hỗ trợ điều trị viêm xung huyết hang vị
Người bệnh nên lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học:
- Không nên bỏ bữa hoặc để bụng quá đói hay quá no, ăn đúng giờ, không ăn khuya, ăn chậm nhai kỹ và không ăn quá no để dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Khi cơn đau xuất hiện, nên ăn một chút hoặc uống 1 ly sữa nhỏ để trung hòa HCl hoặc vài lát bánh mì,
- Một tuần nên ăn 1–2 bữa cháo hoặc súp để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi.
- Thường xuyên tập thể dục và thư giãn tinh thần, giảm thiểu căng thẳng đặc biệt là trong bữa ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày.
- Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để không làm tổn thương tới dạ dày.
>> Xem thêm: Viêm xung huyết hang vị nên ăn gì – 5 nhóm thức ăn đảm bảo cần và đủ
Đặc biệt, để mau khỏi bệnh, người bệnh không nên ăn những thực phẩm sau:
- Đồ ăn chua: dấm ăn, các loại trái cây chua như chanh, cóc, xoài
- Đồ ăn cay, nóng: ớt, hạt tiêu,…
- Các loại thực phẩm giàu chất béo khó tiêu, thực phẩm gây đầy hơi…
- Thức ăn còn sống: gỏi, nộm, rau sống…
- Thực phẩm chế biến sẵn
- Rượu bia, nước ngọt có gas, chất có cồn
- Thực phẩm muối chua: dưa muối, cà muối
7. Phân biệt viêm phình vị dạ dày và viêm xung huyết hang vị
Có rất nhiều bệnh nhân hiểu nhầm rằng viêm phình vị dạ dày giống với viêm xung huyết hang vị. Thực tế hoàn toàn khác, phình vị không phải là hang vị.
Phình vị là đoạn dạ dày phía trên cùng, gần lỗ tâm vị nối với thực quản. Trong khi hang vị là phần dạ dày ở gần phía dưới cùng, nối lỗ môn vị, hành tá tràng và thân vị. Do vị trí khác nhau và tính chất niêm mạc khác nhau nên nguyên nhân, triệu chứng của viêm phình vị dạ dày sẽ khác so với viêm hang vị và viêm xung huyết hang vị.
Vị trí đau của viêm phình vị dạ dày thường lệch lên trên và sát với hạ sườn trái. Bệnh nhân thường đau không thành cơn, đau nhiều hơn khi nằm. Khác với viêm hang vị thường đau vào lúc đói.
Viêm phình vị dạ dày thường được phát hiện qua nội soi. Bạn cần tuân thủ hoàn toàn theo phcs đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
8. Phân biệt viêm hang môn vị dạ dày và viêm xung huyết hang vị dạ dày
Viêm hang vị môn vị dạ dày cũng là một bệnh dễ bị nhầm lẫn với viêm xung huyết hang vị dạ dày.
Về bản chất, viêm hang vị môn vị mô tả vị trí viêm. Trong khi viêm xung huyết hang vị dạ dày mô tả biểu hiện và vị trí viêm.
Cụ thể về viêm hang vị môn vị dạ dày: để mô tả các trường hợp viêm tại vị trí hang vị và môn bị (phần nối giữa ruột non và dạ dày).
+) Về triệu chứng: viêm hang vị môn vị có 3 mức độ viêm từ nhẹ đến nặng bao gồm:
- Viêm trợt hang vị môn vị
- Viêm xung huyết hang vị môn vị
- Viêm loét hang vị môn vị
+) Về nguyên nhân: chủ yếu gây viêm hang vị môn vị dạ dày là do trào ngược dịch mật từ ruột non lên, ngoài ra một phần nhỏ do tăng tiết acid và nhiễm khuẩn HP (Khác với viêm hang vị xung huyết, nguyên nhân chủ yếu do tăng tiết acid dịch vị và nhiễm khuẩn HP).
+) Về các biến chứng: Viêm hang vị môn vị có nguy cơ biến chứng hẹp môn vị cao hơn viêm xung huyết hang vị dạ dày.
+) Về điều trị và sử dụng thuốc: Các thuốc sử dụng trong điều trị viêm hang vị môn vị tương tự với các thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày nói chung.
9. Một số câu hỏi liên quan đến viêm xung huyết hang vị dạ dày
9.1 Viêm xung huyết hang vị có lây không?
Viêm xung huyết hang vị dạ dày là bệnh có khả năng lây nhiễm qua vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể người bệnh thông qua những thực phẩm, đồ ăn không đảm bảo mà bạn nạp vào mỗi ngày, và tiếp xúc trực tiếp miệng – miệng với người có khuẩn HP. Vi khuẩn H. pylori sẽ phá hủy, làm viêm nhiễm và loét niêm mạc hang vị dạ dày
9.2 Viêm xung huyết hang vị có chữa khỏi không?
Viêm xung huyết hang vị dạ dày có thể sẽ chữa khỏi hoàn toàn, nếu được điều trị sớm và đúng cách.
Khi xuất hiện các triệu chứng, bạn cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh, không nên để tình trạng bệnh kéo dài.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có kiến thức về căn bệnh này từ đó có cách phòng và cách chữa viêm hang vị xung huyết. Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh!
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có kiến thức về căn bệnh này từ đó có cách phòng và cách chữa viêm hang vị xung huyết. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha! Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh!