Chế độ ăn của người ung thư dạ dày trước và sau khi làm phẫu thuật
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
27/12/2019 -
Số lần xem
283
Nội dung bài viết
ToggleChế độ ăn của người ung thư dạ dày ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và hồi phục của người bệnh ung thư dạ dày.
Bởi vì sau quá trình phẫu thuật ung thư dạ dày, người bệnh thường chán ăn và tiêu hóa khó khăn nên thực phẩm cho người ung thư dạ dày cũng cần được lựa chọn kĩ lưỡng và tuân thủ khoa học.
Chế độ ăn của người ung thư dạ dày tùy theo từng giai đoạn điều trị, tình hình bệnh tật và thể trạng của người bệnh ung thư dạ dày mà sẽ có sự thay đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó, thực phẩm cho người bị ung thư dạ dày trước và sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày cũng không thể giống nhau.
Chế độ ăn của người ung thư dạ dày trước khi phẫu thuật
Một số triệu chứng lâm sàng mà người ung thư dạ dày mắc phải như người đờ đẫn, tiêu hóa kém, bụng chướng đau. Vì vậy trước khi tiến hành phẫu thuật ung thư dạ dày, người bệnh cần phải được đảm bảo thể chất ổn định để việc phẫu thuật được thuận lợi.
Người bệnh nên dùng các thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ với hàm lượng dinh dưỡng cao. Chế độ ăn của người ung thư dạ dày nên tăng cường lượng rau xanh non, hàm lượng protein và vitamin đa dạng: cá, thịt nạc, sữa…
Cần tránh những thực phẩm thô ráp, khó tiêu hóa với hàm lượng dinh dưỡng thấp. Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột, đặc biệt là trước khi mổ.
Chế độ ăn của người ung thư dạ dày sau khi phẫu thuật
Ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật thì bệnh nhân không nên ăn uống trong hôm đó. Sau khi bỏ ống có thể uống chút nước, mỗi lần khoảng 4-5 thìa, cứ 2 tiếng cho uống 1 lần. Nếu người bệnh không có phản ứng bất thường thì những ngày tiếp theo có thể uống thêm lượng chất lỏng vừa phải, khoảng 50-80ml/lần, sang ngày thứ 3 thì tăng lên mỗi lần từ 100-150ml.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật
Sau quá trình phẫu thuật ung thư dạ dày, người bệnh thường suy yếu và có các triệu chứng: thân nhiệt giảm, thân thể bứt rứt khó chịu, dạ dày và bụng chướng đầy, vết mổ chưa lành. Vì vậy khi ăn cần chia làm nhiều bữa nhỏ, thực phẩm cho người ung thư dạ dày cũng ưu tiên lựa chọn các loại dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng.
Mỗi ngày, người bệnh nên ăn từ 6-7 bữa, cách 2-3 tiếng ăn một bữa. Nên chọn các loại thức ăn như: trứng, súp rau, cháo, phở mềm…Sau khi ăn nên nghỉ ngơi từ 20-30 phút.
Sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày cho đến khi hồi phục thì chế độ ăn của người ung thư dạ dày nên đa dạng hơn với các loại cháo, mì…, chế biến ở dạng bán lỏng, hàm lượng protein ở mức bình thường, hàm lượng chất xơ thấp, giàu năng lượng, thức ăn tươi dễ tiêu hóa. Với thực phẩm giàu protein nên chọn cá tự nhiên để cơ thể người bệnh dễ hấp thu và cân bằng dinh dưỡng tốt.
Chế độ ăn uống của người ung thư dạ dày sau phẫu thuật nên chú ý các thực phẩm là rau xanh, gan động vật để giúp cơ thể tăng cường hấp thu vitamin và khoáng chất, giảm thiểu tình trạng thiếu máu sau phẫu thuật. Có thể lựa chọn các thực phẩm cho người ung thư dạ dày sau phẫu thuật như: thịt nạc, cá, trứng, đậu nành, rau xanh, táo tàu…
Giai đoạn này, người bệnh ung thư dạ dày cần được bồi bổ nhưng tránh không nên đại bổ bằng những thực phẩm nhiều chất béo: thịt mỡ, gà hay các thực phẩm quay. Đặc biệt, nếu quá trình trị liệu sử dụng thuốc hóa học thì cơ thể người bệnh có thể sẽ xuất hiện các phản ứng: ói mửa, tiêu chảy, bí đại tiện…Vì vậy, người bệnh cần kiêng hoàn toàn các loại thuốc lá, rượu và chất cay, chất kích thích và những thực phẩm chiên rán, tẩm hương liệu.
Nếu cơ thể người bệnh khí trệ với các biểu hiện như đầy bụng, chán ăn, tiêu hóa kém, bụng quặn đau…do tì vị kém thì nên kiêng các thực phẩm gây tắc khí, những thực phẩm chứa lượng carbohydrate cao, các chất béo, chất bổ nhiều hoặc những thực phẩm chế biến dưới dạng nướng, quay, chiên.
Bên cạnh đó, chế độ ăn của người ung thư dạ dày giai đoạn này cần kiêng các thực phẩm: lạc, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, gạo nếp, ba ba, thịt mỡ, gà vịt béo và các loại chế phẩm dầm muối.
Người bệnh tỳ vị suy yếu gây tiêu chảy, gầy yếu mệt mỏi, hấp thụ kém cần tránh những thực phẩm có tính hoạt huyết tiêu đạo như sơn trà hay củ cải, hoặc các thực phẩm nhiều dầu mỡ để tránh làm tổn thương tỳ vị.
Đối với người tỳ vị hư hàn với các biểu hiện như sợ lạnh, bụng đau nên kiêng các thực phẩm nhiều tính hàn như cua, hải sản… và tránh uống nước lạnh.
Như vậy, chế độ ăn của người ung thư dạ dày rất quan trọng. Việc ăn uống và tập luyện đúng cách, khoa học có thể giúp tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng, ngược lại nếu áp dụng sai có thể khiến bệnh tình trở nên xấu hơn. Bởi vậy bệnh nhân phải thật cẩn thận trong vấn đề ăn uống để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thêm CumarGold – chứa nano curcumin được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, giúp giảm viêm xung huyết, làm lành vết loét, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày.
Để được các dược sĩ tư vấn, liên hệ tổng đài 1800.1796 (trong giờ hành chính) hoặc hotline: 094.380.6556 (ngoài giờ hành chính)