Viêm đại tràng kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh tốt nhất?
-
Tác giả:
-
Ngày đăng:
29/07/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
512
Nội dung bài viết
ToggleTheo thống kê của bộ Y tế, Việt Nam có tỷ lệ người mắc các bệnh về đại tràng cao gấp 4 lần ở Châu Âu. Dựa trên kết quả điều tra, tính đến thời điểm hiện tại, nước ta có hơn 4 triệu người mắc viêm đại tràng mãn tính. Có rất nhiều tác nhân khiến cho hệ tiêu hóa bị tổn thương nhưng chủ yếu là đến từ chế độ ăn của người bệnh. Vậy viêm đại tràng kiêng ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu dưới góc nhìn chuyên gia nhé!
1. Những lưu ý về chế độ ăn uống cho người bị viêm đại tràng
Thực đơn dành cho người đau đại tràng cần phải được xây dựng kỹ lưỡng. Do không biết rõ rằng cần cho bệnh nhân đau đại tràng kiêng ăn gì, nên chúng ta thường mặc định cứ ăn nhiều rau, bổ sung nhiều chất xơ là tốt cho người bệnh. Tuy nhiên, nhận định là sai lầm bởi nếu trong thời kỳ bệnh bùng phát ăn quá nhiều chất xơ chỉ khiến người bệnh khó tiêu và mệt mỏi do phải đi đại tiện nhiều.
Chế độ ăn cho người bị đại tràng phụ thuộc vào tình hình và giai đoạn bệnh.
1.1 Người khó đại tiện, táo bón
Với các trường hợp này thì cần phải bổ sung thêm muối khoáng, chất xơ và vitamin. Tuy nhiên, chỉ ăn một lượng vừa đủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng, ăn quá nhiều gây tác dụng ngược. Bệnh nhân có thể chia nhỏ các bữa ăn chính thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn no làm cho dạ dày và đại tràng bị dồn nén, gây tức bụng, khó tiêu. Một số loại rau rất tốt cho những ca bệnh táo bón là: rau muống, bí đao, rau cải, rau ngót và các loại nước ép hoa quả tươi.
1.2 Người bị tiêu chảy
Như đã nói ở trên, không phải ai bổ sung nhiều chất xơ cũng tốt. Đối với các bệnh nhân có dấu hiệu tiêu chảy, các chuyên gia hoàn toàn không khuyến cáo bổ sung nhiều chất xơ bởi bã rau, củ, quả đi xuống ruột già cọ xát và các vết viêm nhiễm, các ổ loét ở đại tràng.
1.3 Người không xuất hiện triệu chứng
Đối với các bệnh nhân không phát sinh đau bụng hay gặp khó khăn trong việc đi ngoài thì ở trường hợp này đau đại tràng nên kiêng gì? Bên cạnh việc phải bổ sung đầy đủ protein, năng lượng và các vi chất khác, người bệnh nên tránh các thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều chất kích thích (caffeine, cồn)…
Ngoài ra, người bị đau đại tràng nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu Omega – 3, các loại đồ ăn lên men sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh nên chuyển sang ăn thêm bột yến mạch, không nên ăn nhiều ngũ cốc để nguyên hạt to, sẽ gây ra chướng bụng.
2. Bị viêm đại tràng kiêng ăn gì?
Mặc dù mắc đau đại tràng có thể khiến cho người bệnh bị sút cân nhanh chóng và trở nên hốc hác, nhưng người nhà không nên quá sốt ruột, ép bệnh nhân ăn nhiều để lại sức. Chính những điều đó đã vô tình khiến tình trạng bệnh trở nên xấu đi do ăn quá nhiều tạo áp lực lên đại tràng và ăn phải các thực phẩm gây hại cho bệnh.
Vậy người bị viêm đại tràng ăn kiêng gì?
- Người bệnh phải tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia, đồ uống có hàm lượng caffeine cao và đồ ăn quá nhiều đường bởi chúng sẽ khiến cho đại tràng bị kích ứng, gây cảm giác chướng bụng, đầy hơi.
- Hạn chế dung nạp dầu mỡ động vật. Bởi ở mức độ nhẹ, mỡ động vật sẽ gây ợ hơi, chướng bụng; nặng thì vết viêm loét ở ruột già sẽ nặng hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Các loại đồ ăn cứng, thô cũng sẽ gây đau đớn cho người bệnh đại tràng. Cụ thể, các thức ăn này khi đi xuống ruột già sẽ cọ xát gây viêm, đồng thời kích thích niêm mạc tăng cảm giác khó chịu.
- Các loại đồ ăn cay nóng gây kích ứng, bỏng ruột. Sau khi ăn người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân nên thiết lập cho mình một thực đơn ăn uống khoa học và xây dựng lối sống lành mạnh để hỗ trợ tình trạng bệnh tốt hơn.
3. Những lưu ý khi chăm sóc người bị đau đại tràng
3.1 Thay đổi thói quen ăn uống
Bên cạnh việc lưu tâm các loại đồ ăn cần bổ sung và tránh thì người bệnh cần phải có một chế độ ăn hợp lý, một thói quen ăn uống không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Người bệnh cần tuân thủ một số quy tắc sau:
- Không ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Uống đủ lượng nước cần có trong một ngày (tối thiểu 2l) để bù lại nước và khoáng.
- Ăn các loại thực phẩm ở dạng lỏng, mềm.
- Hạn chế vận động mạnh sau ăn.
3.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt
Ngoài việc thay đổi thói quen ăn uống thì việc xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp hạn chế được rất nhiều các tác động xấu đến hệ tiêu hóa.
- Người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc.
- Tránh thức khuya, dậy muộn. Nên ngủ đủ giấc và thức dậy đúng giờ để cơ thể đào thải được các chất dư thừa.
- Tuyệt đối không được dùng các thực phẩm chứa các chất kích thích như: caffeine, cồn, ga…
3.3 Tích cực tập thể dục
Lười luyện tập không chỉ khiến cho bản thân chúng ta bị ỷ lại, đầu óc kém nhanh nhạy mà còn ảnh hưởng đến cơ bắp và xương khớp.
Người bệnh đau đại tràng nên tập theo chế độ sau:
- Luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng, các bộ môn không phải vận động mạnh như: yoga, đi bộ…
- Thời gian luyện tập khoảng 15 -30 phút.
- Nên tập trung luyện các động tác ở vùng bụng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề “viêm đại tràng kiêng ăn gì?” để bạn đọc tham khảo. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc, bảo vệ đường ruột. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở đường tiêu hoá, hãy liên hệ đến các chuyên gia y tế để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.