Skip to main content

Viêm loét dạ dày và viêm hành tá tràng, làm sao để phân biệt?

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    179
Rất nhiều người nhầm lẫn viêm loét dạ dày và viêm hành tá tràng dẫn đến việc điều trị sai cách và sai bệnh. Để phân biệt, hãy cùng tham khảo bài viết sau.
Xem thêm: 

1. Triệu chứng phân biệt viêm loét dạ dày và viêm hành tá tràng

Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày

1.1. Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày có những dấu hiệu dễ nhận biết như:

  • Đau bụng trên hoặc vùng thượng vị (vùng bụng trên, ngay dưới ức), ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn.
  • Đói đau, no quá cũng đau. Đang đói, đau, ăn nhẹ thì hết đau. Đau tăng khi ăn các thức ăn như: chuối tiêu, dứa, dưa chua,…
  • Xuất huyết (nếu có): Phân đen, mịn như cà phê hoặc nôn ra máu đỏ, da xanh tái, tim đập nhanh, vã mồ hôi, giảm huyết áp.

1.2. Viêm hành tá tràng

  • Những cơn đau của viêm hành tá tràng rất dữ dội, đau rát như bị cào, gặm; hoặc đau âm ỉ, bụng đầy hoặc cảm giác cồn cào như đói.
  • Cơn đau giảm khi ăn thức ăn. Cơn đau lại đến sau khi ăn 1,5-3 giờ. Cơn đau thường làm bệnh nhân tỉnh dậy ban đêm. Có thể kéo dài vài ngày tới vài tháng. Đau tăng khi ăn thức ăn và nôn là các triệu chứng của loét môn vị

Khi có dấu hiệu lạ, bệnh nhân cần thăm khám thực thể và các xét nghiệm cận lâm sàng tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế như: Chụp Baryt cản quang, nội soi, test H.P., định lượng acid, sinh thiết,… sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

2. Biện pháp phòng tránh bệnh viêm loét hành tá tràng

Bệnh nhân viêm loét hành tá tràng cần tránh ăn các thức ăn dễ kích thích như:

  • Rượu, các chất gia vị như ớt, hạt tiêu. các chất có nhiều chất chua: hoa quả, dấm…
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Đối với bệnh nhân đang bị xuất huyết tiêu hoá, đang đợt đau:
  • Cần nằm tại chỗ, tránh đi lại và tránh thay đổi tư thế đột ngột.
  • Ăn các thức ăn lỏng (sữa, nước cháo) chia làm nhiều bữa cho đến khi hết đau, hết các triệu chứng của xuất huyết tiêu hoá (đi ngoài phân vàng), sau đó ăn đặc (cháo, cơm nát) rồi ăn dần dần trở lại bình thường.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Bệnh nhân viêm hành tá tràng cần chú ý: Có chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh stress tâm lý.
  • Buổi tối nên ăn một miếng bánh ngọt hoặc uống một cốc sữa nhỏ, không nên để dạ dày rỗng, đói.
  • Bệnh nhân cần lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị, bác sĩ sẽ so sánh kết quả trước và sau khi điều trị để giúp bạn chữa trị bệnh hiệu quả!

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.  Nếu cảm thấy mình có những triệu chứng trên thì hãy tới các cơ sở y tế để được các bác sỹ tư vấn và thăm khám cho bạn sớm nhất!

Xem thêm: Mách bạn cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x