Skip to main content

Khám vi khuẩn hp chuẩn xác

  • Ngày đăng:

    18/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    163

Khám vi khuẩn HP ở đâu chính xác được nhiều người quan tâm bởi để tìm được địa chỉ khám và diệt trừ tận gốc loại khuẩn này không phải là việc dễ dàng. Bài viết dưới đây giới thiệu 10 địa chỉ uy tín nhất tại Hà Nội và Sài Gòn

Xem thêm:

1. Khi nào cần tiến hành khám vi khuẩn HP

Khám vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp

Khuẩn HP là loại xoắn khuẩn gram âm tồn tại và sinh trưởng trên lớp niêm mạc của dạ dày. Loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra enzyme Urease, một loại enzyme có khả năng trung hòa acid, nhờ đó mà chúng không bị acid của dạ dày tấn công và tiêu diệt.

Khuẩn HP là nguyên nhân của nhiều bệnh lý tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, rối loạn tiêu hóa, ung thư… Nếu như bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu sau đây thì rất có thể bạn đã bị nhiễm khuẩn:

  • Đau bụng: Đau vùng dạ dày và xung quanh vị trí của dạ dày, nhất là ở vùng thượng vị. Cơn đau có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào, nhưng xuất hiện nhiều nhất khi người bệnh đói bụng hoặc sau khi dùng bữa xong.
  • Đầy hơi, chướng bụng: Ngay cả khi dạ dày đang rỗng, khuẩn HP cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy đầy hơi, bụng chướng. Triệu chứng này cũng xảy ra khi người bệnh đói, trước và sau bữa ăn, trước khi đi ngủ…
  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh có thể bị tiêu chảy khi hoạt động của ruột bị rối loạn, không thể hấp thụ lại nước trong phân. Người bệnh còn có thể bị táo bón khi khuẩn HP làm ngưng trệ quá trình sản xuất acid để tiêu hóa thức ăn.
  • Buồn nôn và nôn:  Khi có triệu chứng này, bạn nên thăm khám vi khuẩn HP xem mình có bị nhiễm hay không. Cảm giác có thể xuất hiện kể cả khi dạ dày trống rỗng, dịch nôn không có thức ăn mà chủ yếu là nước hoặc dịch dạ dày. Trong các trường hợp dạ dày đã viêm loét nặng, chất nôn có thể có màu thẫm, gần với màu đen.
  • Trào ngược và ợ nóng: Ợ nóng kéo theo cảm giác đau, rát ở bụng lên tới cổ, thỉnh thoảng còn gây trào ngược dạ dày. Trào ngược mang theo dịch thức ăn cùng acid và các men tiêu hóa từ dạ dày lên thực quản, hầu họng, tạo cảm giác rất khó chịu.
  • Hôi miệng: Vi khuẩn HP có thể được đẩy lên khoang miệng do tác động của việc trào ngược. Tại đây, khuẩn HP có thể tạo ra các khí dimethyl sunfua, Hydrogen Sulphit, metin mecaptan,… tạo ra ra mùi hôi khó chịu. Dạ dày tiêu hóa chậm, khiến thức ăn lên men, sinh hơi cũng tạo ra tình trạng ợ hơi có mùi hôi khó chịu.
  • Suy nhược cơ thể: Khuẩn HP ảnh hưởng lên bộ máy tiêu hóa, khiến người bệnh trở nên chán ăn, hay mệt mỏi, sút cân. Một số người còn bị rối loạn tâm trạng.

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sỹ thăm khám và làm xét nghiệm xem mình có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không.

Xem thêm:

2. 4 cách xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày

Để khám vi khuẩn HP, bạn sẽ cần đến các cơ sở y tế có chuyên môn. Tại đây, bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu làm các xét nghiệm giám định HP như:

2.1. Nội soi tìm vi khuẩn HP trong dạ dày

Nội soi dạ dày
Phương pháp nội soi dạ dày

Cơ chế xét nghiệm: Nội soi dạ dày sử dụng một ống nhỏ có gắn camera để luồn vào dạ dày thông qua ống thực quản của bệnh nhân, nhằm dò tìm vị trí vết loét. Khi đó, một mảnh sinh thiết ở quanh vị trí thương tổn dạ dày sẽ được lấy ra bên ngoài để đem đi xét nghiệm Clo Test hoặc là thực hiện nuôi cấy vi khuẩn.

Chỉ định

  • Các bệnh nhân được nội soi dạ dày và phát hiện có tổn thương viêm hoặc loét tại dạ dày.
  • Các bệnh nhân cần làm xét nghiệm để tìm vi khuẩn HP
  • Thực hiện theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa

Chống chỉ định

  • Các trường hợp bệnh nhân chống chỉ định nội soi dạ dày
  • Các trường hợp bị rối loạn đông máu, cầm máu (Có tỉ lệ Prothrombin dưới 50% và tiểu cầu dưới 50G/L)

Các bước thực hiện

  • Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng cho bệnh nhân trước khi bắt đầu nội soi
  • Bệnh nhân sẽ được thực hiện nội soi dạ dày bởi các bác sĩ nội soi
  • Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ dùng kim sinh thiết để lấy 2 mẫu bệnh phẩm từ hang vị và thân vị của dạ dày.
  • Bệnh phẩm được lấy ra và cho vào một ống nghiệm nhỏ đổ đầy hỗn hợp dung dịch đặc biệt. Sau 5-10 phút, bác sĩ sẽ tiến hành đọc kết quả.
  • Bệnh nhân được kết luận là dương tính với khuẩn HP nếu dung dịch chuyển sang màu hồng cánh sen.

Ưu điểm:

  • Là phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP hiệu quả, đồng thời còn giúp phát hiện các tổn thương thành dạ dày nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về bệnh lý dạ dày.
  • Hiện nay, các bệnh viện hay phòng khám thường sẽ gộp nội soi dạ dày và xét nghiệm HP vào chung một gói nhằm giúp người bệnh tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm

  • Phương pháp này không phù hợp cho những bệnh nhân không được nội soi tiêu hóa.
  • Người bệnh có thể cảm thấy đau khi được nội soi, trường hợp chọn nội soi gây mê vẫn có cảm giác hơi vướng nơi cổ họng sau khi nội soi.

2.2. Test khám vi khuẩn HP bằng hơi thở

Phương pháp test hơi thở
Phương pháp test hơi thở

Test hơi thở (tên tiếng Anh là Urea Breath Test) là phương pháp xét nghiệm dạ dày không xâm lấn phổ biến trên toàn thế giới. Có 2 dạng test hơi thở phổ biến hiện nay là Test hơi thở bằng bóng và Test hơi thở bằng thẻ.

Cơ chế: Với phương pháp này thì bệnh nhân sẽ được cầm trên tay một thiết bị để thở vào, sau khi đã thở vào thiết bị thì hơi thở của bệnh nhân sẽ được đêm đi phân tích để xác định sự hiện diện của khuẩn HP.

Chỉ định:

  • Những bệnh nhân cần đánh giá hiệu quả trong và sau điều trị HP
  • Bệnh nhân cần chẩn đoán nhiễm khuẩn HP, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi, những người không thể nội soi dạ dày.

Lưu ý trước khi xét nghiệm:

  • Kiêng ăn uống trong ít nhất là từ 4 cho tới 6 tiếng đồng hồ.
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh trong ít nhất 4 tuần trước khi kiểm tra.
  • Không sử dụng thuốc PPI trong ít nhất 1 tuần trước khi kiểm tra.
  • Không sử dụng thuốc Sucralfate trong ít nhất 2 tuần trước khi kiểm tra.
  • Tuân thủ theo các hướng dẫn khác của bác sĩ.

Các bước thực hiện:

  • Bệnh nhân sẽ lấy mẫu hơi thở vào túi đựng thứ nhất. Khi lấy mẫu hơi thở, bệnh nhân cần ngậm túi lấy mẫu hơi thở vào miệng, hít bằng mũi rồi giữ hơi thở từ 5 đến 10 giây. Sau đó thở ra chậm rãi vào túi lấy mẫu, chú ý hơi thở phải được đi ra từ phổi.
  • Bệnh nhân uống một viên thuốc chứa ure gắn đồng vị phóng xạ 13C. Uống khi bụng đói với 100ml nước. Uống nguyên cả viên, không nhai, không làm nát hoặc hòa tan thuốc ra nước.
  • Sau khi uống thuốc, bệnh nhân cần nằm nghiêng bên trái 5 phút rồi ngồi yên trong 15 phút. Sau đó, bệnh nhân sẽ lấy mẫu hơi thở lần thứ 2 vào một túi lấy mẫu mới.
  • Bác sĩ mang 2 mẫu hơi thở đi phân tích.
  • Cuối cùng bệnh nhân sẽ được nhận kết quả

Ưu điểm:

  • Đây là phương pháp xét nghiệm có độ nhạy cao (95%), độ chính xác cũng rất cao (khoảng 88%).
  • Tiết kiệm thời gian, tổng thời gian test chỉ khoảng 30 phút.
  • Hoàn toàn không xâm lấn, không đau đớn, không gây khó chịu.
  • Phù hợp với những người không muốn hoặc không thể nội soi.

Nhược điểm:

  • Chi phí tương đối cao (khoảng 400.000 tới 600.000 vnđ/lần)

Chi tiết xem: Những điều cần biết xét nghiệm vi khuẩn HP 

2.3. Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP

Xét nghiệm phân
Phương pháp xét nghiệm phân

Vi khuẩn HP có thể được cơ thể đào thải hàng ngày trong phân. Khám vi khuẩn HP qua phân là phương pháp tìm kiếm sự hiện diện của khuẩn HP bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang.

Chỉ định:

  • Các bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Bệnh nhân cần xét nghiệm để theo dõi và đánh giá sau quá trình điều trị HP.

Các bước thực hiện:

  • Bệnh nhân sẽ thu thập mẫu phân của bản thân tại nhà thông qua các thiết bị y tế chuyên dùng. Nếu như không thể mang tới trung tâm y tế để xét nghiệm ngay thì mẫu phân cần phải được bảo quản trong điều kiện lạnh.
  • Trong vòng 2 tuần trước khi làm xét nghiệm này, bệnh nhân không được phép dùng một số loại thuốc như kháng sinh, bismuth, thuốc trung hòa acid dạ dày, bismuth, thuốc bao vết loét dạ dày hoặc thuốc kháng acid.
  • Mẫu phân sẽ được cơ sở y tế tiếp nhận và đem đi phân tích xem bệnh nhân có dương tính với khuẩn HP hay không. Thời gian nhận kết quả cho mỗi xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân thường là 1 cho đến 4 ngày.

Ưu điểm:  Là phương pháp được bác sỹ khá ưu tiên và cho kết quả xác định HP chính xác và đồng thời phát hiện được một số bệnh lý khác.

Nhược điểm: 

  • Thời gian để nhận được kết quả xét nghiệm tương đối lâu.
  • Không thể quan sát được các thương tổn khác trong dạ dày (nếu có).

2.4. Xét nghiệm máu phát hiện vi khuẩn HP

Xét nghiệm máu
Khám vi khuẩn Hp bằng phương pháp xét nghiệm máu

Phương pháp xét nghiệm HP trong máu giúp ta tìm được kháng thể chống lại khuẩn HP trong máu, từ đó xác định được bệnh nhân có bị nhiễm khuẩn HP trong thời gian gần đây hay không.

Chỉ định

  • Khi cần xác định khuẩn HP nhưng không thể thực hiện các phương pháp khác.
  • Khi bệnh nhân cần kiểm tra để đánh giá hiệu quả của một phác đồ điều trị khuẩn HP vừa được áp dụng trước đó.

Các bước thực hiện

  • Bệnh nhân sẽ được lấy mẫu máu
  • Mẫu máu sẽ được đem đi phân tích để tìm kháng thể chống lại khuẩn HP, từ đó đánh giá tình hình của mỗi bệnh nhân.
  • Ưu nhược điểm

Ưu điểm: 

  • Cách thực hiện dễ dàng và đơn giản, ít tốn kém.

Nhược điểm:

  • Kháng thể trong máu giảm khá chậm nên sau khi đã điều trị hết khuẩn HP thì nồng độ kháng thể vẫn tiếp tục tồn tại ở máu của bệnh nhân suốt một thời gian dài. Do đó thì phương pháp này không thể xác định chính xác người bệnh còn nhiễm hay đã hết khuẩn HP.
  • Phương pháp xét nghiệm máu ít được chỉ định và được thực hiện ở các trung tâm không có phương pháp tiên tiến hơn.

3. Khám vi khuẩn HP ở đâu – Top 10 địa chỉ uy tín

Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai

3.1 Các địa chỉ khám vi khuẩn H.pylori tại Hà Nội

Khoa tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ: 024 3869 3731
  • Website: http://bachmai.gov.vn/

Bệnh viện Quốc tế Vinmec Times City

  • Địa chỉ: Số 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ: 024 3974 3556
  • Website: https://www.vinmec.com/vi/

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

  • Địa chỉ: Bệnh viện: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Phòng khám: 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ: 090 497 09 09
  • Website: https://benhvienthucuc.vn/

Phòng khám Hoàng Long

  • Địa chỉ: Tầng 10, tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
  • Điện thoại liên hệ: 1900 8904

Bệnh viện Đa Khoa Bảo Sơn

  • Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ: 024 3775 7099
  • Website: https://baosonhospital.com/

3.2 Các địa chỉ khám vi khuẩn HP tại Sài Gòn

Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại liên hệ: 028 3855 4137
  • Website: http://choray.vn/

Bộ y tế viện Pasteur Tp.Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại liên hệ: 028 3823 0352
  • Website: http://www.pasteurhcm.gov.vn/

Khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện nhân dân Gia Định

  • Địa chỉ: 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại liên hệ: 028 3841 2692
  • Website: http://bvndgiadinh.vn/home/index/

Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh

  • Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Hẻm 781 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại liên hệ: 028 3863 2553
  • Website: https://benhvienvanhanh.com/

Khoa tiêu hóa bệnh viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh 

  • Địa chỉ: số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại liên hệ: 028 3855 4269
  • Website: http://www.bvdaihoc.com.vn/

Hy vọng qua bài viết khám vi khuẩn HP các bạn có thể tìm cho mình một địa chỉ khám tin cậy đồng thời nắm rõ được các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP. Chúc các bạn thành công!

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x