Khối u dạ dày lành tính và ác tính
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
19/07/2020 -
Số lần xem
287
Nội dung bài viết
ToggleHiện nay, các thống kê của bệnh viện đang cảnh báo con số “khủng” về tỷ lệ mắc khối u dạ dày. Cùng tìm hiểu khối u lành và ác tính trong bài viết dưới đây
Xem thêm: Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Đừng chủ quan
1. Khối u dạ dày là gì?
Dạ dày là đoạn phình to của ống tiêu hóa, phía trên dạ dày là thực quản được tiếp nối qua tâm vị, phía dưới tiếp xúc với ruột non nhờ tá tràng. Khi lớp niêm mạc phủ lên mặt trong dạ dày bị tổn thương, phát triển quá mức tạo thành các khối u, tùy theo sự tiến triển của bệnh mà đó là khối u lành tính hay khối u ác tính. Nếu là khối u ác tính, đó chính là bệnh ung thư dạ dày.
2. Khối u dạ dày lành tính
Khối u dạ dày lành tính hay còn gọi là polyp xuất hiện ở đại tràng, dạ dày,… dày đặc từ ít nhất vài cái cho đến hàng nghìn cái. Phát hiện sớm được các khối u lành tính bạn sẽ được điều trị khỏi, tránh bệnh diễn tiến tới bệnh ung thư dạ dày bằng cách nội soi qua đường tự nhiên để cắt bỏ.
Khối u lành tính có đặc điểm xuất hiện các sắc tố nâu ở niêm mạc má, một số có ở 1 hoặc nhiều nơi dạ dày, ruột non, đại trực tràng. Khi bị xuất hiện khối u, nhất là ở dạ dày, bác sĩ sẽ cắt bỏ ngay vì nơi này thường có tỉ lệ ung thư cao, sau đó mới cắt và loại bỏ những vị trí còn lại.
Bệnh nhân sẽ có hàng chục, hàng trăm thậm chí đến hàng ngàn các khối u trong ruột già, dạ dày, ruột non. Bệnh thường xuất hiện các khối u trong ruột già trước ở tuổi dậy thì, tuy nhiên kể cả khi 33 tuổi, bệnh vẫn chưa có những triệu chứng. Những người khó có triệu chứng chiếm tới 2/3, còn lại thì có những biểu hiện như: Táo bón, đi cầu phân có lẫn máu, đau quặn bụng dọc theo khung ruột già, đầy hơi khó tiêu.
Việc cắt bỏ khối u là cần thiết để tránh nguy cơ chuyển thành ung thư. Các thống kê cho thấy khả năng khối u lành tính chuyển sang ung thư lên đến 15 – 20%. 1 khối u lành tính chỉ cần to khoảng 1cm là có nguy cơ mắc ung thư 10-15%.
- Ban đầu, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách chẩn đoán qua nội soi ruột già đường hậu môn, đồng thời lấy sinh thiết để xác định bệnh có chuyển qua ung thư không.
- Sau đó, bác sĩ tiến hành cắt bỏ khối u, sau 3-6 tháng kiểm tra lại bằng nội soi. 1-3 năm sau kiểm tra lại bằng nội soi phòng ngừa tái phát.
- Để phòng ngừa khối u lành tính hình thành, bác sĩ khuyên bạn nên tập luyện thể dụng đều đặn, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế thịt màu đỏ, bổ sung thêm calcium.
3. Khối u dạ dày ác tính
Khối u ác tính hay chính là bệnh ung thư dạ dày là những lớp áo phủ bên trong dạ dày bị mỏng đi. Bệnh thường gặp nằm ở vị trí thứ 10 những bệnh ung thư thường gặp. Tại Việt Nam, khi phát hiện bệnh thường tiến triển xâm lấn và di căn hạch lympho hay di căn xa.
Khối u ác tính do vi khuẩn Helicobacter Pylori gây nên thường xảy ra ở những người bị viêm loét dạ dày mãn tính mà không điều trị triệt để, nguy cơ mắc ung thư lên đến 10-20 lần so với người khỏe mạnh. Ngoài ra, đối với những người dạ dày bị teo mỏng, ăn mặn, hút thuốc lá, di truyền, đã trải qua phẫu thuật cắt một phần dạ dày trước đó, béo phì, nhiễm phóng xạ, … sẽ có nguy cơ bị ung thư cao.
Giai đoạn sớm đôi khi không có triệu chứng, hoặc các triệu chứng rất mơ hồ như chán ăn, mau no, đầy hơi, khó tiêu, nên dễ lầm với viêm loét dạ dày thông thường.
Khối u dạ dày ác tính có các triệu chứng như: Đau bụng trên rốn, sụt cân, ói ra máu, tiêu phân đen, buồn nôn, nôn ói thức ăn cũ,…
Bệnh được chẩn đoán bằng cách nọi sôi dạ dày qua đường miệng, sau đó bác sĩ lấy mẫu vùng dạ dày xem dưới kinh hiển vi để tăng khả năng chẩn đoán chính xác.
Khối u ác tính được chữa trị tùy theo từng giai đoạn bệnh:
- Giai đoạn muộn: Thực hiện phẫu thuật và điều trị hóa chất
- Giai đoạn sớm: Thực hiện phương pháp “cắt hớt niêm mạc dạ dày qua nội soi” – đây là phương pháp mới nhất hiện nay, không cần phải phẫu thuật cắt bỏ dạ dày mà cơ hội khỏi bệnh lên đến 99%. Tỷ lệ lành bệnh là 90%
Do đó, việc phát hiện sớm cực kỳ quan trọng, tăng khả năng thành công và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.