Skip to main content

Cách Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Cây Cam Thảo Tại Nhà

  • Ngày đăng:

    19/02/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    269

Đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng là các căn bệnh gây ra những cơn đau  thường xuyên đối với người bệnh. Một số loại thảo mộc đến từ thiên nhiên đã được chứng minh là có tác dụng điều trị rất tốt đối với các bệnh này. Cam thảo là một trong những loại thảo mộc như vậy. Cùng tìm hiểu cách điều trị viêm loét dạ dày bằng cam thảo tại bài viết này!

Rễ cây cam thảo thường được biết đến và sử dụng làm một loại gia vị cho các món ăn do vị ngọt của nó, đồng thời dùng như một vị thuốc. Rễ cam thảo được sử dụng để trị các chứng bệnh ho, đau thắt lưng, trào ngược và cảm lạnh thông thường, hay một số bệnh về tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng,…

Vậy sử dụng cây cam thảo như thế nào để có cách điều trị viêm loét dạ dày đúng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Tác dụng của cam thảo trong điều trị viêm loét dạ dày

Rễ cây cam thảo được sử dụng để làm dịu khi những cơn đau dạ dày hoành hành. Trong trường hợp này, nhờ tính chống viêm và tăng cường miễn dịch của acid glycyrrhizic, rễ cam thảo có thể tăng tốc độ hồi phục vết loét ở niêm mạc dạ dày. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng acid glycyrrhizic trong rễ cam thảo có thể ngăn chặn vi khuẩn Hp – nguyên nhân chính của các viết viêm loét trên niêm mạc dạ dày tá tràng, và có thể ngăn ngừa chúng phát triển trong ruột. Cũng có những nghiên cứu khác cho thấy những người bị loét dạ dày, ợ nóng hoặc viêm dạ dày đã cải thiện được tình trạng bệnh của mình sau khi sử dụng chiết xuất từ rễ cam thảo. Cam thảo được dùng ở nhiều dạng, dạng rễ cắt lát phơi khô, trà từ lá cam thảo, dạng bột và dạng cao.

Cam thảo là một vị thuốc tốt cho nguời bệnh loét dạ dày hành tá tràng.

2. Các cách điều trị viêm loét dạ dày bằng cam thảo

2.1. Chữa viêm loét dạ dày bằng cam thảo dạng bột

Cam thảo ở dạng bột phần lớn được sử dụng để làm đẹp, làm sạch da và điều trị mụn.

2. 2. Trị loét dạ dày bằng cam thảo dạng trà

Lá cây cam thảo sấy khô, xay thành trà trong túi lọc cũng đã xuất hiện trên thị trường. Trà được sử dụng để thúc đẩy sức khoẻ đường tiêu hoá, hô hấp và tuyến thượng thận. Những loại trà “tốt cho phế quản” và “làm sạch và giải độc” thường có thành phần chứa cam thảo.

2.3. Cam thảo dạng rễ cắt lát phơi khô trị viêm dạ dày

Dạng rễ cắt lát phơi khô thường được pha cùng nước nóng và gừng và một loại trà bất kì. Trà có công dụng làm mềm và dịu da, tăng cường hệ thống miễn dịch và chữa trị các vết loét dạ dày tá tràng.

2.4. Dạng bột và dạng cao lỏng từ cao thảo điều trị viêm loét dạ dày

Dạng bột và dạng cao lỏng thường được sử dụng để ăn trực tiếp hoặc pha vào nước (sử dung từ 3 đến 5 gam) và chia làm 3 lần uống mỗi ngày vào nửa tiếng trước bữa ăn. Vì lúc này khi đi vào cơ thể, cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng để bảo vệ dạ dày của bạn. Tuy nhiên không nên uống liên tục, mà chỉ nên sử dụng từ 1 đến 2 tuần rồi tạm dừng.

Theo hướng dẫn của tổ chức Y tế thế giới WHO, liều lượng khuyến cáo để sử dụng rễ cam thảo là dưới 75 miligram/mỗi người mỗi ngày.

>> Tìm hiểu thêm:

Như vậy, có thể thấy việc sử dụng cam thảo là một trong những cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất về liều lượng và cách sử dụng cam thảo phù hợp với cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người. Người gặp vấn đề về huyết áp và thận không nên áp dụng bài thuốc trên. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x