Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Phác đồ điều trị Ung Thư Phổi
-
Ngày đăng:
06/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
277
Nội dung bài viết
Toggle
Có ba loại ung thư không phải tế bào nhỏ chủ yếu. Chúng được đặt tên theo loại tế bào từ đó ung thư phát triển: ung thư biểu mô tế bào vẩy (còn được gọi là ung thư dạng biểu bì), ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn.
Triệu chứng lâm sàng của ung thư phổi
– Đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí.
– Ho kéo dài, ngày càng nặng hơn, có thể có máu.
– Khó thở khi khối u to, chèn ép, bít tắc đường hô hấp.
– Hội chứng trung thất:
+ Chèn ép tĩnh mạch chủ trên: Phù áo khoác, tĩnh mạch cổ nổi to, tuần hoàn bàng hệ.
+ Chèn ép thực quản: Khó nuốt, nuốt đau.
+ Chèn ép thần kinh quặt ngược trái: Khàn tiếng, giọng đôi.
+ Chèn ép thần kinh giao cảm cổ: Khe mắt hẹp, đồng tử co nhỏ, gò má đỏ bên tổn thương.
+ Chèn ép thần kinh phế vị: hồi hộp, tim đập nhanh.
+ Chèn ép thần kinh hoành: Nấc đau vùng hoành, khó thở.
+ Chèn ép đám rối cánh tay: Đau vai lan ra mặt trong cánh tay, rối loạn cảm giác.
– Toàn thân: Mệt mỏi, gầy sút không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân gây ung thư phổi
– Khói thuốc lá
Các chất độc hại, được gọi là những tác nhân gây ung thư, có trong thuốc lá làm tổn hại tới các tế bào ở trong phổi. Dần dần, những tế bào này có thể trở thành ung thư.
Xác suất một người hút thuốc bị ung thư phổi phụ thuộc vào độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, lượng thuốc lá hút trong một ngày và mức độ hít khói thuốc.
Ngừng hút thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi. Những người hút các loại thuốc lá khác và những người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ tương tự.
– Ô nhiễm phóng xạ
Radon là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi vị và không nhìn thấy bằng mắt thường trong tự nhiên có trong sỏi và đá. Nó có thể làm tổn hại tới phổi và từ đó có thể dẫn đến ung thư phổi. Hút thuốc lá còn làm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng lên cao hơn ở những người đã có nguy cơ mắc căn bệnh này do tiếp xúc với khí radon.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và sự phơi nhiễm với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định, ví dụ như các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên liệu hoá thạch khác.
– Tiền sử bản thân
Chẩn đoán ung thư phổi
Để tìm ra nguyên nhân gây ra những triệu chứng, bác sĩ phải xem xét tiền sử của người bệnh, tiền sử hút thuốc, tiếp xúc với các chất ở môi trường tự nhiên và môi trường lao động, tiền sử ung thư của gia đình.
Nếu bạn có một triệu chứng cho thấy ung thư phổi, bác sĩ của bạn phải tìm hiểu xem liệu nó bắt nguồn từ ung thư hay các bệnh khác. Bạn có thể được yêu cầu làm một số xét nghiệm máu và các thủ tục chẩn đoán:
– Chụp X quang lồng ngực thẳng và nghiêng: Phát hiện đám mờ, hình ảnh tràn dịch màng phổi. Giúp xác định vị trí, hình thái, kích thước tổn thương.
– Chụp cắt lớp vi tính: Cho phép đánh giá hình ảnh khối u và hạch trung thất, xác định chính xác vị trị, kích thước và mức độ lan rộng tổn thương ở cả hai phổi.
– Nội soi phế quản: Giúp quan sát trực tiếp tổn thương, xác định vị trí, hình thái tổn thương: thường gặp thể sùi và chít hẹp phế quản. Qua nội soi tiến hành sinh thiết trực tiếp tổn thương hoặc xuyên thành phế quản để chẩn đoán mô bệnh học.
– Siêu âm ổ bụng: Phát hiện các tổn thương di căn.
– Xạ hình xương bằng máy SPECT: Phát hiện di căn xưong từ rất sớm so với chụp X quang xương thông thường. Từ đó giúp thầy thuốc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Tổn thương thường ở xương cột sống, xương chậu, xương sườn,..
– Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Phát hiện di căn não.
– Chụp cộng hưởng từ sọ não: Phát hiện chính xác số lượng, kích thước tổn thương di căn não. Chụp cộng hưởng từ mô phỏng cho phép lập kế hoạch điều trị xạ phẫu bằng dao gamma.
– Chụp PET/CT (Positron Emission Tomography / Computer Tomography): Phương pháp này có giá trị: Phát hiện sớm tổn thương, đánh giá chính xác giai đoạn bệnh, theo dõi, đánh giá đáp ứng với điều trị, phát hiện tái phát, di căn xa, tiên lượng bệnh, sử dụng PET/CT mô phỏng để lập kế hoạch xạ trị.
– Tế bào học: Tìm tế bào ung thư trong đờm, dịch màng phổi, dịch rửa phế quản. Tế bào hạch thượng đòn nếu có.
Các phương pháp điều trị ung thư phổi
Phẫu thuật
– Chỉ định: Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn O, I, II, IIIA.
Điều trị bằng tia xạ
Chỉ định
– Tia xạ trước phẫu thuật: cho giai đoạn IIIB, kích thước u quá lớn để xét khả năng phẫu thuật sau đó.
– Tia xạ sau phẫu thuật: cho giai đoạn II, IIIA và các trường hợp phẫu thuật cắt bỏ không hoàn toàn để lại tổ chức ung thư sau phẫu thuật.
– Tia xạ đơn thuần triệt căn: cho giai đoạn I, II, IIIA có chống chỉ định hoặc người bệnh từ chối phẫu thuật, hoá chất.
– Tia xạ triệu chứng: xạ trị giảm đau, xạ trị toàn não, xạ trị chống chèn ép.
Kỹ thuật
– Xạ trị 3D- CRT (Three dimesion Conformal Radiation Therapy).
Điều trị bằng hoá chất
Chỉ định: Khi bệnh muộn (giai đoạn IV, IIIB, IIIA),các trường hợp chống chỉ định hoặc người bệnh từ chối phẫu thuật, tia xạ.
Điều trị đích
Điều trị không đặc hiệu: Kháng sinh, giảm ho khi có bội nhiễm, chống xuất tiết, điều biến miễn dịch, nâng cao thể trạng, giảm đau.
Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi
– Là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Tuỳ từng giai đoạn của quá trình điều trị, loại phương pháp được điều trị mà bác sĩ sẽ cho lời khuyên cụ thể thích hợp cho từng trường hợp.
– Chế độ ăn hợp lý: nhiều trái cây, rau, ngũ cốc toàn phần, các sản phẩm từ sữa, một lượng thịt vừa phải, ít chất béo động vật và hạn chế đường.
– Nên vận động, tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng.
– Hạn chế vận động khi có biến chứng chảy máu dạ dày.
Điều trị ung thư phổi giai đoạn di căn một số vị trí đặc biệt
– Di căn xương: xạ ngoài hoặc xạ trong.
Cách phòng chống bệnh ung thư phổi
– Không hút thuốc lá, thuốc lào.
– Tránh tiếp xúc với tia phóng xạ, bụi, khói.
– Thực hiện các biện pháp an toàn lao động.
– Ăn nhiều thức ăn có vitamin: rau xanh, quả tươi.
– Sử dụng thực phẩm bổ sung chứa Nano Curcumin chống gốc oxy hóa
Tìm hiểu ngay về Nano Curcumin để bảo vệ sức khỏe của bạn ngay hôm nay !
Việc áp dụng những phương pháp trên điều trị ung thư dạ dày gây ra rất nhiều tác dụng phụ thường khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn… nhiều trường hợp bệnh nhân mất vì cơ thể suy kiệt chứ không phải do ung thư.
Chính vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định thêm cho bệnh nhân sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng bổ sung và tăng cường sức đề kháng, giúp người bệnh giảm đau đớn, mệt mỏi và hạn chế tối đa những tác dụng phụ khác mà các phương pháp trên mang lại.