Bạn có biết phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràn
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
118
Nội dung bài viết
ToggleViêm dạ dày là sự tổn thương niêm mạc dạ dày do tác động của quá trình viêm, còn loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị khuyết do sự tấn công hiệp đồng của acid và pepsin làm phá vỡ lớp hàng rào bảo vệ của niêm mạc dạ dày. Vậy phác đồ điều trị viêm loét dạ dày là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Xem thêm:
- 17 cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên
- Loét dạ dày uống nghệ đen có được không – Trả lời chuẩn xác
1. Chuẩn đoán điều trị viêm loét dạ dày
Chẩn đoán dựa vào:
- Đau vùng thượng vị có chu kỳ (mang tính chất gợi ý) hoặc đã có biến chứng.
- Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn
- Chụp X-quang: dạ dày
- Tốt nhất là nội soi dạ dày và làm CLO test, có thể làm test hơi thở tìm pylori (với độ nhạy và độ đặc hiệu là 95%).
Chẩn đoán phân biệt: Rối loạn tiêu hóa chức năng, GERD không điển hình, nhờ viêm tụy cấp, hay nhồi máu cơ tim vùng hoành …
2. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi:
- Nên ăn thức ăn mềm dễ tiêu, ăn trước khi ngủ 3 giờ.
- Kiêng chua, cay, thuốc lá, cà phê, rượu, thức ăn còn nóng, nước có gas, dầu mỡ…
- Người bệnh nên nghỉ ngơi nằm viện: Khi có đau rầm rộ, cần cắt cơn đau; giảm thiểu stress.
3. Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Ức chế tiết acid là thuốc chính trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, điều trị trong 8 tuần đối với loét tá tràng, 12 tuần đối với loét dạ dày.
Các thuốc ức chế bơm proton (PPI) với liều chuẩn sau đây uống trước khi ăn ít nhất 30 phút:
- Omeprazol 20
- Pantoprazol 40mg
- Rabeprazol 20mg
- Esomeprazol 20mg
Các thuốc kháng thụ thể H2 uống trước ăn sáng và tối ít nhất 30 phút hoặc uống 1 lần trước khi đi ngủ:
- Ranitidin 300mg: 1-2 lần/ ngày
- Famotidine 40 mg: 1- 2 lần/ ngày
- Và Nizatidin 300 mg: 1- 2 lần/ ngày
Điều trị diệt H.pylori gây viêm loét dạ dày
PPI liều chuẩn x 2 lần/ ngày kết hợp với:
- Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày
- Và clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày
Hoặc
- Clarithromycin 500mg x 2 /ngày
- Và Tinidazole hoặc Metronidazol 0.5g x 2 /ngày
Hoặc
- Amoxicillin 1g x 2 /ngày
- Và Metronidazol 0.5g x 2 /ngày
Hoặc
- Amoxicillin 1g x 2 /ngày
- Và Tinidazole 0.5g x 2 /ngày
Tất cả các liều trên đều uống trước khi ăn, liên tục từ 10 – 14 ngày.
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng theo trình tự 10 ngày
- Trong 5 ngày đầu: PPI liều chuẩn x 2 lần/ ngày + Amoxicillin 1g x 2 /ngày uống trước khi ăn (lúc bụng đói).
- Trong 5 ngày kế tiếp: PPI liều chuẩn x 2 lần/ ngày kết hợp với Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày + Tinidazole 0.5g x 2 /ngày uống trước khi ăn (lúc bụng đói).
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng theo trình tự + Probiotics
- Trong 5 ngày đầu: PPI liều chuẩn x 2 lần/ ngày + Amoxicillin 1g x 2 /ngày uống trước khi ăn (lúc bụng đói) + Probiotic (3.108 Lacobacillus acidophilus).
- Trong 5 ngày kế tiếp: PPI liều chuẩn x 2 lần/ ngày kết hợp với Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày + Tinidazole 0.5g x 2 /ngày + Probiotic (3.108 Lacobacillus acidophilus).
- PPI liều chuẩn x 2 lần/ ngày kết hợp với Amoxicillin 1g x 2 /ngày + Clarithromycin 500mg x 2 /ngày + Tinidazole hoặc Metronidazol 0.5g x 2 /ngày uống trước khi ăn, liên tục, từ 10 – 14 ngày.
Trên đây là các phác đồ điều trị loét dạ dày các bạn có thể tham khảo, tuy nhiên bạn không nên tự ý điều trị mà cần có chỉ định của bác sĩ nếu sử dụng các phác đồ điều trị bằng thuốc tây. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị được bán rộng rãi ở các nhà thuốc như curmagold. Chúc các bạn sớm tìm được phác đồ điều trị phù hợp.
Xem thêm: