Mối nguy hiểm từ những khối u dạ dày
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
27/05/2020 -
Số lần xem
352
Nội dung bài viết
ToggleKhối u dạ dày là những u cục nổi lên trên bề mặt dạ dày, khi thành tế bào của niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Thông thường, các khối u lành tính (còn gọi là polyp) và ít gây hại cho người bệnh. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thích hợp, các u lành này có thể phát triển thành u ác tính, chính là căn bệnh ung thư dạ dày và nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Xem thêm:
Khối u lành tính dạ dày, không khó để chữa trị
1. Khối u dạ dày lành tính
Các khối u dạ dày lành tính trên bề mặt dạ dày thường có màu nâu nhạt. Chúng có thể xuất hiện số lượng từ vài cái cho đến hàng chục, hàng trăm hay thậm chí là hàng nghìn các khối u trong cơ thể người bệnh. Các khối u lành tính thường rải rác khắp dạ dày và ruột.
Khi phát hiện các khối u, bác sĩ sẽ ưu tiên cắt bỏ ở khu vực dạ dày trước, do đây là nơi có tỷ lệ chuyển thành bệnh ung thư dạ dày cao. Sau đó mới cắt bỏ dần khối u ở các vị trí còn lại.
Việc cắt bỏ khối u là cần thiết, giúp loại bỏ nguy cơ khối u chuyển thành ác tính và gây bệnh ung thư dạ dày.
2. Khối u dạ dày ác tính
Ung thư dạ dày là khi các khối u lành phát triển thành u ác tính, đây là một trong 10 căn bệnh ung thư thường gặp. Các biểu hiện của bệnh ở giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác như viêm loét dạ dày, người bệnh thường chủ quan không kiểm tra và đề phòng với sức khỏe của mình.
Bởi vậy, đa số các trường hợp khi phát hiện bệnh, thì ung thư dạ dày đã bước vào giai đoạn cuối, các khối u ác tính đã di căn đến những bộ phận khác trên cơ thể như gan, lách, xương, phổi, não,…
Các triệu chứng thường gặp của bệnh trong giai đoạn này là: sụt cân không rõ nguyên nhân, thiếu máu, suy nhược cơ thể, các cơn đau bụng quặn, đi ngoài ra phân có màu đen,…
Khối u ác tính ở dạ dày sau khi được phát hiện, người bệnh được làm các xét nghiệm lâm sàng và sinh thiết khối u để tăng khả năng chẩn đoán, điều trị chính xác hơn. Việc điều trị u ác tính cũng tùy theo từng giai đoạn.
Giai đoạn sớm: thực hiện phẫu thuật cắt hớt niêm mạc dạ dày, với cơ hội khỏi bệnh lên đến 99%, tỷ lệ lành bệnh sau phẫu thuật thường là 90%.
Giai đoạn muộn: khi các khối u phát triển hơn và bắt đầu di căn, thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u (có thể cắt bỏ phần dạ dày có khối u) và điều trị hóa chất (xạ trị, hóa trị). Đồng thời sử dụng các liệu pháp giảm đau cho người bệnh.
Như vậy, có thể thấy việc xuất hiện khối u dạ dày mang lại những nguy cơ tiềm ẩn, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Việc theo dõi các triệu chứng để phát hiện sớm là cực kỳ quan trọng. Điều này giúp tăng khả năng thành công trong điều trị loại bỏ các khối u, cũng như giúp người bệnh lựa chọn được những giải pháp cải thiện chất lượng cuộc sống, có sức khỏe tốt hơn.