Viêm Loét Đại Tràng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
-
Tác giả:
-
Ngày đăng:
09/08/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
180
Nội dung bài viết
ToggleViêm loét đại tràng là một bệnh lý mạn tính của đường tiêu hóa. Tình trạng này xảy ra khi niêm mạc đại tràng xuất hiện các ổ viêm, trợt và loét. Các tổn thương này gây ra nhiều triệu chứng phiền toái. Chúng cũng là nguy cơ của các biến chứng như thủng đại tràng, áp-xe đại tràng.
Các nguyên nhân ra viêm loét đại tràng
Việc xác định nguyên nhân viêm loét đại tràng đóng vai trò quan trọng, quyết định tới phác đồ điều trị. Các nguyên nhân gây bệnh phổ biến gồm có:
- Yếu tố di truyền: Có 30 gen trong cơ thể con người có thể tăng nguy cơ viêm loét đại tràng. Bởi thế, người có bố mẹ hoặc anh chị em mắc viêm loét đại tràng sẽ có khả năng bị bệnh này cao hơn.
- Chế độ ăn uống bất hợp lý: Viêm loét đại tràng có liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn uống. Việc ăn nhiều đồ sống, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc các vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Bên cạnh đó, những người uống nhiều rượu bia và nghiện thuốc lá cũng bị biến đổi hoạt động đường ruột. Từ đó, đại tràng của họ cũng dễ viêm loét hơn.
- Nhiễm vi khuẩn, virus, kí sinh trùng: Có rất nhiều loại vi khuẩn, vi trùng gây ra tình trạng viêm loét đại tràng. Chúng có thể xâm nhập thông qua đường ăn uống thường ngày. Một số loại vi khuẩn phổ biến có thể kể tới amip, giun tóc, giun móc, giun kim; trực khuẩn shigella, e.coli, vi khuẩn vibrio cholerae, vi khuẩn bệnh lao, virus rota, nấm candida…
- Sử dụng nhiều kháng sinh: Việc sử dụng thuốc kháng sinh, các thuốc NSAID và các loại giảm đau, kháng viêm để điều trị các bệnh về xương khớp hay các bệnh viêm nhiễm khác có thể khiến hệ vi sinh đại tràng bị biến đổi. Hại khuẩn có cơ hội sinh sôi mạnh mẽ và gây viêm loét đại tràng.
- Căng thẳng, stress kéo dài: Điều này khiến hệ thần kinh liên tục tác động làm gia tăng kích thích ruột và khiến đại tràng dễ bị viêm loét hơn.
Triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng
Thông thường người bị viêm loét đại tràng sẽ có biểu hiện tiêu biểu như:
- Đau quặn bụng dưới
- Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón)
- Phân có kèm máu tươi hoặc chất nhầy
- Chán ăn, mệt mỏi, sụt cân
Người bị viêm loét đại tràng do nhiễm khuẩn, virus hay có biểu hiện tiêu chảy. Các đợt tiêu chảy có tần suất mức độ khác nhau và có thể xen kẽ với các đợt không đi kèm triệu chứng khác.
Bệnh thường bắt đầu một cách âm thần. Sau đó, triệu chứng buồn đi ngoài tăng dần. Cơn đau bụng dưới cũng đi từ nhẹ tới nặng. Kèm theo đó tình trạng phân cũng trở nên bất thường hơn.
Nếu vết loét nằm ở vùng cuối của đại tràng hay còn gọi là đại tràng sigma, phân có thể vẫn bình thường. Một số trường hợp phân hơi cứng và khô. Tuy nhiên, phân sẽ kèm theo máu hoặc dịch nhầy giống nước mũi có màu hồng. Chất nhầy này chính là bạch cầu và hồng cầu ứa ra từ các vết loét. Một số trường hợp có thể đi ra chất nhầy giữa các lần đi ngoài. Các triệu chứng khác hầu như không có hoặc rất nhẹ.
Nếu vết loét nằm ở đoạn trên của đại tràng, bệnh nhân thường gặp tình trạng phân lỏng hoặc nát. Người bệnh đi vệ sinh hơn 10 lần trong 2 ngày. Cảm giác mỗi lần đi vệ sinh rất khó chịu, giống như chưa đi hết phân. Có lần sẽ chỉ đi toàn nước hoặc chất nhầy.
Đối với trường hợp viêm loét đại tràng do nhiễm độc, biểu hiện tiêu biểu là tiêu chảy dữ dội. Bệnh nhân sốt cao kèm theo đau bụng. Kèm theo đó, người bệnh mệt mỏi do mất nước.
Các cách điều trị viêm loét đại tràng mới nhất hiện nay
Điều trị viêm loét đại tràng bằng thuốc
Các loại thuốc được chỉ định giúp giảm triệu chứng hoặc diệt vi khuẩn, virus (nếu có). Thông tin dưới đây chỉ có tính chất tham khảo, để sử dụng thuốc bệnh nhân cần có đơn của bác sĩ:
- Thuốc chống viêm: Sulfasalazine, Corticosteroid
- Thuốc kháng sinh diệt khuẩn, kí sinh trùng, virus, nấm: Metronidazole, Ciprofloxacin, Rifaximin.
- Thuốc giảm đau đại tràng
- Lợi khuẩn
- Thuốc điều trị tiêu chảy (Loperamide)
- Oresol bù nước khi tiêu chảy ồ ạt
- Thuốc điều hòa miễn dịch: Infliximab, Cyclosporine, Azathioprine
- Một số vitamin (sắt, B12)
Phẫu thuật
Trong trường hợp điều trị nội khoa bằng thuốc không đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho người bệnh. Đặc biệt, khi bệnh viêm loét đại tràng đã chuyển qua giai đoạn biến chứng thì việc phẫu thuật càng trở nên cần thiết. Nó sẽ giúp người bệnh hạn chế nguy cơ phải đối mặt với ung thư đại tràng.
Viêm loét đại tràng kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, ăn uống khoa học, kiêng khem đúng cách cũng giúp người bệnh tăng hiệu quả điều trị. Cụ thể người bị viêm loét đại tràng nên kiêng ăn các thực phẩm sau:
- Hạn chế ăn hoa quả tươi và rau xanh để giảm chất xơ cũng như giảm nguy cơ nhiễm thêm vi khuẩn gây hại.
- Kiêng sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…) cho tới khi cầm được tiêu chảy.
- Kiêng tuyệt đối rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích như thuốc lá, caffeine…
- Kiêng ăn thực phẩm nhiều đường (nước ngọt, đồ ngọt đóng hộp) và các thực phẩm cay nóng
- Kiêng ăn hải sản tươi sống, đồ ăn nhiều giàu mỡ
- Không ăn thực phẩm để qua đêm, thực phẩm ôi thiu, đồ ăn lên men.
Ngoài ra, để cải thiện bệnh viêm loét đại tràng, bệnh nhân có thể uống nước ép hoa quả. Mặc dù không thể ăn hoa quả tươi nhưng nước ép hoa quả lại khá tốt cho người viêm loét đại tràng. Nó đã được loại bỏ bớt chất xơ và rất giàu vitamin khoáng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên ăn các đồ hầm mềm, súp, cháo để hệ tiêu hóa được giảm áp lực làm việc. Đây cũng là cách giúp bệnh viêm loét đại tràng được cải thiện tốt hơn.